Tình yêu có sức mạnh biến đổi - Cha Mễn kể chuyện cho các gia đình – Sách 27

Thứ hai - 22/01/2024 05:40
Tình yêu có sức mạnh biến đổi - Cha Mễn kể chuyện cho các gia đình – Sách 27
Tình yêu có sức mạnh biến đổi - Cha Mễn kể chuyện cho các gia đình – Sách 27
Lm. Phêrô NguyễnVăn Mễn
(sưu tầm)


Tình yêu có sức mạnh biến đổi

(Cha Mễn kể chuyện cho các gia đình – Sách 27)
Nguồn:

https://linhmucmen.com/news/chuyen-ke-gia-dinh/

---------------------------------

*** Đọc các bài của Lm. Mễn:
1. Vào Facebook.com; tìm: Nguyễn Mễn;
hoặc https://www.facebook.com/ nguyen.men.71;
2. Vào Internet: Youtube, Google, Cốc Cốc, Safari, hoặc Yahoo.com;
tìm: Cha Mễn, Cha Mễn kể chuyện, hoặc linh mục Mễn
3. https://linhmucmen.com
4. Email: mennguyen296@gmail.com
5. ĐT: 0913 784 998 có zalo; 0394 469 165

**** "Bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người” (Galata 6,10)

**** Lạy  Chúa, xin hãy hoàn thành nơi con những ý định của Chúa. Và xin ban cho con ơn: Không làm trở ngại ý định của Chúa do hành vi của con. Lạy Chúa, con muốn điều Chúa muốn, chỉ vì Chúa muốn, như Chúa đã muốn và tới mức độ Chúa muốn. Amen.


---------------------------------

Mục Lục:

Bài 1: Chuyện thời sự trên một chuyến xe đò. 2
Bài 2: Hậu qủa của cách sống thục dụng hôm nay. 5
Bài 3: Chuyện bên lề của một buổi đi mua sắm.. 7
Bài 4: Chuyện nhà lãnh đạo đầu tiên Nước Ireland chặt một bàn tay. 10
Bài 5: Nỗi niềm tâm sự của một cô gái trẻ. 12
Bài 6: Sự giằng co của một người thành đạt trong xã hội 15
Bài 7: Thiên Chúa ta không hề trông thấy, nhưng tại sao lại tin có Ngài 20
Bài 8: Vua các loài Mèo đi hành hương thánh địa Mecca. 22
Bài 9: Cuộc đối thoại giữa ông nhà giàu và vị đạo sĩ 24
Bài 10: Chiêm ngưỡng một thế giới văn minh, khoa học tiến bộ vượt bậc. 28
Bài 11: Bức tường Bá Linh. 30
Bài 12: Những khuyết điểm của Chúa Giêsu. 32
Bài 13: Tình yêu có sức mạnh biến đổi 36
Bài 14: Chuyện bán đấu giá một bức tranh. 39
Bài 15: Óc bè phái và cục bộ. 44
Bài 16: Chuyện Mẹ Têrêxa có con mắt thứ ba. 46
Bài 17: Chàng trai muốn có vợ, phải có ba chìa khóa. 48
Bài 18: Ý nghĩa thần học của con số 3, 7, 12 và 40 trong Kinh Thánh. 52

----------------------------


 

Bài 1: Chuyện thời sự trên một chuyến xe đò

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình  Bài 634)

Bạn thân mến,

Có lần, tôi có dịp đi trên một chiếc xe đò. Vì đoạn đường khá dài, và thời gian cũng đã lâu, nên thỉnh thoảng tài xế cũng tìm chỗ, để cho xe nghĩ.

Khi xe vừa dừng lại, thì có nhiều người chạy đến bên xe, chào mời đủ thứ món hàng.

Có một người chậm chạp hơn, cũng đến bên xe. Anh ta không chào mời món hàng nào, trên tay cầm một chiếc nón đã cũ. Không phải anh ta bán nón, nhưng anh ta dùng chiếc nón để xin những người trên xe, nếu có lòng hảo tâm, thì cho anh một chút ít tiền, bỏ vào chiếc nón cũ đó.

Anh đi từ đầu xe đến cuối xe, rồi sang những chiếc xe khác, anh cũng làm như thế.

Xe tiếp tục chuyển bánh, tiếp tục hành trình. Bỗng lòng tôi có đôi chút miên man suy nghĩ:

Dường như những người ngồi trên xe, không nhìn thấy anh ta, cũng không nghe được những lời van xin của anh ta, nên họ cũng không có một sự đáp ứng nào, theo những lời van xin đó của người hành khất.

Không phải những người trên xe không sáng mắt, nhưng trong tường hợp này, thì họ mới không nhìn thấy thôi.

Không phải họ bị câm điếc, nhưng trong trường hợp này, thì họ mới không nghe, và cũng không nói được thôi.

*****

Chúng ta vừa chứng kiến một người câm điếc được tháo mở trong Tin Mừng theo thánh Marcô (Mc 7, 31-37).

Chúa Giêsu kéo anh ra khỏi đám đông, rồi sờ vào tai và lưỡi anh ta. Người bảo: "Hãy mở ra".

Lập tức lưỡi và tai anh ta được tháo cởi.

Ngài muốn đem anh ra một nơi riêng biệt, không bị những thứ ồn ào khác làm náo động, không bị bao nhiêu người khác che lấp, trói buộc.

Ngài muốn chỉ có riêng anh ta với Ngài, thì anh ta mới có thể nghe được Lời Ngài phán bảo.

Điều quan trọng là anh ta đã chịu bước đi theo Ngài, không một chút cự tuyệt. Nên anh ta đã được chữa lành.

*****

Ngày hôm nay, còn biết bao nhiêu người câm điếc, nhưng họ đành bó tay.

Trái lại, có những người, tai vẫn mở, nhưng không nghe gì hết, miệng vẫn mở và vẫn nói rất nhiều, nhưng họ lại không nói được những điều cần thiết để nói.

Đó là vì, những người đó không nghe được những lời nói cần phải nghe. Họ cũng không nói được những lời tốt đẹp với những người chung quanh, mà chỉ biết nói những lời khiến người ta phải đau khổ, khó chịu….

Mỗi người trong chúng ta hãy nhìn lại mình xem:

- Hiện giờ, mình đang nghe, hay là  không nghe được gì.
- Còn môi miệng chúng ta, đang mở và luôn phát ra những âm thanh, nhưng là những âm thanh gì. Đó có phải là những lời nói thật sự, hay chỉ là những âm thanh rỗng tuếch, hay là những âm thanh, mà bao nhiêu người nghe phải bịt tai của họ lại và chạy trốn chúng ta.

*****

Biết bao lần, chúng ta đã để cho những tiếng động của cuộc sống vật chất, những tiếng động của những lời nói êm tai, những lời nịnh hót, tiếng động của những lời nói chìu theo sở thích, chìu theo ý muốn của mình, những tiếng động đó làm ù tai, khiến chúng ta không còn nghe được gì khác nữa.

Còn những tiếng động của những đồng tiền, qua công việc kinh doanh làm ăn, tiếng động của những bước chân cố vươn lên cách bất chính và chà đạp kẻ khác.

Ngoài ra, âm thanh của những trận cười mãn nguyện, của những lời nói say sưa trong chiến thắng, nhất là khi thấy người khác thất bại.

Tất cả những tiếng động đó, đã làm cho chúng ta trở thành những người điếc. Mặc dù vẫn nghe, nhưng không nghe được những gì Chúa muốn nói qua công việc hằng ngày, qua những người chung quanh.

Chính vì không chịu nghe, mà chúng ta lại trở thành một người câm, vì lưỡi đã bị trói buộc, bởi những lợi nhuận của cuộc sống, bởi danh dự trần gian nầy.

Đó là những lúc chúng ta không dám nói sự thật, khi sự thật đó làm cho chúng ta mất đi một phần lợi nhuận nào đó, có thể về tiền bạc, hay về danh dự, hoặc địa vị trong xã hội.

Đó là vì sự ích kỷ đã trói buộc con người, trói buộc miệng lưỡi, không cho chúng ta nói.

Còn những lúc nóng giận, đưa đến sự ngoan cố, thay vì những lời nói tốt đẹp, chúng ta lại thốt ra những lời nói chua cay, gắt gỏng, những lời nói khó nghe.... Chính sự ngoan cố, và những thành kiến trói buộc miệng lưỡi chúng ta.

Có những lần Chúa Giêsu muốn tách rời chúng ta ra khỏi đám đông, tránh xa những tiếng ồn ào đó, xa khỏi những trói buộc đó, để Ngài chữa chúng ta khỏi chứng câm điếc.

Chính những lúc chúng ta biết lắng nghe và biết sống thật với những gì mình nghe, như những lúc chúng ta biết nói những lời tốt đẹp, yêu thương từ con tim chân thành, nói những lời động viên an ủi, nói những lời chân thật, thì đó là những lúc chúng ta đã để cho Chúa dẫn chúng ta đi, tách ta ra khỏi đám đông và Ngài sẽ phán với ta: "Hãy mở ra".

Lạy Chúa, xin mở tai con, để con biết lắng nghe tiếng Chúa trong mọi hoàn cảnh. Xin mở miệng con, để con biết nói những lời yêu thương chân thật với anh em hằng ngày sống bên cạnh con. Amen.

---------------------------------

 

Bài 2: Hậu qủa của cách sống thục dụng hôm nay

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình  Bài 635)

Bạn thân mến,

Những nhà đạo đức hôm nay, dường như không bằng lòng với cách suy nghĩ và hành động của đa số các bạn trẻ hôm nay về vấn đề tôn giáo.

Bởi vì, cách hiểu việc thờ phượng của họ hiện nay có vẻ phàm tục, nhiều hơn là tính thánh thiêng.

Chẳng hạn:

Nếu hỏi họ lý do nào bạn tới Nhà Thờ hay, ta sẽ nhận được nhiều câu trả lời đại loại như:

“Đi nhà thờ, đi chùa để gặp gỡ nhiều người, đi lễ để có dịp mặc áo mới. Nếu tích cực một chút, thì sẽ được nghe là đến nhà thờ, chùa chiền thấy được cái tâm bình an hơn".

Ngược lại, có người lại bảo theo đạo làm chi cho khổ, là tại tâm là được rồi: Đi lễ, đi chùa, không quan trọng, mà quan yếu là sống tốt là được . . .

Họ cho rằng:

Theo đạo làm chi cho khổ, phải đi lễ hằng ngày, hằng tuần, ở nhà ngủ có phải sướng hơn không ?...

Và theo đạo làm chi, để rồi bị ràng buộc bởi quá nhiều lề luật...

*****

Có một lần, nói chuyện với một người bạn công giáo, tôi hỏi: “Theo bạn, tôn giáo nào là tốt nhất?”.

Tôi nghĩ là bạn ấy sẽ trả lời là: “Thiên Chúa giáo” là tốt nhất.

Thế nhưng anh bạn ấy trả lời: “Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa mình đến gần Đấng Tối Cao nhất, là tôn giáo biến mình thành con người tốt hơn”.

Quả thực, một tôn giáo tốt, là phải biến các môn sinh thành những con người biết thương cảm hơn, biết theo lẽ phải hơn, biết từ bỏ hơn, dịu dàng hơn, nhân hậu hơn, có trách nhiệm hơn, có đạo đức hơn....

*****

Trong Tin Mừng hôm nay (Mc 8, 27-35), Chúa Giêsu hỏi các môn đệ và Ngài cũng đang hỏi từng người chúng ta nữa:

“Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”

Chúa Giêsu vẫn tôn trọng tự do của các môn đệ. Ngài vẫn hằng tôn trọng tự do của chúng ta hôm nay. Ngài mời gọi chúng ta, chứ không ép buộc.

Nhưng đã tin theo Ngài thì phải chấp nhận từ bỏ, phải hy sinh, phải vác thập giá, phải đi qua cửa hẹp và phải sống thanh thoát với của cải trần gian.

Nghĩa là, Ngài vẫn đòi hỏi chúng ta phải sống vượt lên trên những nhu cầu thể xác tầm thường, phải sống mà biết làm chủ bản năng của mình, biết hy sinh, bằng những khổ chế, để sống như những con người tự do đích thực, không bị những đam mê, danh lợi thú ràng buộc, không bị những cám dỗ tội lỗi làm mất lương tri, mất phẩm giá cao qúy của con người.

Đây chính là đòi hỏi của Tin mừng. Nhưng đòi hỏi này, có khi lại vượt sức của con người, nếu không có ơn Chúa, thì con người chúng ta sẽ khó có thể vượt qua được những đòi hỏi gắt gao đó.

Phêrô và các môn đệ đã nhận ra: Thầy là Chúa, là Đấng hằng sống, và các ông còn hiểu rằng: “Ai bước đi theo Thầy, thì sẽ không phải chết đời đời”.

Đây là điều đã giúp các ngài dám đánh đổi cuộc đời này, để đổi lấy hạnh phúc bất diệt đời sau.

Các ngài đã dám khước từ vinh hoa phú quý đời này, để nhận lãnh triều thiên vinh hiển nơi quê trời.

*****

Vâng, cuộc đời này rồi sẽ đi qua. Tiền tài, danh vọng, lạc thú...  tất cả chỉ là phù vân. Cái chết sẽ làm chúng ta phải đoạn tuyệt với tất cả.

Nhưng cuộc đời của chúng ta sẽ không dừng lại ở cái chết. Cái chết sẽ là ngưỡng cửa, mở ra sự sống vĩnh cửu.

Và ở cõi đời đời, con người sẽ phải đau khổ hay sẽ được hạnh phúc, lại tuỳ thuộc ở cuộc đời hôm nay.

Vì thế, nếu bạn chọn sự sống đời đời, thì phải từ bỏ tham sân si, từ bỏ mọi đam mê bất chính...

Từ bỏ nào, cũng đòi hỏi phải hy sinh, đòi hỏi phải khổ chế, để có thể vượt thắng mọi cám dỗ.

Các tông đồ đã vượt thắng tất cả, vì tin rằng: Chúa là Đường, là sự thật, là sự sống.

Các Ngài đã từ bỏ mọi sự để theo Chúa, còn chúng ta có dám vì sự sống bất diệt ngày mai bên Chúa, để can đảm từ khước những đam mê bất chính, những bon chen danh lợi thú, để sống theo giáo huấn của Chúa hay không?

Ta luôn nên nhớ điều này: Hạnh phúc hay đau khổ mai sau, là tuỳ thuộc vào sự chọn lựa của chúng ta hôm nay?

Ước gì chúng ta có cái nhìn đức tin như Phêrô, để làm chứng cho thế giới hưởng thụ hôm nay về một cuộc sống hạnh phúc trường sinh mai sau.

Xin cho những người tin vào Chúa biết sống, và biết biểu lộ niềm tin của mình qua đời sống công bình, bác ái và yêu thương.

Lạy Chúa, xin giúp con hiểu biết Chúa hơn, qua các giáo huấn của Chúa, để con biết vác thập giá hằng ngày mà đi theo Chúa. Và xin cho con cũng được vào hưởng vinh quang hạnh phúc đời đời bên Chúa sau nay. Amen.

------------------------------------------

 

Bài 3: Chuyện bên lề của một buổi đi mua sắm

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình  Bài 636)

Bạn thân mến,

Có hai vợ chồng cùng đi mua bàn ghế, để trang bị nội thất cho ngôi nhà vừa mới xây xong.

Người vợ thì thích sắm những đồ mộc thuộc nhóm gỗ kém, nhưng có phủ lớp sơn láng bóng, đẹp mắt.

Còn người chồng thì lại muốn chọn loại bàn ghế đóng bằng gỗ quý, chẳng cần sơn phết gì, vì cho rằng: “Tốt gỗ, hơn là tốt nước sơn.”

Việc mua sắm cuối cùng là bất thành, vì mỗi người có một thị hiếu khác nhau, có một cách đánh giá khác nhau.

*****

Khi nhận định về giá trị con người cũng vậy:

Người ta cũng có những cách đánh giá khác nhau, dựa vào những tiêu chí khác nhau. Có người đánh giá con người, chiếu theo những lớp sơn hào nhoáng bên ngoài:

1. Lớp sơn thứ nhất là sắc đẹp: Một số người đánh giá con người tùy theo sắc đẹp ngoại hình.

Thần tượng của họ là những ngôi sao điện ảnh, là những hoa hậu, là những ca sĩ ăn mặc lố lăng, hoặc những người mẫu đang ăn khách…

Điều nầy, khiến cho khá đông bạn trẻ xem nhẹ việc trau dồi nhân cách, không màng phát huy đạo đức, không lo trau dồi kiến thức hay học tập, mà chỉ lo tìm cách chưng diện, đua đòi y phục hợp thời trang…

2. Lớp sơn thứ hai là sang trọng, giàu có: Lắm người đánh giá con người tùy theo tiền bạc, tài sản.

Thần tượng của họ là những đại gia nghìn tỷ. Điều này thúc đẩy người ta đua tranh đi làm giàu bằng bất cứ cách nảo, kể cả những các bất chính. Họ cố mua cho mình những siêu xe, sang trọng, cố xây cho mình những biệt thự xa hoa, hoặc tìm cách sở hữu những ngôi nhà hoành tráng, những đồ trang sức xa xỉ, đắc tiền…

3. Lớp sơn thứ ba là địa vị xã hội: Nhiều người cho rằng: Giá trị con người là nằm ở địa vị cao, nên cần phải phấn đấu, để đạt được ghế cao trong xã hội.

Ngay cả các môn đệ của Chúa Giê-su cũng mang não trạng này.

Trong bài Tin Mừng hôm nay (Mc 9, 29-36), thánh Marcô  cho biết:

Hôm ấy, các môn đệ vừa đi đường, vừa tranh luận với nhau, xem giữa các ông, ai là người lớn nhất.

Ngay cả khi các tông đồ, cùng Chúa Giê-su ăn bữa tiệc Vượt qua, trước khi Ngài nộp mình chịu chết, mà các vị còn “tranh cãi nhau thật sôi nổi, xem ai trong Nhóm được coi là người lớn nhất” (Lc 22,24)

Và cũng có lần, hai môn đệ Gioan và Gia-cô-bê, cùng với mẹ mình, đến xin Chúa Giê-su cho được ngồi bên tả, bên hữu của Chúa, khi đến thời Ngài được hiển vinh (Mt 20, 20-24; Mc 10, 35-37).

4. Cách đánh giá của Thiên Chúa: Chúa Giê-su đánh giá, tùy vào tinh thần hy sinh, phục vụ.

Chúa Giê-su phản đối não trạng đánh giá con người dựa vào lớp sơn hào nhoáng bên ngoài.

Ngài đánh giá con người không tùy thuộc vào vẻ đẹp ngoại hình, vào tiền tài của cải, vào ghế thấp ghế cao trong xã hội… nhưng đánh giá con người tùy theo tinh thần hy sinh, phục vụ của mỗi người:

Hôm ấy, sau khi Chúa Giê-su nghe các môn đệ vừa đi đường, vừa tranh cãi với nhau, xem giữa các ông, ai là người lớn nhất, thì khi về tới nhà, Ngài gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người (Mc 9,35).

Và trong Tin mừng Lu-ca, sau khi nghe các môn đệ tranh cãi với nhau về điều này, Chúa Giê-su đã bảo các ông: “Vua trong các dân thiên hạ thì dùng uy quyền, mà thống trị dân… nhưng anh em thì không phải như thế; trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ nhất. Còn kẻ làm đầu, thì phải nên như người phục vụ” (Lc 22, 25).

*****

Qua những lời này, Chúa Giê-su đã tỏ cho thấy: Giá trị đích thực của con người được nâng cao, khi người ta biết hạ mình phục vụ mọi người.

Khi suy nghĩ đến đây, thì chúng ta đã thấy, là mình nên theo cách đánh giá nào  rồi:

- Lối đánh giá con người dựa vào những lớp sơn hào nhoáng bên ngoài, thì sẽ gây ra những hậu quả tai hại, là khuyến khích nhiều người chỉ lo tìm cách đánh bóng mình, bằng những lớp sơn phù phiếm, tạo ra cho xã hội những con người thiếu phẩm chất cao đẹp, nghèo đạo đức…

- Còn cách đánh giá dựa vào tinh thần phục vụ của Chúa Giê-su, thì sẽ khích lệ con người sống khiêm tốn, biết cống hiến, biết hy sinh quên mình, để giúp ích cho tha nhân.

Lạy Chúa Giê-su, con biết: từ bỏ cách đánh giá dựa theo lớp sơn bên ngoài, để biết đánh giá con người theo tinh thần hạ mình phục vụ, là điều rất khó.

Nhưng xin Chúa ban thêm cho con ơn khôn ngoan, để con biết nhận ra giá trị đích thực của con người, là không tùy thuộc vào lớp vỏ bên ngoài, để con biết can đảm chọn lựa một cách sống, biết hy sinh, phục vụ như Chúa đã dạy. Amen.

------------------------------------------

 

Bài 4: Chuyện nhà lãnh đạo đầu tiên Nước Ireland chặt một bàn tay

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình  Bài 637)

Bạn thân mến,

Ngày xửa, ngày xưa, có một đoàn thám hiểm từ lục địa Châu Âu, đi tìm đất mới.

Bạn biết gì về hòn đảo Ireland ngày nay (đảo lớn thứ nhì trong Quần đảo Anh) ?

Nhà lãnh đạo của họ là một người phiêu lưu với số mệnh. Ông tuyên bố: Bàn ta của ai đụng tới đất đầu tiên, thì người đó sẽ là chủ toàn thể lãnh thổ.

Một người trong nhóm tên là O.Y. Feil quyết tâm dành cho được đất mới. Ông rán sức chèo, nhưng một chiếc thuyền của đối thủ đã rượt đuổi theo ông, và đã bắt kịp ông, rồi qua mặt ông.

Ông có thể làm gì?

Người đàn ông tinh thần mạnh mẽ, ý chí sắt đá này, liền buông mái chèo, cầm lấy cây búa, chặt bàn tay trái, và liệng lên bờ.

Như thế, ông là người đầu tiên, đụng vào đất mới, và nó phải là của ông.

*****

Tôi kể câu chuyện đẫm máu và rùng rợn này, nhằm để giúp chúng ta hiểu được những lời đẫm máu và rùng rợn của Đức Giêsu, trong bài Tin Mừng hôm nay:

“Nếu tay bạn làm cớ cho bạn phạm tội, thì hãy chặt nó đi. Thà bạn tàn tật, mà được vào được cõi hằng sống, hơn là có đủ hai tay, mà phải vào hoả ngục”. (Mc 9,43.47-48).

Chúa Giêsu muốn nói điều gì ở đây?

Người muốn nói rằng: Những ai theo Người, thì phải sẵn sàng hy sinh, cả những cái gần gũi nhất, thân yêu nhất. Đừng vì nó mà bất tuân luật Chúa, do phạm tội.

Tất nhiên, điều Chúa muốn nói, không phải là cắt tay, chặt chân, hay móc mắt, hiểu theo nghĩa đen. Mà đây chỉ là cách nói của Người để nhấn mạnh, để gây ấn tượng mạnh mẽ trên chúng ta, để chúng ta hiểu rằng Nước Thiên Chúa, Đất Vĩnh Cửu mà chúng ta muốn đạt được, thì quý giá vô cùng, xứng đáng với mọi hy sinh.

Để chiếm được Nước trời, chúng ta phải sẵn sàng làm một vài việc quyết liệt, có thể đau đớn như chặt chân, cắt tay.

- Đối với một số người, xa lìa một vài món đồ vật chất, yêu quý cũng có thể gây đau đớn, như cắt một bàn tay.

Tuy nhiên Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng: Nếu chúng ta cho người đói ăn, cho kẻ khát uống, cho người không nhà ở trọ… hay khi chúng ta phải làm một vài hy sinh thời gian, công sức, tài chánh… để nâng đỡ Giáo hội Chúa, để cộng tac vào công cuộc truyền bá đức tin… Những cái đó thường cũng gây nên đau đớn. Những hy sinh đó làm đẹp lòng Chúa và sẽ chiếm đoạt Nước trời. Những hy sinh đó có khi gây đau đớn như cắt một bàn tay.

Hay, với một người nghiện rượu, bỏ một chai rượu hay chỉ một ly thôi, thì cũng có thể gây khổ sở cho anh ta không phải là ít. Nhưng để làm đẹp lòng Chúa, thì anh phải bỏ thôi.

Hay, chúng ta thích ngủ nướng trên giường, vào buổi sáng Chúa nhật, hơn là đi lễ. Cố gắng, chiến đấu để vượt thắng tính lười biếng này, có thể gây phiền phức, khó chịu ở một mức độ nào đó. Nhưng đó là phương cách cần phải làm, để chúng ta chiếm đoạt Nước Thiên Chúa.

Thường dành thời gian chăm chú nhìn màn kính truyền hình TV, thì dễ hơn là chút ít thời gian để cầu nguyện chúng với gia đình trong giờ kinh tối, hay để đọc vài dòng Kinh Thánh hay đọc kinh riêng, hay để đọc vài trang sách đạo đức, hay để trò truyện với những người thân trong gia đình….

Để làm được những việc này, nó đòi hỏi chúng ta cố gắng và cố gắng nhiều lắm, có khi phải cắt bớt một một số công việc này khác. Những hy sinh này sẽ gây nên những đau đớn không phài là ít, so với cắt tay, chặt chân.

Chúa Giêsu trên thánh giá, đã cố gắng hy sinh đền tội cho chúng ta, mang lại ơn cứu độ cho chúng ta, Người đã không chỉ cắt một cánh tay, một bàn chân, mà Người đã hiến cả thân thể mình.

Và hằng ngày, trong thánh lễ trên bàn thờ, chúng ta cùng với Chúa Giêsu, tái hiện lại sự hy sinh, sự dâng hiến đó, để tiếp tục mang lại ơn cứu độ của Chúa, đến với mọi ngưởi.

Lạy Chúa, xin ban cho con ơn trợ giúp, để con biết sống yêu thương, sống quảng đại, luôn tha thiết tìm kiếm Nước Trời, và xin đừng để con làm cớ vấp phạm cho người khác, nhất là trẻ em. Amen.

------------------------------------------

 

Bài 5: Nỗi niềm tâm sự của một cô gái trẻ

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình - Bài 638)

Bạn thân mến,

Có lần, tôi đang khi sắp xếp lại cho gọn chồng bào cũ, bỗng tôi chú ý một bài viết, ghi lại một tâm sự của một cô gái trẻ, viết về nỗi đau của gia đình mình.

Ngày ấy, cô hãy còn bé lắm.

Một buổi sáng, khi còn đang ngon giấc trên giường, bỗng cô cảm thấy một bàn tay thô ráp của cha mình gọi dậy. Cha bắt hai chị em cô thay quần áo, để cùng cha mẹ ra tòa ly dị.

Hiểu được, đây là một rủi ro, cô ôm đứa em trai của mình chui vào một góc nhà, ngồi khóc tấm tức, cho đến khi cha cô bế xốc cả hai chị em cô ra xe và chở đi. Còn mẹ thì đạp xe theo sau, mà dòng nước mắt chảy quanh.

Trên đường ra tòa, hai ông bà không hề nói với nhau nửa lời.

Cô cũng không thể nhớ là trước tòa, cha mẹ cô đã nói với nhau điều gì, nhưng hình như có lúc hai người nói rất to tiếng với nhau. Chỉ biết sau phiên tòa, cô theo mẹ, còn em trai của cô thì theo cha.

Căn nhà, nơi mà chị em cô đã từng được hưởng những ngày tháng hạnh phúc, thì bây giờ đã bán cho người khác rồi.

Thế rồi với thời gian, chị em cô cũng đã lớn lên.

Ngày cô lên xe hoa, không có sự hiện diện của cha cô. Ngày hạnh phúc nhất của đời người con gái, cũng lại là ngày cô tủi thân nhất.

Suốt tuổi nhỏ, cô đã không có cha ở bên cạnh, để yêu thương, dạy dỗ, chăm sóc, đây là một mất mát lớn nhất đối với cô. Bây giờ, lúc lên xe hoa theo chồng, thì lại không có mặt cha, nên cô càng hụt hẫng.

Dường như tình cha ở trong cô không còn một chút nào nữa.

Em trai của cô bây giờ đang ở tuổi thanh niên. Rồi đây, nó cũng sẽ lập gia đình. Cô tin rằng, ngày đám cưới của em cũng sẽ đầy nước mắt, như ngày đám cưới của cô.

Cô tha thiết cầu xin ơn trên làm cho cha mẹ cô nén giận, cố nén tự ái, để mà tham dự đầy đủ nghi thức ngày cưới của em cô, để em cô được vui trọn vẹn và không bị rơi vào mặc cảm, tủi nhục, vì bị bỏ rơi như chính cô.

*****

Đọc những lời trên đây của cô gái trẻ, tôi có cảm giác, cô không chỉ viết cho cha mẹ mình, mà hình như viết cho những ai đang làm cha, làm mẹ, và tất cả những người sẽ sống đời sống gia đình, sẽ làm cha, làm mẹ, để họ hiểu rằng, hạnh phúc gia đình là do chính vợ chồng tạo ra.

Nhưng khi hạnh phúc gia đình mất, thì không chỉ gây bất hạnh cho chính vợ chồng, mà còn gây đau khổ cho những người liên hệ, cụ thể là những đứa con, mà vợ chồng đã sinh ra nó.

Bởi những đứa con, thay vì có đủ cha mẹ, thì lại trở thành những đứa trẻ mồ côi. Thú thật, không có gì bi đát tủi nhục cho bằng mồ côi cha mẹ, mà cha mẹ vẫn còn sống.

Nếu mồ côi thật sự, thì đứa bé có thể chấp nhận được, vì nó biết rõ, cha mẹ nó đã chết. Nhưng đàng này, cha mẹ nó còn sống, mà nó phải thiếu cha hoặc thiếu mẹ.

*****

Nhưng, không phải tự dưng mà tôi nói đến gia đình, hay nói đến những bất hạnh của việc vợ chồng bỏ nhau.

Đúng hơn, do chính Lời Chúa được đọc trong thánh lễ hôm nay, Lợi đó đã gợi ý, đã nhắc nhở chúng ta.

Ở bài đọc I, trích sách Sáng Thế (2,18-24) đã diễn tả lời vui mừng của Ađam, khi lần đầu tiên thấy Evà: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”.

Ngay từ khởi đầu của nhân loại, Ađam, Evà đã ý thức được sự cao cả của tình yêu vợ chồng.

“Xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” nghĩa là gì?

Nghĩa là vợ chồng phải gắn bó với nhau như xương với thịt, đúng hơn: như xương trong thịt và thịt gắn chặt vào xương.

Bởi thế, không thể tách xương ra khỏi thịt, hoặc tách thịt ra khỏi xương, mà không gây đau đớn, mà không gây tê tái cho nhau.

Còn trong bài Tin Mừng (Mc 10, 2-12), đã cho thấy việc Chúa Giêsu nhắc ta về sự chung thủy của vợ chồng một cách dứt khoát hơn, nhấn mạnh hơn: “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, thì loài người không bao giờ được phép phân ly”.

Rõ ràng, trong lời dạy này, Chúa nhấn mạnh, hôn nhân là do Thiên Chúa muốn, do “Thiên Chúa liên kết” kia mà!

Do đó, nếu ai manh tâm phản bội vợ hay chồng của mình, phản bội hạnh phúc gia đình mà chính mình tạo ra, thì người đó cũng đã bắt đầu động chạm đến Thiên Chúa, vì đã cố tình đi ngược lại với ý Thiên Chúa muốn.

Nói cách khác, khi xúc phạm đến hôn nhân, không đơn thuần chỉ là xúc phạm đến những người có liên quan, mà còn xúc phạm đến chính Thiên Chúa, Đấng đã tạo ra hôn nhân, đã chúc lành cho hôn nhân và đã làm cho hôn nhân trở nên tốt đẹp.

Ước mong các gia đình luôn luôn là mái ấm của tình yêu thương.

Đặc biệt, là người công giáo, chúng ta phải cố gắng hết sức, để tạo cho gia đình mình thành những mái ấm thật sự, nơi mà mọi người, trong đó đều cảm thấy được yêu thương, được vỗ về và cảm nhận được hạnh phúc.

Những gia đình Công giáo phải là những gia đình, mà trong đó, mọi người phải cố gắng lo đùm bộc lẫn nhau, tránh cái cảnh không nhìn mặt nhau, tránh cái cảnh chiến tranh lạnh, nhất là tránh cái cảnh vợ chồng chia tay, bỏ nhau, để rồi những đứa con phải ôm nhau mà khóc, vì chúng phải rơi vào cảnh mồ côi, đang khi cha mẹ chúng vẫn còn sống.

Và đây, một điều nữa cũng khá quan trọng, đó là đừng để cho con cái của chúng ta phải tủi thân, trong ngày cưới của chúng, trong ngày vui của chúng, một ngày trọng đại nhất trong đời của chúng, mà lại thiếu vắng cha mẹ chúng, đang khi cha mẹ chúng vẫn còn đó.

Nhưng trên hết tất cả, chúng ta hãy để cho Lời Chúa thẩm thấu vào tâm hồn chúng ta, để Lời Người dạy, thực sự là lời thúc bách ta trong từng ngày, từng giây phút của cuộc sống, để chúng ta luôn sống đúng với mục đích của hôn nhân, đúng như Chúa muốn: Sinh con và giúp đỡ lẫn nhau.

Ta hãy luôn nhớ rằng: “Sự gì Thiên Cha đã liên kết, loài người không bao giờ được phân ly”, để gia đình của chúng ta mãi mãi là gia đình hạnh phúc, và mọi người trong gia đình mãi mãi hưởng được sự bình an, dưới sự che chở, bảo bọc của Chúa.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho mọi cuộc hôn nhân, nhất là những hôn nhân Công Giáo. Xin giúp các người làm chồng và làm vợ, biết sống trung thành với lời Chúa dạy, cho đến cuối đời. Amen.

------------------------------------------

 

Bài 6: Sự giằng co của một người thành đạt trong xã hội

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình - Bài 639)

Bạn thân mến,

Mới đây, tôi có dịp gặp một anh thanh nên trẻ, đã tốt nghiệp đại học, đã học xong cao học, đã có công việc làm tương đối tốt, với đồng lương khá tốt.

Thế nhưng anh lại đến với tôi, và nói lên tâm tư, ước nguyện,  đã nung nấu trong lòng anh từ lâu, là ước mơ được làm linh mục.

Ước mơ, nhưng lại đắn đo suy nghĩ:

- Khi làm linh mục rồi thì không biết những khả năng chuyên môn của mình đã dày công tích, lũy bao nhiêu năm nay, mất biết bao thời gian, mất biết bao công sức, mất biết bao nhiêu tiền bạc… thì có còn sử dụng được nữa không? Chọn con đường mới này có đúng không?

*****

Khi nghe anh bạn trẻ này tâm sự, tự nhiên tôi liên tưởng đến hình ảnh anh thanh niên trong bài Tin Mừng vừa được nghe trong thánh lễ hôm nay (Mc 10, 17-30) .

Trong Tin Mừng, thánh Marcô kể về một anh thanh niên rất giàu có.

Trong cuộc đời, có những người làm giàu, bằng những thủ đoạn bất lương.

Nhưng anh thanh niên giàu có trong Tin Mừng hôm nay thì lại rất lương thiện. Bằng chứng là khi Chúa Giêsu hỏi anh: Anh có giữ các giới răn, đừng trộm cướp, đừng gian dối, phải thảo kính cha mẹ,… thì anh ta đã trả lời: Thưa Thầy, những chuyện này, tôi đã giữ từ tấm bé.

Xét về mặt đạo đức, thì anh thanh niên này rất tốt, rất hiền lành, đến nỗi Chúa Giêsu nhìn anh một cách rất âu yếm.

Rất giàu, sống rất sung túc, nhưng anh vẫn cảm thấy còn thiếu thiếu một cái gì đó trong tâm hồn, cho nên anh mới tìm đến tham vấn nơi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sống đời đời?".

Ví dụ anh thanh niên này làm giàu bằng cách bất lương, thì chúng ta sẽ nghĩ rằng: lương tâm anh ta áy náy, bị cắn rứt, nên anh ta muốn ăn năn sám hối.

Nhưng không phải như thế. Anh thanh niên này đến hỏi Chúa về một con đường đạo đức cao hơn, con đường để được sống đời đời.

Điều đó hàm nghĩa rằng: Ở trong chính sự giàu có đó tột đỉnh của anh, anh vẫn chưa thấy là câu trả lời cuối cùng, đó là hạnh phúc đích thực của đời người, hạnh phúc đời đời.

Anh thanh niên đã cảm thấy như thế, nên anh mới đến tham vấn, hỏi ý kiến Chúa.

Nhưng khi được Chúa Giêsu vạch ra cho anh một con đường để cho anh đi đến hạnh phúc viên mãn đó, thì anh lại không vui, và quay gót bỏ đi.

Chúa nói: "Anh chỉ còn thiếu có một điều này nữa thôi, là anh hãy về, bán hết tài sản của cải, đem phân phát cho những người nghèo, rồi đến đây theo Tôi".

Rõ ràng anh thanh niên này đang đứng trước một sự giằng co kinh khủng:

Cảm nhận có một sự thiếu thiếu nào đó trong tâm hồn, nên mới đi kiếm, đi tìm. Nhưng khi đã tìm được rồi, thì anh lại bỏ giò lái, quay gót trở về con đường cũ xưa của mình, chứ không theo con đường mà Chúa vừa chỉ cho.

Sự giằng co này trong tâm hồn của anh rĩ ràng là quá lớn, lớn đến nỗi anh không thể nào vượt  qua được.

*****

Xét cho cùng, những sự giằng co của anh thanh niên này, cũng chính là sự giằng co trong mỗi người chúng ta, tuy mức độ có thể là khác nhau.

Cứ theo Tin Mừng ghi thì chúng ta sẽ nghĩ: sự giàu có của anh thanh niên đây là có nhiều của cải vật chất, tiền bạc.

Nhưng nếu đọc kỷ bản văn trong tiếng Latinh, thì ta lại thấy ý nghĩa có khá một chút. “Sư giàu có” trong bản văn Phụng vụ, thì trong tiếng Latinh có thể dịch sát nghĩa là “những vật sở hữu”.

Mà gọi là những vật sở hữu, thì nghĩa của nó là rất rộng, không chỉ là sở hữu của cải vật chất, mà có thể hiểu là sở hữu tri thức, sở hữu sắc đẹp, sở hữu tài năng, sở hữu địa vị xã hội…. 

Mỗi chúng ta cũng đều có những sở hữu đó. Và mình cũng cảm thấy rất khó khăn, khi phải khước từ những sở hữu đó, để có thể được tự do, mà sống hoàn toàn cho Chúa, mà sống trọn vẹn như Chúa Giêsu mời gọi.

Hãy bình tâm nhìn nlại mình, chúng ta có cảm nhận được một sự giằng co nào đó trong tâm hồn ta chăng?

Và nếu có, thì ta có thấy được phương cách nào để có thể vượt qua sự giằng có đó không?

Nhưng cũng đừng quên: Đối với con người thì không thể, nhưng đối với Thiên Chúa, với ơn Chúa, thì mọi sự đều có thể.

*****

Khi nhắc đến câu này, chúng ta liên tưởng đến những ân sủng của Chúa, nghĩa là ân huệ mà Chúa đã ban cho ta, là sức mạnh bên trong để ta vượt qua được những cám dỗ, vượt qua được những giằng co nội tâm.

Nhưng, ân sủng ở đây, không chỉ hiều là sức mạnh, theo nghĩa là quyền lực nội tâm. Ân ân sủng ở đây, cần phải hiểu theo một nghĩa sâu hơn, rộng hơn, như ơn khôn ngoan, ơn minh triết, ơn phân định đúng sai, nên làm hay không nên làm, những lời khuyên của các bậc khôn ngoan, những hoàn cảnh may mắn, những thuận lợi có thể giúp ta nên thánh, để ta nên đạo đức, để ta nên trọn lành….

Trong bài đọc thứ I hôm nay (Khôn Ngoan 7,7-11), sách Khôn Ngoan nói rằng: “Ơn khôn ngoan làn ơn quí hơn vàng bạc, hơn sắc đẹp, hơn vương quốc, hơn ngai vàng, hơn tất cả mọi sự….

*****

Để cho dễ hiểu, tôi xin được kể ra đây một câu chuyện:

Có một nhà hiền triết kể lại một câu chuyện thế này:

Ngày xưa, có một ông nhà giàu, ràt giàu. Nhưng lại chỉ có mỗi một người con trai duy nhất. Và chính vì cái chỗ độc nhất như thế, nên người con trai này rất được cưng chiều, chàng ta rất thường hay phá phách, ăn tiêu rât phung phí. Được dạy bảo, khuyên ran cỡ nào, chàng ta cũng không nghe.

Ông khổ tâm suy nghĩ: Cứ cái đà này, thì một mai, khi ta nằm xuống, thì con của ta sẽ khổ lắm. Chính vì thế, ông ta mới lấy một viên ngọc quí nhất của gia đình, khâu kết vào trong môt chiếc áo cũ mèm, lại xấu xí nữa.

Trước khi qua đời, ông gọi đứa con đến và nói: Cha chết đi, ngoài các tài sản để lại cho con, thì cha còn có một vật quí giá là cái áo này. Tuy nó cũ, nhưng nó rất quí giá. Nên cha xin con, sau này, dù có khổ sở, nghèo túng đến mấy, dù con có bán ggì gì thì bán, nhưng đừng bao giờ bán cái áo này. Nói xong ông cụ tắt thở, qua đời.

Đúng như cụ tiên đoán, chỉ vài năm sau, thì bạc tiền, tài sản tiêu ông bố để lại đều tiêu tan hết.

Không hiểu anh ta nhớ lại lời cha trăn trối của cha, hay là vì cái áo này quá cũ, qua xấu bán không ai mua, nên anh ta còn giữ cái áo đó lại.

Hôm ấy, vì không còn cái nào nữa để mặc, nên anh ta đành lấy cái cũ đó ra mà mặc. Nhưng khi cầm nó lên, anh thấy nó sao hơi nặng. Anh sờ khắp nơi, thì thấy có một chỗ hơi cộm cộm. Tò mò, anh lấy kéo, cắt chỉ, thì thấy đó là 1 viên ngọc quý. Anh bình tâm nhớ lại lời cha và chính nhờ viên ngọc đó, mà anh bắt đầu xây dựng lại cuộc sống.

*****

Tôi nghĩ: Khi kể lại câu chuyện này, thì nhà hiền triết không có ý nói về giá trị kinh tế, giá trị vật chất, mà có ý muốn nói:

Viên ngọc ấy nó có một giá trị tinh thần.

Nghĩa là sự khôn ngoan, sự minh triết trong đời sống.

Khi người ta có được sự khôn ngoan, sự minh triết, thì cũng cuộc sống này, cũng biến cố này thôi, nhưng người ta sẽ nhìn bằng cặp mắt mới, và có một thái độ mới đối với cuộc đời.

Các nhà hiền triết đông phương có lẽ cũng rất gần với Tin Mừng, khi giúp chúng ta khám phá ra điều này: nhờ sự khôn ngoan, tất cả những gì mà tôi có: tiền bạc, sắc đẹp, tài năng, địa vị, chỉ là những cái tôi có ở bên ngoài, chứ không phải là chính bản thân tôi.

Vì sao thế?

Bởi vì, nó không thường hằng và không vĩnh cửu, nó chỉ có mặt trong một giai đoạn ngắn, rồi nó sẽ biến mất.

Ví dụ:

- Chúng ta có giữ được mãi sắc đẹp đến khi ta 90 tuổi không?
- Chúng ta có giữ được tiền bạc, của cải, khi mình nằm trong quan tài không?
- Chúng ta có giữ được bằng cấp, tri thức, khi đã nằm dưới ba tấc đất không? …

Chắc chắn những thứ đó, nó không thường hằng, nó không vĩnh cửu, cho nên nó ở ngoài tôi, chứ nó không làm nên chính tôi.

Như vậy, giá trị của con người, không hệ tại ở cái mình có, mà chính là ở cái mình làm. Giáo Hội dạy như vậy.

Khi người ta có một cái nhìn khôn ngoan và minh triết trong cuộc đời, thì thái độ sống cũng sẽ thay đổi.

Đối với chúng ta: tất cả sự khôn ngoan và minh triết đó, được đúc kết cụ thể nơi một con người có tên là Giêsu. Đấng vô cùng cao sang, giàu có, nhưng Ngài đã tự ý khước từ tất cả, để trở nên nghèo khó. Nhờ sự nghèo khó của Người, mà chúng ta được giàu có.

Vậy, sống theo sự khôn ngoan của người Kitô hữu, là đặt niềm tin vào Chúa Giêsu và sống theo giáo huấn của Chúa Giêsu.

Điều tôi muốn chia sẻ lúc này, là tầm nhìn mới, để dẫn đến một thái độ mới trong cuộc sống. Đó, mới là Tin Mừng.

Bởi vì Tin Mừng không phải là bài học luân lý, mà Tin Mừng là một sự thay đổi tầm nhìn về cuộc sống.

Chính sự thay đổi tầm nhìn mới, sẽ dẫn đến một cách sống mới.

Chúng ta hãy cầu nguyện để được ơn khôn ngoan, ơn minh triết cho đời mình.

Đừng giằng co, để rồi bỏ Chúa, mà quay gót quay lưng, như anh thanh niên trong Tin Mừng.

Chúng ta được mời gọi để ý thức lại đức tin của mình. Và chúng ta hãy sống lại đức tin đó một cách mạnh mẽ hơn trong đời sống của mình.

Lạy Chúa, của cải vật chất có thể làm cho con lạc hướng, làm cho con không còn mạnh dạn bước theo Chúa. Xin giúp con biết sử dụng của cải vật chất đời này, như một phương tiện làm giàu cho cuộc sống mai sau . Amen

------------------------------------------

 

Bài 7: Thiên Chúa ta không hề trông thấy, nhưng tại sao lại tin có Ngài

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình - Bài 640)

------------------------------------------

Bạn thân mến,

Có một người vô thần hỏi một người Ả rập đang ngồi cầu nguyện giữa sa mạc hoang vắng:

- Làm sao anh có thể tin vào Thiên Chúa, và lại cầu nguyện với Ngài, Đấng mà anh không hề trông thấy?

Người Ả rập ung dung trả lời một cách xác tín:

Này, anh cứ nhìn vào những dấu chân của những con sư tử đã in trên cát ở đằng kia, phia trước mặt chúng ta, thì đương nhiên anh biết chắc chắn, là có mấy con sư tử vừa mới đi qua đây phải không, mặc dù anh không trông thấy nó ?

Đối với Thiên Chúa cũng vậy, mặc dù Ngài là Đấng vô hình, chúng ta không thấy, nhưng những kỳ công của Ngài ở khắp nơi trong vũ trụ, ở chung quanh chúng ta, đã nói cho chúng ta biết về Ngài.

*****

Chúng ta, những người côn giáo, chúng ta thật may mắn, vì ngay từ lúc mở mắt chào đời, chúng ta đã có một niềm tin vững chắc vào Thiên Chúa, như điều răn thứ nhất đã truyền dạy.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dân tộc mê tín, tin vào những chuyện nhảm nhí, như lửa, như gió và các vì tinh tú, hay như ca dao đã diễn tả: Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề. Tại sao lại có tình trạng ấy?

Lý do thứ nhất, đó là vì sự yếu đuối, sự hạn hẹp của trí khôn con người, coi tất cả những gì đẹp đẽ, những gì oai hùng, đều là thần minh.

Họ giống như một bác nông dân, lần đầu tiên được bước vào cung điện nhà vua, thấy bất kỳ ai ăn mặc đẹp đẽ, cũng tưởng là nhà vua, nên quỳ gối chào kính.

Nhưng, có một nguyên nhân chính yếu tác động, đó là mưu mô của ma quỷ.

Đã từ lâu, nó nuôi tham vọng được bằng Thiên Chúa, như lời tiên tri Isaia đã nói về nó: Ta sẽ lên tới trời và ta sẽ đặt ngai tòa của ta dưới những vì sao. Nó xúi bậy con người, đi tới chỗ thờ lạy nó và dâng tiến cho nó những lễ vật. Nhất là nó mong muốn người ta tôn kính nó như là Thiên Chúa.

Chính vì thế, nó đã nói với Chúa Giêsu trong cơn cám dỗ: Ta sẽ ban cho ngươi mọi vương quốc trần gian, nếu ngươi quỳ gối thờ lạy ta.

Điều ma quỷ không thể tìm được nơi Chúa Giêsu, thì nhiều người kém lòng tin đã tự hiến dâng mình cho nó.

Tình trạng mê tín không phải chỉ ngày xưa, mà ngay cả hôm nay, trong thời buổi văn minh cũng vẫn có.

Không thiếu gì những tín hữu đã làm những chuyện nhảm nhí, để cầu mong cho được điều nọ, điều kia, được mua may bán đắc…

Họ đã vâng phục loài người, hơn là vâng phục Thiên Chúa.

Họ đã chạy theo những đam mê dục vọng bất chính, như lời thánh Phaolô đã diễn tả: Họ lấy cái bụng của họ làm chúa.

Tội mê tín, hiểu theo một nghĩa rộng, đó là việc từ bỏ Thiên Chúa, để tìm kiếm hạnh phúc nơi những thụ tạo.

Những đam mê mù quáng, như kiêu căng, hà tiện, những khát vọng quá đáng về tiền bạc, danh vọng và lạc thú,… chính là những thần tượng giả tạo, chúng ta cần phải trục xuất ra khỏi tâm hồn, để tâm hồn chúng ta trở thành đền thờ cho Thiên Chúa ngự trị.

Có khử trừ được tội lỗi, thì cặp mắt tâm hồn của chúng ta mới được nên trong sáng và chúng ta mới có thể nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi vũ trụ và nơi những người chung quanh, cũng như nơi thẳm sâu cõi lòng chúng ta.

Lạy Chúa, xin hãy mở mắt đức tin, giúp con nhìn thấy Chúa đang hiện diện trong vũ trụ thiên nhiên, để con dâng lời ca tụng tạ ơn Chúa.

Xin cho con thấy Chúa hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, để con sốt sắng lãnh nhận và được kết hiệp mật thiết với Chúa thường xuyên mỗi ngày.

Xin cho con thấy Chúa đang hiện diện nơi những người nghèo khó, yếu đau, thất vọng,… để con động viên an ủi và ân cần phục vụ họ, như phục vụ chính Chúa. Amen.

------------------------------------------

 

Bài 8: Vua các loài Mèo đi hành hương thánh địa Mecca

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình - Bài 641)

Bạn thân mến,

Các tín đồ Hồi giáo rất coi trọng luật buộc đi hành hương thánh địa Mecca, vì đây là nơi sinh của đức giáo chủ Mahomét.

Có một câu chuyện kể lại rằng:

Ngày xưa, vua các loài Mèo, cũng đi hành hương thánh địa Mecca.

Khi ngài trở về, vị vua các loài Chuột nghĩ rằng: mình có bổn phận phải đến chúc mừng.

Tuy nhiên, các bề tôi chuột lại ái ngại cho tính mạng của vua mình, nên họ tâu: “Mèo là kẻ thù của chúng ta. Không thể tin tưởng được đâu”.

Nhưng vua Chuột đáp: “Ông ta đã đi hành hương nơi thánh địa về, cho nên chắc là tâm tính của ông đã thay đổi”.

Thế là vua Chuột tìm đến hoàng cung của vua Mèo.

Mới vừa tới cửa, thì vua Chuột đã thấy vua Mèo đang nằm mọp cầu kinh rất là sốt sắng.

Vua Chuột thấy an tâm, nên tiến vào gần hơn chút nữa.

Đột nhiên, vua Mèo chồm lên, định vồ lấy vua Chuột.

Rất may, là nhờ nhanh hơn, nên vua Chuột, kịp phóng ra ngoài thoát thân.

Khi vua Chuột trở về nhà, thì các bề tôi vây quanh hỏi: “Phải chăng là sau khi đi hành hương nơi thánh địa trở về, vua Mèo đã thay tâm đổi tính ?”

Nhưng vua Chuột đáp: “Các ngươi đã đoán đúng, còn ta thì sai”.

*****

Câu chuyện tưởng tượng trên, muốn giúp ta suy tư về các Giới răn của Chúa, đó là mến Chúa và yêu người: nếu tách riêng hai giới răn: mến Chúa và yêu người, thi quả là thật là nguy hiểm.

Thiên Chúa là tình yêu và là nguồn của mọi tình yêu.

Vì thế, nếu yêu Chúa thật, thì cũng phải yêu người thật.

Một tôn giáo chỉ biết lo yêu Chúa, mà không quan tâm đến yêu người, là một tôn giáo không hợp ý Chúa và không phải là tôn giáo đích thật.

Nơi nào không có tình yêu, ta hãy gieo tình yêu và rồi ta sẽ gặt được tình yêu.

Nơi nào không có tình yêu, ta hãy đặt tình yêu của ta vào đấy và ta sẽ tìm thấy tình yêu.

Tôi đi tìm Chúa, nhưng tôi không gặp được Ngài.
Tôi đi tìm linh hồn tôi, nhưng linh hồn tránh né tôi.
Tôi đi tìm người láng giềng, thì tôi gặp được cả ba.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn nhận ra tình thương bao la của Chúa đối với chúng con, để chúng con có thể yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và sống tình huynh đệ với mọi người.

Xin giúp con chu toàn mọi giới răn Chúa và yêu mến Người, như Chúa đã dạy và như Chúa đã làm gương cho con. Amen.

------------------------------------------

 

Bài 9: Cuộc đối thoại giữa ông nhà giàu và vị đạo sĩ

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình  Bài 642)

Bạn thân mến,

Có một ông nhà giàu, gặp một vị đạo sĩ ngồi ở gốc cây, bên lề đường, liền hỏi: “Ông ngồi đây làm gì vậy ? Nhà tôi đang cần người giúp việc, về làm cho tôi, ông sẽ có tiền”.

Vị đạo sĩ trả lời: “Cám ơn ông, tôi rất sợ tiền bạc, vì ở đâu có tiền bạc, thì ở đó có tội ác”.

Ông nhà giàu nói: “Ông rất lầm, nên mới yếm thế, bi quan. Thế gian có tiền là có tất cả. Có tiền mua tiên cũng được, khắp đông tây đều công nhận như vậy”.

Vị đạo sĩ trả lời: “Ông càng lầm hơn tôi, tiền bạc mở được mọi cửa, trừ cửa Thiên Đàng. Đó là câu nói của các nhà đạo đức phương tây. Còn đông phương thì cho rằng: tiền bạc mua được tất cả, nhưng không thể mua được lương tâm của người quân tử”.

Ông nhà giàu lại nói: “Ông biết chứ, lịch sử chứng tỏ: tiền bạc đi tới đâu thì ở đấy sẽ có phồn thịnh. Có phải tiền bạc đã biến đổi thế giới khổ cực, thành xa hoa, sung sướng không ?”.

Vị đạo sĩ trả lời: “Ông chỉ thấy tiền bạc có một mặt, ông không thấy mặt trái của nó. Lịch sử cũng ghi rõ: tiền bạc đi tới đâu thì gieo chia rẽ giàu nghèo, gây nên cảnh bất công, ghen tương, tranh chấp và chết chóc….”

Ông nhà giàu không nói thêm gì nữa.

*****

Cuộc đàm thoại giữa ông nhà giàu và vị đạo sĩ trên đây, chỉ xác nhận những điều, mà có lẽ tất cả chúng ta đều đã biết và công nhận như vậy. Bởi vì tự nó, tiền bạc chỉ có một giá trị rất nhỏ.

Theo cách đánh giá này, thì tờ 500 đồng cũng giống như tờ 1 đồng, chỉ là một tờ giấy có in hình khác nhau, đáng giá hơn nhau vài xu, do tiền giấy và công in.

Nhưng theo giá trị định ước, thì tờ 500 lớn gấp 500 lần, so với tờ 1 đồng.

Chính vì giá trị định ước này, mà tiền bạc dù rách, dù hôi, nó vẫn được quí trọng. Dù đẹp, dù xấu, dù mới, dù cũ, nó vẫn được người ta dành cho nhiều cảm tình. Nó được chuyền qua biết bao nhiêu bàn tay và được sử dụng vào muôn vàn việc khác nhau.

Tiền bạc, là phương tiện giúp cho người ta trao đổi dễ dàng, trong các sinh hoạt hằng ngày của cuộc sống.

Nên tiền bạc, tự nó không xấu, mà trái lại là đàng khác.

Nhưng nó trở nên tốt hay xấu, là do con người sử dụng nó.

Nó có thể được dùng vào những việc gian manh, bất lương, xảo trá, gây nguy hiểm và tai hại, cũng như được dùng vào những công việc bác ái, từ thiện, xây dựng tình yêu, tạo nên tình bạn, hay đem lại những lợi ích vật chất và tinh thần.

Như vậy, tất cả chúng ta đều nhất trí rằng: tiền bạc tự nó là tốt và luôn luôn có giá trị rất thực tế, theo như định ước, mà người ta gán cho nó.

Tờ 1.000 đồng chắc chắn phải hơn tờ 50 đồng, tờ 100 đồng, tờ 500 đồng.

*****

Nhưng tại sao trong bài Tin Mừng hôm nay (Mc 12, 41-44), Chúa Giêsu lại nói hai đồng tiền kẽm, chỉ đáng một phần tư đồng xu Rô-ma của người đàn bà góa nghèo bỏ vào thùng tiền dâng cúng ở đền thờ, lại quí hơn số tiền lớn của những người giàu có bỏ vào đó?

Xét về số lượng, thì chắc chắn hai đồng tiền của bà góa thua kém xa số tiền lớn của những người khác.

Nhưng xét theo tỷ lệ tương quan, nghĩa là xét về hoàn cảnh, về lý do, về mục đích,… thì người đàn bà này đã bỏ vào thùng tiền nhiều hơn, bởi bà ấy có bao nhiều, là bà đã cho hết bấy nhiêu. Bà đã không dâng những thứ dư thừa, mà dâng những cái cần thiết nhất để nuôi sống bà.

Có thể số tiền đó, chính là một ổ bánh mì, một lon gạo, một bó rau, đủ để nuôi sống bà trong ngày hôm đó. Bà không quan tâm đến tương lai, bà cũng không lo cho ngày mai của bà sẽ ra sao, bà chỉ biết phụng sự là phụng sự, mà không biết lợi dụng tôn giáo, hay lợi dụng Thiên Chúa.

Trái lại, những người dâng cúng nhiều, có thể chỉ đề khoe khoang, chỉ để tìm danh vọng, để được tiếng khen.

Số tiền họ dâng cúng tuy nhiều, nhưng so với cơ nghiệp và gia tài của họ đang có, thì nào có thấm thía gì. Họ chỉ mất một ít tiền bạc, nhưng lại được lời về danh giá và tiếng khen.

Cho nên, thực sự họ chẳng cho hoặc dâng hiến được bao nhiêu. Đó là một cuộc đầu tư: Một vốn bốn lời.

Đó là một thứ lợi dụng danh nghĩa tôn giáo và bác ái, chứ không phải phục vụ.

Chính vì lý do đó, mà Chúa Giêsu đã đánh giá bà góa nghèo dâng cúng nhiều hơn mọi người.

Hơn nữa, đối với Thiên Chúa, điều quan trọng không phải là bao nhiêu, nhiều hay ít, mà miễn là với tất cả tấm lòng.

Ngài không ham của cải Ngài đã ban cho loài người, nhưng chỉ muốn lòng thành thực của con người mà thôi.

Cho nên, người ta có thể dâng cúng thật nhiều cho Thiên Chúa, nhưng bao lâu người ta chưa dâng chính mình hay ít nữa những gì thuộc về bản thân, những gì liên hệ tới chính con người của mình, tới chính sự sống của mình, thì kể là người ta chưa dâng hiến gì bao nhiêu.

Qua bài Tin Mừng, với việc làm của người đàn bà góa nghèo, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết ý nghĩa và giá trị đích thật của tiền bạc, nhất là đối với người sử dụng nó.

Và qua đó, chúng ta rút ra được một bài học, đó là hãy biết cho đi.

Bởi vì thương yêu là cho đi.

Càng cho nhiều, là dấu càng yêu thương nhiều, nhất là cho đi với một lòng thành thực, thiết tha.

Nhưng không phải chỉ cho những gì là vật chất như của cải, tiền bạc, mới là cho. Chúng ta có thể cho những gì là siêu nhiên, cao quí hơn, như những lời cầu nguyện; và cho những gì là tinh thần như một nụ cười, một cái nhìn thiện cảm, một lời nói vui vẻ, hiền hòa hay những lời an ủi chân thành…

Lạy Chúa, nhiều khi con làm việc bác ái, hay phục vụ tha nhân, không do lòng mến Chúa thôi thúc, mà chỉ vì muốn được người khác biết đến và thán phục, khen ngợi. Do đó, con dễ nản lòng, bỏ cuộc, khi không được ai quan tâm, động viên, khen ngợi…

Con đã vô tình trở thành một người Pharisêu của thời đại ngày nay, đáng bị Chúa nặng lời quở trách !

Xin Chúa thanh luyện ý hướng của con. Xin cho con biết làm việc tốt trong sự âm thầm, để được Chúa ban thưởng ở đời sau.

Con tin rằng: “Hữu xạ, tự nhiên hương”: Những việc con làm thực sự là tốt, thì dù có bị người khác ganh ghét, nói xấu, thì nó vẫn tốt và có giá trị làm chứng cho Chúa như Chúa đã phán:

“Anh sáng của anh em phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời”

Lạy Chúa, xin giúp con. Amen.

------------------------------------------

 

Bài 10: Chiêm ngưỡng một thế giới văn minh, khoa học tiến bộ vượt bậc

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình  Bài 643)

Bạn thân mến,

Chúng ta vẫn thường hãnh diện: Nhân loại hôm nay đang sống trong một thế giới văn minh, khoa học tiến bộ vượt bậc.

Nói chữ “vượt bậc” nghe nó to, chứ tiến bộ lắm, thì cho đến đến giờ, con người cũng mới chỉ tiến tới sao Hỏa. Mà vũ trụ thì xem ra còn mênh mông vô tận.

Nhưng mà, nhìn dưới góc độ nhân phẩm, thì lại thật là buồn. Buồn, bởi trên trái đất này, trên cái hành tinh nhỏ xíu này, các nhà chuyên môn cho biết: có tới khoảng 150 triệu người, hay hơn nữa, đang đói, đang thiếu ăn. Biết bao đời đã qua, sao chúng ta không giải quyết nổi.

Thử hỏi trong tương lai: Cái thế giới, gọi là văn minh tiến bộ vượt bậc này, bao lâu nữa sẽ giải quyết vấn đề nạn đói này cho ổn thỏa, cho xong, cho dứt điểm ???

Trong lúc tìm cầu trả lời, xem ra như bế tắc, thì người ta lại chuyển hướng sang đề tài khác: Vậy thì Thiên Chúa ở đâu? Tại sao Thiên Chúa lại để cho con người khổ như thế?

--------------------------

Rất hay, bài Tin Mừng hôm nay (Ga 6, 1-15), giúp chúng ta trả lời phần nào câu hỏi ấy.

Ta lần trở về câu chuyện.

Ngước mắt lên, Chúa Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng. Một đám rất đông, họ đang đói. Bởi họ đã theo Chúa, suốt cả ngày hôm nay, từ sáng tới giờ.

Lòng Chúa Giêsu chùng xuống. Ngài quay sang hỏi Philipphê:

“Ta mua đâu bánh cho họ ăn đây?”.

Ta thấy: Chúa rất quan tâm đến cái đói của con người.

Đừng ai nói rằng: Chúa không biết đến nỗi khổ của đời tôi.

Hỏi Philipphê như thế, là Chúa muốn đánh động trách nhiệm nơi các tông đồ; bắt các ông phải biết ý thức về trách nhiệm, trước thực tại của cuộc sống.

Philipphê thưa lại: Có mua đến 200 quan tiền, cũng không đủ cho mỗi người một chút. Câu trá lời như thế kể như là được rồi. Nhưng dầu sao, các tông đồ cũng đã bắt đầu vào cuộc; dù mới chỉ là biết đặt vấn đề.

Rồi các ông nhập cuộc:

Hai môn đệ khác đã kiếm được 5 chiếc bánh và 2 con cá. Một góp phần nhỏ nhoi, như muối bỏ bể; nhưng dù sao cũng đã có sự đóng góp.

Một ý tưởng rất rõ ràng:

Chúa muốn, chính con người phải cố giải quyết những vấn đề của con người.

Phải bắt đầu, đừng ngồi đó, mà nguyền rủa bóng tối, nhưng hãy thắp lên, dầu chỉ là một ngọn đèn leo lét.

Rồi Chúa bảo mọi người ngồi xuống.

Sau đó, Ngài truyền cho các ông đem bánh và cá đến.

Sau khi đã dâng lời tạ ơn Thiên Chúa Cha, Ngài truyền cho các ông đem bánh và cá, phân phát cho mọi người. Ai thích ăn bao nhiêu cũng chiều. Lạ chưa! Chỉ có 5 chiếc bánh và 2 con cá, vậy mà cả mấy ngàn người ăn no.

Một sự thật nữa chúng cần phải lưu ý, đó là Chúa đã vào cuộc.

Chúa muốn tất cả mọi người đều phải biết quan tâm đến những vấn đề của nhân loại, biết cố gắng hết sức, theo khả năng mình, rồi sau đó, Chúa sẽ trợ lực.

Và sự trợ lực của Chúa, lúc nào cũng dư thừa và tràn đầy.

Bởi vì thực tại cho thấy: Số bánh, sau khi mọi người đã ăn no nê, phần còn dư thu lại được 12 thúng đầy.

Lạy Chúa, Chúa không ngừng khơi dậy trong chúng con những tâm hồn quảng đại, những con tim hiến thân cho đồng loại.

Xin cho con luôn sẵn sàng góp phần bé nhỏ của con, trong công việc phục vụ anh chị em nghèo đói chung quanh chúng con. Amen.

------------------------------------------

 

Bài 11: Bức tường Bá Linh

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình  Bài 644)

Bạn thân mến,

Ngày 13/08/1961, người ta xây một bức tường, chưa từng thấy trong lịch sử loài người, đó là Bức tường Bá Linh (Berlin). Bức tường này cao 8 mét, dài 700 cây số, ngăn đôi một gia đình, một thành phố, một dân tộc, một nước Đức, không ai được phép qua lại với nhau.

Nó chia đôi thế giới ra làm hai phe: phe tư bản và phe cộng sản, thù nghịch nhau, coi nhau như kẻ thù ghê gớm.

Ai cố vượt qua bức tường đó, thì sẽ bị bắt hoặc sẽ bị bắn chết.

Mãi đến 28 năm sau, ngày 13/11/1989, bức tường đó đã bị phá đổ, chấm dứt hận thù, chia rẽ.

Gia đình, dân tộc được đoàn tụ lại với nhau, nước Đức được thống nhất, thế giới chấm dứt chiến tranh lạnh, trở thành đồng minh, đồng chí với nhau.

*****

Khi kể lại bức tường này, chúng ta liên tưởng đến “Bức tường câm điếc”.

Tật câm điếc, cũng ngăn cách kẻ câm điếc với gia đình và xã hội như vậy:

- Điếc là không nghe, không hiểu, không cảm thông được với ai điều gì.

- Câm là không nói, không làm cho người ta hiểu được tâm tư, nguyện vọng của mình.

Sống giữa người khác, nhưng họ như bị nhốt trong nhà tù, giữa những bức tường câm lặng.

Kẻ câm điếc dễ bị coi là khùng khùng, mát mát là thế. Bởi, không hiểu người khác, nên dễ hiểu lầm, dễ sinh ra thù hằn ghen ghét người khác.

*****

Đức Giêsu đã đến, đã phá đổ bức tường câm điếc cho anh câm điếc, trong bài Tin Mừng hôm nay (Mc 7, 31-37). Khiến anh ta có thể nghe được, có thể nói được, có thể thông cảm được, có thể hiểu biết được mọi người và mọi người cũng nghe và hiểu được anh ta.

Tình liên đới, tình thương mến đã sống lại trong anh ta. Anh được đoàn tụ, hợp tác, xây dựng cuộc đời tươi đẹp, với mọi người.

Chính vì thế, mà Đức Giêsu đã chữa anh ta một cách đặc biệt: Bao nhiêu bệnh nhân khác, thì Người chỉ nói mấy lời. Còn ở đây, đối với anh câm điếc này, thì Người đã đặt tay vào lỗ tai anh, bôi nước miếng vào lưỡi anh, ngước mắt lên trời và thở dài kêu lên: “Hãy mở ra”.

*****

Cách chữa ân cần và đặc biệt này của Đức Giêsu, khi chữa lành anh câm điếc, không phải chỉ là cứu anh câm điếc, thuộc dân ngoại này, khỏi bị ngăn cách với gia đình và xã hội, mà còn là chữa một bệnh quan trọng hơn, đó là bệnh ngăn cách giữa người Do thái với dân ngoại, ngăn cách ơn cứu độ của Thiên Chúa mang tới cho muôn dân.

Một bức tường ngăn cách vô hình, thật đáng sợ! Nó đã biến dân Do thái và dân ngoại thành thù hận với nhau: Do thái cấm dân không được phép liên đới, hay đi lại với dân ngoại. Ai cố tình vi phạm, là mắc tội ô uế. Khi về nhà, phải tắm rửa nhiều lần, mới được khỏi.

Đức Giêsu phải trải qua một cuộc hành trình khá dài, hơn một trăm cây số: Người bỏ miền Ty và Sidon là hai tỉnh thuộc nước Lyban bây giờ, tới phía đông biển hồ Galilê, vượt qua cao nguyên Gô-lăng của nước Syrie và miền Thập tỉnh của sông Gióc-đăng, qua Irăng, Irắc, tới vịnh Ba tư, miền mỏ dầu bây giờ, thuộc các nước chư dân, ngoài Do thái.

Cuộc hành trình đó đã phá đổ bức tường ngăn cách giữa người Do thái và dân ngoại, phá đổ bức tường ngăn cách giữa các tôn giáo, để nước Thiên Chúa có thển đến được với muôn dân.

*****

Một bức tường nữa cũng ghê gớm, cũng khủng khiếp, đã ngăn cách con người với Thiên Chúa:

Không có một sức mạnh nào của loài người có thể phá đổ được, chỉ có Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế, mới phá đổ được thôi: Đó là bức tường tội lỗi, mà kẻ gieo rắc chính là Satan. Chúa Giêsu đã lấy thánh giá, để phá đổ bức tường tội lỗi này.

Người còn phá đổ bức tường cuối cùng, mà thánh Phaolô nói là kẻ thù cuối cùng là sự chết.

Người đã phá tung nấm mồ, đã từng đè bẹp loài người, để cho loài người được sống lại với Người: Ai tin vào Chúa Giêsu thì sẽ chiến thắng sự chết, sẽ được thập giá như chìa khóa, mở cửa nước Trời cho họ, để vào nhà Thiên Chúa.

Lạy Chúa, xin hãy nói với con: “Hãy mở ra”, mở mọi trói buộc nơi thân xác chúng con, mở mọi trói buộc tâm hồn chúng con.

Xin hãy giải thoát chúng con khỏi mọi xiềng xích bất công, bất hòa, hận thù, tội lỗi….

Xin hãy mở cho chúng con được thấy được ơn cứu độ muôn dân, thấy nước hằng sống vinh phúc của Cha chúng con trên trời.

Xin cho con được vào Nước Chúa trong ngày sau hết, Amen.

------------------------------------------

 

Bài 12: Những khuyết điểm của Chúa Giêsu

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình  Bài 645)

Bạn thân mến,

Trong quyển sách "Niềm vui sống đạo", Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã kể ra được 10 "khuyết điểm" của Chúa Giêsu.

Và ngài cũng lại nói, là ngài rất yêu 10 "khuyết điểm" ấy.

- Một trong 10 "khuyết điểm" mà Chúa Giêsu mắc phải, đó là Ngài "không biết làm kinh tế".

Chúa Giêsu đã coi 1=99. Khi thấy mất một con chiên trong đàn, thì Ngài lại bỏ 99 con kia lại, để đi tìm cho bằng được con chiên đã bị lạc mất.

- Hơn nữa, Chúa Giêsu cũng không biết cách tiếp thị và quảng cáo.

Quảng cáo là mời gọi người ta đến với mình, thì phải tìm cái gì đó, để hấp dẫn và lôi cuốn, bằng cách "tô son" lên những điều mình nói một chút.

Đằng này Chúa Giêsu lại nói: "Ai muốn theo tôi, thì hãy từ bỏ mình, vác thập mình mà theo" (Mc 8,34).

Quảng cáo và chiêu mộ lính kiểu này, thì "thua" là cái chắc!

Bởi lẽ, nghe nói đến thập giá, thì ai mà chẳng sợ. Chẳng ai háo hức ôm lấy thập giá vào mình bao giờ!

- Hơn nữa, theo Thầy, tưởng đâu sẽ được cái gì hấp dẫn một chút, như lãnh vài triệu đồng một tháng, được người ta kính trọng, hoặc có địa vị cao trong xã hội, hay cái gì gì đại loại như thế. Chứ theo Thầy mà chỉ có vác thập giá thôi thì dại gì mà liều mạng như thế!

Như vậy, xem ra Chúa Giêsu dở hơn con người ngày nay, trong chuyện làm ăn và quảng cáo nhiều lắm!

*****

Nhưng Chúa Giêsu không đến trần gian để làm kinh tế!

Ngài cũng không biết dùng ngôn ngữ quảng cáo của con người thường làm, để tô son cho mình và cho sứ vụ của mình.

Ngài đến trần gian với một sứ mạng duy nhất, là "nói lên Sự thật, sống cho Sự thật và làm chứng cho Sự thật" (x. Ga 18,37). Ngài đã nói như thế trước mặt tổng trấn Philatô.

Và đặc biệt, trong những năm tháng ra đi rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa, Ngài đã từng lớn tiếng nói rằng: "Sự thật sẽ giải phóng các ngươi" (Ga 8,32).

Philatô đã hỏi Chúa Giêsu: "Sự thật là cái gì?". Nhưng Chúa đã không trả lời ông ta câu hỏi đó. Bởi lẽ, Sự Thật chính là bản thân của Ngài. Ngài là hiện thân của Sự Thật. Từng lời nói, từng hành động và trọn cuộc sống của Ngài, đều là Sự Thật trọn hảo!

Tin mừng hôm nay (Mc 8, 27-35) chỉ cho chúng ta thấy có rất nhiều nội dung, nhiều vấn đề nói lên Sự Thật nơi Thiên Chúa. Nhưng, tôi xin chọn câu nói, mà Chúa Giêsu xem ra rất thao thức, rất tha thiết mời gọi chúng ta thực hiện nó, trong cuộc sống của chúng ta.

Ngài nói rất rõ rằng: "Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất. Còn ai dám liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy" (Mc 8,35). Đó là sự thật, một Sự thật trọn hảo, dành cho những ai dám dấn thân vào con đường của sự hy sinh và từ bỏ, con đường Thập giá.

Có lẽ, việc chọn lựa cho mình một con đường sống là cần kíp và chính đáng nhất trong cuộc đời của mỗi con người.

Theo thói thường, thì ai cũng muốn có một cuộc sống dễ dàng, một cuộc sống tiện nghi, sung túc và vui vẻ...

Nhưng có điều, là một cuộc sống dù đáng ước mơ như thế cũng không có gì đảm bảo cho con người ta được sống hạnh phúc. Vì hạnh phúc đích thực, không thể tìm thấy được nơi cuộc sống ở trần gian này.

Thế nhưng, nhiều người lại say mê và ra sức tìm kiếm, để sở hữu nó!

Biết bao nhiêu cố gắng và khó nhọc của con người, nhằm tìm kiếm và giữ lại hạnh phúc trần gian, tất cả đều sẽ tan biến.

Bởi vì, "con người từ đất mà ra, thì cũng sẽ phải trở về với đất bụi" (x. St 3, 19).

Và con người đã không mang gì vào trần gian, thì cũng đừng mong đem gì ra khỏi chốn gian trần.

Điều chắc chắn duy nhất, đó là: "ba tấc đất mới thật là nhà, nơi đó ta sẽ ở muôn đời muôn kiếp" (Tv 49, 12).

Con đường đưa con người tới hạnh phúc thật, chính là con đường: "liều mất mạng sống mình vì Chúa Giêsu và vì Tin mừng".

Nói cách khác, đó là con đường của Thập giá: "Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất".

Kẻ yêu mạng sống mình, thì chỉ biết sống cho mình, muốn được mọi người nhìn nhận và phục vụ cho mình.

Đó là con đường sống, được lót bằng những chiếc thảm hoa êm ái và rực rỡ, nhưng sẽ dẫn con người ích kỷ, đi tới hố diệt vong.

Thật bất hạnh cho những người chỉ biết yêu mình, qui hướng về mình và sống cho riêng mình!

*****

Trong Thần thoại Hy Lạp có kể lại câu chuyện, về một anh chàng, có tên là Narcise.

Narcise là một chàng trai trẻ đẹp, không có chỗ nào chê được, và cũng không có dung mạo của ai có thể so sánh được với anh ta.

Anh ta cũng nhận ra điều đó, nên rất tự hào về chính mình.

Dần dần, anh ta khám phá ra: là không ai xứng đáng để anh ta kết bạn cả.

Cuối cùng, anh ta chỉ còn cách là quay trở lại để yêu chính mình. Anh ta đã yêu mình cách tha thiết và say mê mình ngây ngất, đến độ quên hết mọi sự. Ngày đêm lo tìm cách để nhìn ngắm mình cho đã thèm!

Bất cứ nơi đâu có thể soi mình được, là anh ta không tiếc thời gian để nhìn ngắm mình, cho thoả lòng khao khát.

Một hôm, anh ta đi ngang qua một cái giếng sâu, có nước rất trong xanh. Anh chàng Narcise liền soi mình dưới lòng giếng sâu. Tiếc thay, vì không kìm chế được lòng say mê vẻ đẹp của mình, nên anh ta đã lao mình xuống lòng giếng, để ôm lấy mình. Nhưng khốn khổ thay, anh ta đã chết chìm một mình, trong lòng giếng ấy.

Câu chuyện trên muốn đem đến cho chúng ta một thông điệp này là: kẻ nào quá yêu mình và say mê mình, thì khó có thể tránh được cái chết trong cô đơn và tủi nhục.

Đó cũng chính là sứ điệp, mà Tin mừng hôm nay gửi đến chúng ta:

"Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất.
Còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy".


Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta: biết can đảm chọn lấy con đường "thập giá" và vui vẻ vác lấy thập giá đời mình, để theo Chúa đến cùng.

"Vác thập giá" theo Chúa, là chu toàn việc bổn phận của mình hằng ngày, là trung tín sống niềm tin tưởng phó thác vào Chúa, qua mọi biến cố buồn vui trong cuộc sống của mình.

Lạy Chúa, ước gì Lời của Chúa hôm nay luôn vang vọng mãi trong từng ngày sống của chúng con, để chúng con được sáng suốt nhìn thấy con đường, mà Chúa Giêsu đang mời gọi và chờ đợi ta bước theo Ngài, ngõ hầu mai sau chúng con sẽ được Chúa cho đứng vào hàng ngũ những người Chúa chọn và tìm được sự sống đời đời làm gia nghiệp. Amen.

------------------------------------------

 

Bài 13: Tình yêu có sức mạnh biến đổi

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình  Bài 646)

Bạn thân mến,

Trẻ em Tây Phương thường được người lớn kể cho câu truyện thẩn tiên như sau:

Ngày xửa ngày xưa, có một gia đình nghèo sống bên cạnh khu rừng.

Người chổng thì lo việc tiều phu, còn người vợ thì lo việc nội trợ.

Họ có ba người con gái.

Sáng sớm, người chổng đi vào rừng kiếm củi, còn người vợ đi thì vào làng để mua thức ăn và các cô gái nhỏ trông chừng nhà cửa.

Một buổi sáng nọ, đang nô đùa trước nhà, thì ba cô bé nhỏ thấy một lão bà đang tiến lại gần, người đàn bà mặc áo đen. Từ xa, ba cô bé nhỏ cũng có thể nhận ra gương mặt xấu xí của bà.

Vừa thấy bà lão đến gần, người chị gái liền thét lên: “Mụ phù thủy, mụ phù thủy”.

Nghe tiếng báo động của người chị, hai cô bé nhỏ chạy vội vào trong nhà, đóng cửa lại. Còn cô lớn thì chạy ra phía sau nhà, để thả chó ra.

Lão bà dừng lại, trước những tiếng gầm gừ của con chó.

Bên trong, hai đứa nhỏ vẫn đang run cầm cập.

Một lát sau, người đàn bà xấu xí đành bỏ đi về phía rừng.

*****

Hôm sau, người tiểu phu vào rừng đốn củi và đem theo con chó, người mẹ thì lại đem đứa con gái lớn theo phụ giúp mình mua sắm ngoài làng. Ở nhà chỉ còn lại hai đứa con gái nhỏ.

Vào giữa buổi trưa, khi hai đứa nhỏ đang chơi trước sân nhà, thì lão bà lại xuất hiện, vẫn bộ quẩn áo đen của phù thủy, dáng điệu cúi gập người trên cây gậy.

Đứa chị có bổn phận trông coi em, nó lại hét lên: “Mụ phù thủy, mụ phù thủy”, và cả hai chạy ù vào trong nhà, rồi đóng cửa kín lại. Đứa chị còn kịp nhặt mấy viên đá để phòng thân.

Khi bà lão tiến đến gần sân, bà nhìn vào trong chuổng chó, thấy chuồng trống không, lại không có tiếng sủa, vậy là chú chó đã đi vắng.

Người đàn bà tiến đến cửa chính của túp lều và tìm then cửa, khi bà chưa kịp mở then cửa, thì đứa chị đã ném viên đá vào người bà.

Một tay chống gậy, một tay đỡ lấy mặt, bà lão xấu xí lại lẩm lũi trở về phía rừng.

*****

Hôm sau, sinh hoạt của gia đình tiểu phu vẫn diễn ra bình thường: Người cha vẫn đưa con chó vào rừng, người mẹ đem đứa con gái lớn và cả đứa kế đi ra chợ, chỉ còn lại đứa bé nhỏ nhất, mới lên năm tuổi trông coi nhà.

Vào giữa buổi trưa, khi đứa nhỏ đang chơi trước sân, thì bà lão xấu xí lại xuất hiện một lẩn nữa.

Vừa trông thấy, nó thét lên như hai đứa chị: “Mụ phù thủy, mụ phù thủy” và chạy nhanh vào nhà, cài then cửa lại, đứng nhìn người đàn bà.

Qua lỗ nhỏ của khe cửa, bỗng nó nhìn thấy và nhận ra một điểu, mà nó chưa hể thấy trước đó, là người đàn bà không có một vẻ gì là một mụ phù thủy cả, nó chỉ thấy một người đàn bà, vẻ đau yếu và mệt lả.

Đứa bé năm tuổi tự nhiên cảm thấy thương mến bà vô cùng.

Nó liển mở cửa và tiến đến bên bà: “Thưa bà, cháu có thể giúp bà điều gì không?”.

Quả thật, gương mặt bà lão trông xấu xí kinh khủng, và khi trông thấy đứa bé kháu khỉnh thì bà nói:

“Lão còn phải đi đường xa, lão mệt lắm, cháu có thể cho bà ly nuớc đuợc không?”.

Nó liển chạy ra sau nhà, lấy cái gáo, múc nước đem ra cho bà cụ uống.

Bà cụ cẩm lấy cái gáo nước, cảm ơn đứa bé, rồi uống cạn.

Bỗng, bà rùng mình, đứng thẳng, đứng thằng, rổi biến thành một cô công chúa xinh đẹp.

Thì ra, lão bà là một cô công chúa, đã bị một mụ phù thủy nào đó ghen tức, làm cho công chúa biến thành xấu xí.

Cô công chúa ấy trở lại nguyên hình, nguyên trạng, khi có ai đó làm một nghĩa cử cho cô.

Nhưng từ bao nhiêu năm qua, không hề có một ai đối xử tử tế với lão bà, vì bà quá xấu xí. Mãi cho đến ngày hôm đó, cô bé năm tuổi đã làm một nghĩa cử, và hành động ấy đã biến đổi bà, trả lại nguyên hình dáng yêu kiểu cho cô công chúa.

*****

Trên đây là câu truyện nhân gian, kể cho trẻ em nghe, nhưng cũng là chuyện xảy ra hằng ngày cho chúng ta, những người lớn.

Mỗi ngày qua đi trong cuộc sống, không biết bao nhiêu khuôn mặt, mà chúng ta gán cho biết bao nhiêu là nhãn hiệu, để cố tình xa lánh.

Nhưng chỉ cẩn một cử chỉ tử tế, dù rất nhỏ, cũng đủ làm cho khuôn mặt ấy trở thành dễ thương.

Đó là sức mạnh biến đổi của tình yêu, là cốt lõi của Tin mừng.

Đây là điểu, mà Chúa Giêsu khi đến trẩn gian đã dạy cho loài người:

“Ngài giấu những sự đó với những người thông thái và những kẻ quyển thế, mà chỉ tỏ bày cho trẻ em và những kẻ bé mọn” (x. Mt 11, 25).

Thật ra, chỉ có trẻ thơ, mới dễ nhận ra sức mạnh biến đổi ấy của tình yêu.

Lay Mẹ Maria, xin Mẹ cầu thay nguyện giúp cho chúng con có được một tâm hồn luôn tươi tré, để có đủ sức mạnh biến đổi tình yêu trong chúng con.

Xin Mẹ giúp chúng con ý thức rằng: Chỉ có tình yêu thương, mới biến đổi tâm hồn con người, và giúp chúng con biến đổi được thế giới.

Xin Mẹ luôn hiện diện bên Chúa, gìn giữ con trên con đường theo Chúa Kitô. Amen.

---------------------------------

 

Bài 14: Chuyện bán đấu giá một bức tranh

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình  Bài 647)

Bạn thân mến,

Trong giới sưu tầm tranh ảnh nghệ thuật, có một câu chuyện được lưu truyền lại như sau:

Có hai cha con nhà giầu kia, say mê sưu tầm tranh ảnh nghệ thuật quý giá, từ tranh của Picasso, tới tranh của Raphael.

Trong cuộc chiến tranh, người con đi động viên, và tử trận, đang khi anh tiếp cứu một người lính bạn của mình.

Người cha rất đau buồn về cái chết của người con yêu quý duy nhất của ông.

Chừng một tháng sau cái chết của con, trước Lễ Giáng Sinh, có một thanh niên trẻ, đến gõ cửa nhà ông.

Anh ta nói: “Thưa ông, con chính là người lính, mà con ông đã hy sinh, để cứu mạng sống. Hôm ấy anh đã cứu được rất nhiều người bạn đồng đội. Đang khi anh cõng con trên lưng về nơi an toàn, thì anh bị tử thương. Khi còn sống, anh thường kể cho con nghe về ông. Hôm nay con mang đến cho ông một bức tranh con đã vẽ. Con biết nó không được đẹp lắm, nhưng con tin chắc là con ông rất muốn ông có bức tranh này.”

Người cha mở bức chân dung người con của ông. Ông nhìn chăm chú vào bức tranh. Tất cả cá tính của con ông, đã được diễn tả hết nơi đó.

Nhạt nhoà nước mắt, ông cám ơn chàng thanh niên và muốn trả tiền cho bức tranh quý này, nhưng anh không nhận, vì bức tranh là món quà cho ơn cứu mạng.

Người cha đã treo bức tranh ngay giữa ngôi biệt thự. Tất cả mọi người khách đến thăm ông, việc trước tiên là ông dẫn họ tới chiêm ngắm bức chân dung này, sau đó mới tới những bức vẽ khác.

Sau đó, một cuộc bán đấu giá tất cả những bức tranh sưu tầm của ông được tổ chức long trọng.

*****

Các quan khách giàu sang từ khắp các nơi tụ về, với hy vọng sẽ mua được một bức nào đó, trong bộ tranh sưu tầm quý giá của ông.

Bức tranh “Người Con” yêu quý của ông được treo ngay giữa hội trường đấu giá.

Ban tổ chức gõ búa, tuyên bố: “Trước hết, chúng tôi sẽ bắt đầu cuộc đấu giá hôm nay, bằng bức tranh người con của chủ nhân. Ai sẽ trả bức tranh này 200 đô?”

Tất cả im lặng! Một giọng nói từ phía sau la to: “Bỏ qua bức này đi! Chúng tôi đến đây vì những bức nổi tiếng kia!”

Người khác thêm vào: “Chúng tôi đã không đến vì bức này. Chúng tôi muốn những bức tranh của Rembrandts và Van Gogh!”

Ban tổ chức lại la to: “Người Con! Người Con! Ai sẽ trả giá bức tranh Người Con?”

Đám đông la ó, ồn ào, phản đối....

Sau cùng một giọng nói từ phía cuối phòng vang lên: “Tôi xin trả 10 đô cho bức tranh đó!”

Đây là một ông già, đã từ nhiều năm nay làm vườn cho hai cha con nhà giàu này. Ông rất nghèo, nhưng đó là số tiền ông có thể trích ra để mua nó.

Ban tổ chức lên tiếng: “Đã có người trả 10 đô! Ai muốn trả 20 đô?”

Đám đông lại la ó giận dữ: “Cho hắn bức đó 10 đô đi! Chúng tôi chờ đợi những tác phẩm nghệ thuật thực sự!”

Ban tổ chức lại gõ búa, tuyên bố: “Một, hai,... bán với giá 10 đô!”

Chúng tôi mời ông cụ lên nhận bức tranh: “Cha Con”.

Và theo yêu cầu chủ nhân, thì ai thắng trong cuộc đấu giá bức tranh “Cha Con” này, sẽ công bố lá thư được dán kín, kèm theo bức tranh.

Nội dung lá thư được viết như sau: “Bức tranh người con được bán đấu giá và ai mua được bức tranh này, thì sẽ được thừa kế toàn bộ tài sản, và tất cả những bức tranh sưu tầm của chủ nhân”.

Vậy là ông già làm vườn đã mua bức tranh “Người Con”, theo di chúc, được hưởng toàn bộ tất cả tài sản, và những bộ sưu tập của chủ nhân.

Như thế nghĩa là không còn gi để bán đấu giá nữa, cho nên Ban tổ chức hạ búa xuống tuyên bố: “Buổi đấu giá hôm nay, xin được kết thúc tại đây”.

*****

Câu chuyện trên là dụ ngôn giúp cắt nghĩa đoạn Tin Mừng hôm nay (Mc 9: 30-37): Ai chọn Chúa Con, là sẽ được thừa kế tất cả.

Khi Chúa Giêsu tiên báo về việc Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều và sẽ phải hy sinh mạng sống, vì sự cứu rỗi của nhân loại. Đang khi đó, các môn đệ lại đang tranh luận với nhau xem, ai trong số họ sẽ là người cao trọng nhất trong Vương Quốc, mà Ngài sắp thiết lập.

Chúa Giêsu dạy cho các ông bài học: Con đường dẫn tới sự cao trọng, là con đường từ bỏ mình, khiêm tốn, và phục vụ người khác. Không có con đường nào khác, cho bất ai muốn theo Ngài.

Các học giả đã nhận xét thấy rằng:

Trong những câu chuyện của Thánh Kinh, đã có một loại kiểu mẫu được ưa thích, mà người ta gọi là “khuôn mẫu bé nhỏ hơn” – “the younger child motif”.

Họ thấy rằng: trong những câu chuyện phải giải quyết giữa hai anh em hay hai chị em, thì hầu như người em nhỏ hơn, bao giờ cũng được xép trổi vượt lên, như một người anh hùng, một người tốt và một người được chúc phúc.

Chẳng hạn khởi đầu Thánh Kinh với câu chuyện của Ca-in và A-ben, rồi Ít-ma-ên và I-xa-ác, Ê-xau và Gia-cóp, Giu-se và các anh, Đa-vít và các anh, A-đô-ni-gia và Sa-lô-môn, người con hoang đàng và người con trưởng, câu chuyện của Mác-ta và Maria....

Thật khó cắt nghĩa, tại sao khuôn mẫu Thánh Kinh “sự bé nhỏ hơn” này, lại trở nên có ý nghĩa.

Theo Carl Jung, thì nhân cách của con người được thành hình bởi hai nguồn năng lực, mà ông gọi bằng tiếng Latinh là “senex” và “puer eternis”.

- “Senex” có nghĩa là người lớn, con cả, anh hai.
- “Puer eternis” có nghĩa là con bé nhỏ, con trẻ, con út.

Xin tạm dịch là năng lực con cả và năng lực con trẻ:

- Nguồn năng lực con cả, anh hai, thì khôn ngoan, thận trọng và tính toán hơn. Vì có khuynh hướng nhìn xa, thấy trước, nên anh hai thường thận trọng và kỹ lưỡng, nhưng sau cùng chẳng dám hành động gì. - Trái lại, người con trẻ, hay con út, lại thích mạo hiểm và liều lĩnh hơn. Vì nó có khuynh hướng thích hoạt động, nên dễ phạm lỗi lầm, nhưng lại có nhiều cơ hội.

- Người con lớn hay bảo thủ và ý thức về sự an toàn hơn. - Người con trẻ lại dễ dãi, dễ sống và sẵn sàng thích nghi với mọi hoàn cảnh.

- Người con cả có khuynh hướng tranh giành quyền lực và sự thành công hơn. - Còn người con trẻ lại có khuynh hướng cộng tác, cởi mở, thích bầu bạn hơn.

- Người con cả sớm trưởng thành và chịu trách nhiệm hơn, - trong khi người con trẻ thì vẫn vô tư.

Trong những đại gia đình, cha mẹ thường di truyền những sinh lực cho con cả, cho người con đầu lòng của họ, và những người con kế sẽ kết thúc bằng việc duy trì thêm những năng lực của người con trẻ.

Từ lý thuyết này, Carl Jung tiếp tục suy diễn ra rằng: khi một trong hai nguồn năng lực này bá chủ hoàn toàn nhân cách của một con người, sẽ gây hậu quả là nhân cách đó dễ bị chết. Để trở thành một con người, là con người thực sự, đầy sinh động, cả hai nguồn sinh lực này phải được cân bằng và hài hòa trong một nhân cách.

Nhìn vào hành động của các tông đồ trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy rằng: hành động của các ông quá nghiêng về nguồn năng lực của con cả.

Đây là lần thứ hai, Chúa Giêsu cố gắng nói rõ cho họ biết về sự đau khổ, sự chết và sống lại, đang chờ đợi Ngài ở Giê-ru-sa-lem. Nhưng tất cả họ đều không hiểu, không hiểu mà chẳng chịu hỏi lại: “Nhưng các ông không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi Người” (Mc 9:32).

Đây chính là đặc tính của con cả. Người con cả luôn tỏ ra tự tin nơi chính mình, không muốn bàn hỏi với ai!

Một yếu tố rõ ràng khác của năng lực con cả nơi họ, là: “dọc đàng các ông tranh luận xem ai là người lớn nhất” (Mc 9:34).

Điều này chứng tỏ rằng: họ liên hệ và làm việc với nhau dựa trên sự cạnh tranh quyền hành, hơn là sự cộng tác.

Do đó, chúng ta mới hiểu được rằng: tại sao Chúa Giêsu đem một em bé đặt giữa các ông, ôm lấy em và nói rằng: “Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy. Ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Đấng đã sai Thầy” (Mc 9:37).

Lời tuyên bố có tính cách quyết định nầy quan trọng ở chỗ: để đón tiếp trẻ thơ, phải chấp nhận một cái gì khác, hơn là sự đơn thuần của một trẻ thơ. Đó là, theo như sự phân tích của Carl Jung, đón tiếp phần năng lực của con trẻ, cái nhân cách của trẻ thơ.

Với năng lực con trẻ, chúng ta trở nên ít tính toán, ít quan tâm tới sự tủi nhục, hay phẩm giá cá nhân của mình, ít sợ thất bại, đau khổ và sự chết. Và nhất là ít bám víu lấy quyền hành và sự thành công, xét dưới con mắt của người đời.

Với năng lực của con trẻ, chúng ta dám từ bỏ, ra đi, không bám víu, dám mạo hiểm, chấp nhận sự bấp bênh và thử thách. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể phó thác, tin tưởng hoàn toàn mà bước theo Chúa Giêsu được.

*****

Văn hóa ngày nay, làm cho chúng ta thích nghiêng về năng lực của người anh cả.

Chúng ta giống như các môn đệ, chỉ muốn thành công, quyền hành, vinh quang, chiến thắng, và những cảm giác an toàn, bảo đảm cho cuộc sống trần gian.

- Ai muốn mang lấy những năng lực của con trẻ, như sự vô tư, tin tưởng, cộng tác, và vui tươi?
- Ai muốn mạo hiểm ôm lấy những thử thách, đau khổ và khó khăn trong đời mình?
- Ai muốn đi tìm con đường khiêm tốn và phục vụ người bị lãng quên?
- Ai muốn đi với những người bé nhỏ, kẻ nghèo hèn, người bệnh tật?

Các tông đồ ở thời điểm này trong cuộc đời của họ, giống như những người đến dự cuộc đấu giá tranh trong câu chuyện ở trên. Họ cỉ chú ý đến quyền lực, địa vị, danh vọng và nổi tiếng.

Họ đã thất bại, vì không hiểu được cái nghịch lý của con đường Chúa Giêsu đi: Con đường khiêm tốn, phục vụ, và từ bỏ bản thân, là con đường dẫn đến sự cao trọng.

Thông điệp của câu chuyện đấu giá tranh và câu chuyện của Phúc Âm hôm nay rất giống nhau:

Thiên Chúa cho chúng ta Người Con duy nhất của Ngài. Người Con ấy đã hy sinh mạng sống mình, để cứu vớt nhân loại. Và ai chọn Người Con, bước theo tinh thần và năng lực của Người Con, cùng con đường phục vụ khiêm tốn của Ngài, thì sẽ hưởng được di chúc của Chúa Cha, là thừa kế tất cả mọi sự. “Người Con! Người Con!” Ai bước theo Người Con sẽ thừa kế mọi sự!

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ánh sáng đức tin, để nhận ra Chúa hôm nay và hàng ngày, nơi khuôn mặt khốn khổ của tất cả những người đang bị thử thách:


- những kẻ đói, không chỉ vì thiếu của ăn, nhưng vì thiếu Lời Chúa;
- những kẻ khát, không chỉ vì thiếu nước, nhưng còn vì thiếu bình an, sự thật, công bằng và tình thương;
- những kẻ vô gia cư, không chỉ tìm kiếm một mái nhà, nhưng còn tìm một con tim hiểu biết, yêu thương;
- những kẻ bệnh hoạn và hấp hối, không chỉ trong thân xác, nhưng còn trong tinh thần nữa,

- bằng cách thực thi lời hy vọng này: "Điều mà ngươi làm cho người bé mọn nhất trong anh em là làm cho chính Ta" Amen.

------------------------------------------

 

Bài 15: Óc bè phái và cục bộ

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình  Bài 648)
------------------------------------------

Bạn thân mến,

Trong trận thế chiến II, có ba vị tuyên úy: Công giáo, Tin lành và Do thái, trở thành những người bạn thân thiết của nhau. Họ thề hứa với nhau, là nếu một người nào trong nhóm mà bị giết chết, thì những người còn sống sót phải liệu cách báo tin cho gia đình của người qua đời và lo việc chôn cất.

Thế rồi, vị tuyên úy Do thái bị giết chết.

Hai người còn lại tìm mãi ở địa phương đó, không hề thấy một Rabbi hay một hội đường Do thái nào.

Cuối cùng, trong một làng gần đó, thuộc nước Pháp, họ tìm thấy có một nhà thờ Công giáo xinh đẹp, với một nghĩa trang khá trang trọng, được chăm sóc khá cẩn thận.

Vị tuyên úy Công giáo bèn đề nghị: “Hay là, chúng ta hãy đi gặp vị linh mục chánh xứ tại đây, may ra ông ấy có thể giúp chúng ta”.

Cha xứ muốn giúp họ. Nhưng ngài lại không bảo đảm chắc chắn có được không, nên mới hẹn với họ là sáng mai trở lại:

“Ngày mai, xin các ông trở lại đây. Tôi sẽ tìm kiếm trong các sách vở, để xem có luật nào cho phép chôn cất một người ngoài Công giáo, trong một nghĩa trang Công giáo hay không “.

Cha xứ đã tìm kiếm mãi suốt đêm đó, nhưng không có kết quả.

Ngài bảo họ: “Hãy chôn ông ấy ngay sát hàng rào của nghĩa trang. Chính tôi sẽ đặc biệt quan tâm chăm sóc ngôi mộ của ông ấy”.

Khi chiến tranh kết thúc, họ quay trở lại để viếng ngôi mộ của người bạn mình. Nhưng họ không thấy dấu vết gì ở sát bên hàng rào của nghĩa trang.

Họ tìm đến cha xứ và yêu cầu ông giải thích.

Cha xứ mỉm cười và nói: “Tôi thấy ngôi mộ nằm bên ngoài nghĩa trang trông cô độc quá. Do đó, tôi tiếp tục tìm kiếm”.

Họ liền hỏi: “Cha đã tìm thấy một luật cho phép dời ngôi mộ vào bên trong hàng rào?”

Cha xứ trả lời: “Không, tôi không thấy một luật nào cho phép như thế. Nhưng không có luật nào cấm tôi dời hàng rào ra bên ngoài”.

*****

Thái độ loại trừ đang phổ biến khắp nơi. Không chỉ trong lãnh vực tôn giáo, mà nó có mặt trong các tổ chức, các hiệp hội và mọi nơi khác trong xã hội. Ngay cả trong các gia đình nữa, khi cha mẹ thương đứa con này hơn đứa con khác.

Chúa Giêsu không có quan niệm loại trừ.

Trong bài Tin Mừng hôm nay (Mc 9, 37-42. 44. 46-47), Chúa nói:

“Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy”.

Không có độc quyền trong sự thánh thiện.

Chúa Giêsu Kitô không chỉ thuộc về những người Công giáo, Tin lành, Chính thống… hay những Kitô hữu khác, mà Người còn thuộc về tất cả những ai có thiện chí, có thiện tâm. Tất cả mọi người chúng ta đều thuộc về Chúa Giêsu Kitô.

Lạy Chúa, xin cho chúng con được tâm hồn quảng đại, như Môisen đã cầu nguyện: “Xin Chúa ban Thánh Thần xuống trên toàn dân, để tất cả họ cũng là ngôn sứ”.

Xin cho chúng con biết bước vào nhà chư dân, như thánh Phêrô đã bước vào gia đình Cornêliô, để nhờ đó tất cả đều được lãnh nhận Thánh Thần.

Xin giải thoát con khỏi óc bè phái, cục bộ... Amen.

------------------------------------------

 

Bài 16: Chuyện Mẹ Têrêxa có con mắt thứ ba

(Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình  Bài 649)

Bạn thân mến,

Ai đã từng lái xe hơi, thì cũng đều biết thế nào là “điểm mù”.

Xe hay những vật ở xa, thì thường ta dễ thấy, nhưng khi xe đang chạy, mà những xe, những vật ở sát bên cạnh xe mình, thì mình lại khó thấy nhất. Đó là “điểm mù”.

Đứng núi nọ, trông núi kia cao, nên mới sinh ra những đổ vỡ gia đình, tạo ra biết bao thảm cảnh.

Đây cũng là dấu chỉ thời đại, khi cặp mắt con người bị che mờ bởi những ước vọng càng ngày càng chồng chất và phức tạp, đến độ khủng khiếp, chỉ thích tìm những gì ở đâu đâu, ở tận mãi xa vời, mà đánh mất cái hạnh phúc rất giản đơn, ngay trong tầm tay, ngay trong chính nhà của mình.

Con mắt nào sẽ mở ra được cho ta, khi năm mới đang tới ???

Đó là mắt thứ ba, con mắt của tâm, con mắt đơn sơ, hồn nhiên như trẻ nhỏ.

Chúa Giêsu đã nói rõ:

"Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, thì sẽ không được vào nước đó".
(Marcô 10,15)

Mẹ Têrêsa đã thể hiện điều trên, bên xứ Ấn Độ, không phải bằng những chuyện lớn lao, qui mô, mà là bằng từng cử chỉ thương yêu nhỏ bé:

"Nếu có ai cảm thấy Chúa muốn họ thay đổi cơ cấu xã hội, thì đó là chuyện giữa họ với Chúa. Còn chúng tôi, chúng tôi chỉ phục vụ theo kiểu được gọi. Tôi được gọi để phục vụ từng người một, để thương từng người nghèo một, chứ không phải đương đầu với cả guồng máy xã hội. Tôi chẳng phải đóng vai trò phê phán nào cả".

Mẹ đã mang được con mắt của một nhà nhiếp ảnh đích danh, thấy và chụp được nét Chúa, cả những nơi, với những gì đáng sợ nhất.

"Một hôm, có một thiếu nữ ngoài nước Ấn, muốn nhập Dòng Bác Ái. Chúng tôi có điều lệ: là ngay ngày hôm sau, người mới tới phải đi thăm Nhà của những người đang hấp hối. Vì thế tôi bảo cô gái: "Con đã thấy linh mục trong thánh lễ chứ: ngài chạm tới Mình Thánh Chúa Giêsu, với vẻ yêu mến và trân trọng. Vậy thì con cũng phải làm như vậy, khi đi thăm nhà của người đang hấp hối, vì cũng một Chúa Giêsu, con sẽ nhìn thấy Ngài trong những tấm thân èo ọt, nghèo khổ."

Và cô ta đi. Sau ba giờ cô ta trở về, với một nụ cười thật tươi, tôi chưa bao giờ thấy một nụ cười như thế.

Cô ta nói: "Thưa mẹ, con đã chạm tay được vào thân mình Chúa Kitô, trong ba tiếng đồng hồ."

Và tôi hỏi cô ta: "Thế nào, con đã làm gì?".

Cô ta trả lời: "Khi chúng con tới nơi, người ta mang đến một người mới bị té xuống rãnh, nằm dí dưới đó một hồi lâu. Người ông ta đầy vết thương, bùn đất và bọ, và con đã lau chùi cho ông ta, con ý thức rằng: con đang đụng chạm đến thân mình Chúa Kitô."

Vâng, con tin nhận: Lời Chúa là Tin Vui cho thời điểm đời con lúc này.

Qua thái độ lắng lòng hồn nhiên trở về nội tâm, mắt con được bật sáng, thấy được vẻ kinh ngạc của cuộc đời.

Xin cho con tìm lại được con mắt thứ ba, con mắt của tâm, như Hàn Mạc Tử, để thấy được mọi sự, mọi vật, mọi chuyện xảy ra, đều là tiếng của Trời đang giải nghĩa yêu:

Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem Trời giải nghĩa yêu.


Lạy chúa, xin giúp chúng con giữ mãi được cảm thức ngạc nhiên trước cuộc sống, đừng để chúng con trở nên mù loà, không nhìn thấy dấu tay Chúa trong vũ trụ quanh chúng con, nơi những người đau khổ, đặc biệt nơi ánh mắt và khuôn mặt của các trẻ nhỏ. Amen.

------------------------------------------

 

Bài 17: Chàng trai muốn có vợ, phải có ba chìa khóa

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình  Bài 650)
------------------------------------------

Bạn thân mến,

Một bác nông dân người Anh, đang ngồi nghe một nhà giảng thuyết tài ba, tên là Dôn Oét-lây (John Wesley) rao giảng Tin Mừng.

Hôm đó, nhà giảng thuyết đề cập đến vấn đề tiền bạc, của cải.

Đầu tiên, nhà giảng thuyết nói đến việc “phải ra công tích lũy tiền bạc tối đa, phải dùng hết khả năng mình để kiếm tiền và làm giàu”.

Bác nông dân gật đầu và nói nhỏ vào tai ông bạn thân, đang ngồi bên cạnh: “Thật là một tư tưởng hay”.

Rồi nhà giảng thuyết khai triển điểm thứ hai của bài giảng: “Phải tiết kiệm tối đa. Ông lên án những thói ăn chơi xa xỉ, quăng tiền qua cửa sổ”.

Bác nông dân một lần nữa lại xuýt xoa: “Bài giảng thật là tuyệt vời, cám ơn Chúa, từ trước đến giờ ta vẫn luôn làm, như  ta vẫn luôn làm như lời ông ta nói, là  tiết kiệm”.

Cuối cùng, nhà giảng thuyết  đề cập đến điểm then chốt của bài giảng: “Hãy đem những của cải đã thu gom được, chia sẻ cho những Đức Kitô, hiện thân nơi những người nghèo chung quanh, vì của cải vật chất là của Thiên Chúa ban chung cho nhân loại, chúng ta chỉ là những người quản lý. Do đó, chúng ta phải tích cực làm các việc từ thiện, bác ái, xã hội. Phải dạy người nghèo một nghề để tự kiếm sống, phải tạo ra nhiều việc làm, đừng để xảy ra tình trạng: Người thì ăn sung mặc sướng, trong khi nhiều người khác lại bị đói khát, bất hạnh…”.

Nghe vậy, bác nông dân sụ nét mặt lại, lắc đầu, tỏ ý không bằng lòng, và buồn bả bỏ ra về. Vừa đi ông vừa lẩm bẩm: “Cái lão thầy tu này giảng không thực tế chút nào, tại sao lại phải đem tiền của kiếm được, do công lao, mồ hôi, nước mắt của mình, mà lại chia sẻ cho kẻ khác ?”

*****

Bác nông dân trên đây đã phản ứng trước đòi hỏi của Tin Mừng, về vấn đề tiền của, rất giống với chàng thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay (Mc 10, 17-30):

Anh thành tâm, thiện chí, xin Chúa Giêsu một lời khuyên, để đạt tới sự sống đời đời.

Có lẽ ít có thanh niên nào lại bận tâm đến cuộc sống đời đời, như anh thanh niên này, vì thường họ chỉ biết nghĩ và sống cho hiện tại.

Chúa âu yếm nhìn anh và nói: “Hãy giữ các điều răn”, đó là phương thế rất phổ thông và truyền thống trong đạo Do Thái.

Có thể nói anh rất hài lòng về câu trả lời của Chúa, và hãnh diện vì mình đã tuân giữ các điều răn này ngay từ nhỏ.

Vậy tại sao anh còn muốn tìm kiếm thêm ? Vì đó chỉ là mức tối thiểu, đối với đa số người Do Thái.

Vì thế, Chúa Giêsu mời gọi anh ta bước thêm một bước nữa: “Hãy về bán của cải và chia sẻ cho người nghèo khó, rồi đến đây theo Ngài”.

Nghe tới đây, anh đã chùn bước.

Giả như Chúa Giêsu bảo anh giữ thêm một điều răn nữa, dù có khắt khe hơn, chắc anh cũng sẵn sàng nhận ngay, nhưng Chúa lại mời gọi anh chia sẻ những cái anh đang có cho người nghèo, nên anh thấy khó chấp nhận và buồn rầu bỏ đi, vì anh có nhiều của cải.

Quả thật, giữ thì không khó khăn lắm, nhưng cho thì không dễ dàng chút nào.

Người ta có thể dễ dàng theo Chúa, khi họ không phải từ bỏ của cải mình có.

Nhưng đòi phải từ bỏ những đồng tiền, của cải, thì họ không thể dứt được, vì “đồng tiền liền khúc ruột”.

*****

Con đường giữ đạo và con đường hoàn hảo, còn cách xa nhau lắm, vì con đường hoàn hảo là con đường từ bỏ, kể cả mạng sống mình.

Chúng ta thấy Chúa Giêsu đã đảo lộn mọi dự đoán của chàng thanh niên ấy:

- Vấn đề: không phải là làm việc gì, hay giữ điều gì, nhưng là từ bỏ những cái thân thiết, gần gũi, quý giá, để thong dong và dễ dàng đón nhận Chúa, là nguồn gốc và đích điểm của cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu.

Chúng ta thấy bác nông dân trong câu chuyện trên và anh thanh niên trong bài Tin Mừng, cả hai đều có thiện chí, muốn nên tốt hơn, nên đã đi tìm và hỏi ý kiến Chúa Giêsu. Cả hai đều hài lòng về những điều mình đã làm, là tuân giữ các điều răn.

Nhưng khi Chúa đòi phải từ bỏ, bằng việc bán gia sản, mà chia sẻ cho những người nghèo khổ, thì cả hai đều sụ nét mặt và buồn rầu thất vọng bỏ đi.

Liền sau đó Chúa đề cập đến vấn đề tiền của và sự giàu có:

Đối với phần đông chúng ta, Chúa không đòi chúng ta phải từ bỏ tiền của, như mọi người khác, chúng ta cũng cần có tiền của, và có tiền của mới sống được :

- “Chúng ta cần có một căn nhà để tránh “cảnh ăn nhờ, ở đậu”, gây phiền hà cho người khác.

- Chúng ta cần có đủ áo mặc, cần có đủ cơm ăn, để khỏi nên gánh nặng cho tha nhân, không đánh mất phẩm giá của mình và tránh lệ thuộc vào người khác.

Ngoài ra, nhiều người đã biết: khởi điểm của mọi sự, là “thủ tục đầu tiên”, không có “thủ tục đầu tiên” này, thì mọi việc sẽ khó mà êm xuôi trong xã hội hôm nay.

Hơn nữa, không có tiền, có lẽ khó mà lấy vợ, có chồng, một tiệc cưới cũng tốn kém từ vài triệu, đến vài chục triệu.

Ở Hàn Quốc, họ nói như sau:

“Muốn cưới vợ, thì chàng trai phải có ba chìa khóa: chìa khóa xe hơi, chìa khóa nhà, và chìa khóa hòm tiền ở ngân hàng”.

Nhưng đối với chúng ta, cần phải có chìa khóa thứ tư nữa, ba chìa khóa kia mở cửa “tiền”, còn chìa khóa thứ tư mở cửa “lòng”.

Nhưng thực tế cũng cho thấy:

- Tiền có thể mua nhà cửa, nhưng không mua được tổ ấm.

- Tiền có thể mua giường nệm, nhưng không mua được giấc ngủ ngon.

- Tiền có thể mua lạc thú, nhưng không mua được hạnh phúc.

- Tiền có thể mua thế gian, nhưng không mua được Thiên Đàng.

Cho nên: Cửa lòng, là chìa khóa thứ tư, mở ra vào Nước Trời, đó là lòng bác ái, lòng yêu thương của chúng ta.

Tóm lại, điều Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta phải sống: là đừng coi tiền bạc là ông chủ, nhưng hãy coi nó là đầy tớ. Tiền của là ông chủ rất xấu, nhưng lại là một tên  đầy tớ tốt.

Một khi tiền trở thành phương tiện, thì tiền của sẽ là một trợ thủ đắc lực, giúp chúng ta làm được nhiều việc lớn lao và chu toàn được sứ mệnh làm vinh danh Chúa và góp phần cứu rỗi anh em.

Lạy Chúa, chúng con biết: Sống đúng theo Lời Chúa dạy là rất khó, nhưng chúng con cũng tin rằng: Với ơn Chúa thì mọi đều có thể làm được.

Xin Chúa giúp sức, ban ơn cho chúng con, để chúng con luôn sống theo tinh thần nghèo khó của Tin mừng. Amen.

------------------------------------------

 

Bài 18: Ý nghĩa thần học của con số 3, 7, 12 và 40 trong Kinh Thánh

 (Chuyện cha Mễn kể cho các gia đình  Bài 651)

------------------------------------------

Bạn thân mến,

- Ý nghĩa thần học của con số 3, có liên quan tới sư sống và sự chết, sinh và tử.

Thí dụ, tiên tri Giô-na bị nuốt vào trong bụng cá trong vòng ba ngày.

“Ðức Chúa khiến một con cá lớn nuốt ông Giô-na. Ông Giô-na ở trong bụng cá ba ngày ba đêm. Từ trong bụng cá, ông Giô-na cầu nguyện cùng Ðức Chúa, Thiên Chúa của ông”. Và Thiên Chúa đã nhậm lời (Giona 2,1-2).

Sau đó, ông đã tiếp tục sứ mạng tiên tri, mà Chúa đã giao phó.

*** Xem tiếp chuyện tiên tri Giô-na:
https://linhmucmen.com/news/kinh-thanh-tan-uoc-cuu-uoc/68-gio-na-2104.html#_Toc115363598
 
- Đức Kitô đã chết đi, được chôn cất, nhưng đã sống lại vào ngày thứ 3.

---------------------------------

- Ý nghĩa thần học của con số 7.

Con số 7 trong Kinh Thánh tượng trưng cho “sự toàn thiện”, hay là “thôi nhé, vậy là đủ rồi” trong nền văn học Do Thái.

Thí dụ, Thiên Chúa tạo dựng Trời Đất trong vòng 7 ngày (Sáng Thế Ký 1-2:1-4b).

Con số 7 ngày trong Sáng Thế Ký chỉ về sự toàn thiện, toàn bích, và toàn mỹ của trời đất và vũ trụ.

Riêng về con số 7 của “thôi nhé, vậy là đủ rồi”,  thì người Việt Nam chúng ta lại nói: “Quá tam, ba bận”, người Do Thái nói: “Quá thất, bảy bận”, có nghĩa là thôi nhé, đủ rồi.

Đó là lý do, mà tại sao thánh Phêrô đã từng lên tiếng hỏi Đức Giêsu:

- Nếu anh chị em lỗi phạm đến con, thì con phải tha thứ cho họ bao nhiêu lần? Có phải là bảy lần không ? (Matt 18:21).

Ý của thánh Phêrô, người ngư phủ Biển Hồ, muốn nói, là sau lần thứ bảy, mà nếu còn lộn xộn nữa, là con sẽ động thủ ngay (ra tay).

Nhưng Đức Giêsu đã không nói là phải tha bảy lần, mà là phải tha đến bảy mươi lần bảy . Ý muốn nói đây, là việc tha thứ thì phải cứ tiếp tục tha, tha nữa, tha đều đều, tha hoài, tha đến vô tận.

---------------------------------

- Ý nghĩa thần học của con số 12

Con số 12 thì hơi khác.

Con số 12 có nguồn gốc từ 12 người con trai của tổ phụ Giacóp.

Trong khi dân tộc Việt Nam, bắt nguồn từ huyền sử dựng nước, với 100 người con trai của Sùng Lãm Lạc Long Quân, con của Lộc Tục Kinh Dương Vương, chắt nội của Vua Thần Nông của Núi Ngũ Linh, hiện giờ thuộc về lãnh thổ Trung Hoa.

Còn người Do Thái thì bắt nguồn từ lịch sử của ơn cứu độ, với 12 người con trai của tổ phụ Giacóp, cháu nội của tổ phụ Abraham, một người xuất thân từ vùng đất Ur, miền Chaldeans, hiện giờ nằm trong lãnh thổ của nước Iraq.

Vùng Đất Chúa Hứa cũng được phân chia ra làm 12 vùng, cho con cái của 12 chi tộc Israel.

Con số 12 do đó tượng trưng cho mối liên hệ đặc biệt giữa Giavê Thiên Chúa và quốc gia được tuyển chọn làm dân riêng của Ngài.

Mối liên hệ đặc biệt này, được minh họa qua Giao Ước Abraham, được ký kết giữa Thiên Chúa và tổ phụ Abraham.

Giao Uớc Abraham, cuối cùng được tóm gọn lại trong Mười Điều Răn, hay cũng gọi là Giao Ước trên núi Sinai, được Thiên Chúa ký kết với dân Do Thái, qua đại ngôn sứ Môisen, người đại diện cho dân Israel, nhận lãnh Giao Uớc Sinai.

Sang tới thời Đức Giêsu, Ngài chọn ra 12 người đàn ông, gọi là tông đồ, mang ý nghĩa môn đệ chân truyền.

Sau khi sống lại, Ngài đã truyền lệnh và ban quyền cho 11 tông đồ (Giuđa lúc đó đã qua đời): “Mọi quyền năng trên trời và dưới đất đã giao cho Ta. Vậy, các con hãy đi khắp nơi,  rao giảng Tin Mừng cho muôn dân…” (Matt 28:18-20).

Một trong những cách để lý giải tại sao Đức Giêsu lại chọn 12 tông đồ, là bởi vì Ngài muốn tái lập một vương quốc Israel mới, với một Giao Ước Mới.

Giao Ước Mới này, theo như Phaolô, được viết bằng máu của Đức Giêsu (1Cor 11:25).

---------------------------------

Ý nghĩa thần học của con số 40

Con số 40 chỉ về những cuộc hành trình của thanh tẩy;

- Thí dụ: trận Đại Hồng Thủy trong vòng 40 đêm ngày, đã thanh tẩy và hồi sinh lại sự sống trên mặt đất (Sáng Thế Ký 7:12).

Trước khi được đặt chân lên vùng đất của sữa và mật ong, người Do Thái đã được Giavê Thiên Chúa thanh tẩy và tinh luyện 40 năm trời trong hoang địa.

Tiên tri Giô-na tuyên bố với dân thành Ni-ni-vê, là trong vòng 40 ngày nữa, dân chúng sẽ bị Giavê Thiên Chúa tiêu diệt (Jonah 3:4).

Đức Giêsu ở trong hoang địa trong vòng 40 ngày, để được thanh tẩy và bị cám dỗ, trước khi Ngài chính thức cất bước ra đi rao giảng hạt giống Tin Mừng Lời Chúa, tới khắp muôn dân (Marcô 1:12-13).

Sau khi sống lại, Đức Kitô ở lại với các môn đệ của Ngài 40 ngày, để chuẩn bị tâm hồn cho những người môn đệ lãnh nhận Chúa Thánh Linh (Acts 1:3-5).

*****

Lạy Chúa, dù có là quá tam 3 bận, hay là quá thất 7 bận, xin hãy ban thêm ân sủng thiên đàng, để con tiếp tục tha thứ, bởi vì con yêu Chúa, và bởi vì đã bao nhiêu lần rồi, Chúa vẫn tiếp tục tha thứ, bỏ qua cho những lần con lầm lỡ và sa ngã.

Qua con số 12, xin tiếp tục nhắc nhở con: Thân phận rác rưởi, về mối liên quan mật thiết giữa Chúa và con, trong tình yêu của hương hoa bát ngát thiên đình, dành cho bụi rác nghèo nàn, đất sỏi này.

Xin tiếp tục đổ mưa trời, mưa ân sủng trong vòng 40 ngày 40 đêm, để thanh tẩy, để tôi luyện, và để đổi mới tâm hồn của con. Để rồi, 3 ngày sau con vươn vai, sống lại, hóa ra bướm thiên đàng, bướm trắng toát, đẹp rực rỡ, đẹp huy hoàng. Bướm đập nhẹ cánh mời gọi ban mai, khua động lá vàng, bát ngát nhân gian.

Lạy Chúa, xin giúp con. Amen.

------------------------------------------

Những sách cha Mễn đã in (61 cuốn):
https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/nhung-sach-da-in-1654.html

*** (Bạn muốn có những sách này, hãy chép đường link của sách vào thẻ nhớ hoặc vào USB, đưa cho tiệm Photo, họ sẽ in, chỉ khoảng 15 phút là xong, vì mỗi sách đều đã có sẵn bìa, và mỗi sách không quá 100 trang A5. Chỉ khoảng 24 tờ A4 )

I. - Chuyện minh họa Tin Mừng Chúa Nhật: (7 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-minh-hoa-tin-mung/
1. Chuyện người đàn ông say mê quảng cáo - sách 1
2. Chuyện linh mục vào Thiên Đàng - Sách 2
3. Chuyện con két đi khám bác sĩ – Sách 3
4. Chuyện gà mái ấp trứng đại bàng – Sách 4
5. Chuyện “Số Con Rệp” – Sách 5
6. Thiên Chúa là Đấng hay quên  – Sách 6
7. Chuyện một người con chọn mẹ để sinh ra – Sách 7

II. – Chuyện đời chuyện đạo: (13 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-doi-chuyen-dao/
1. Hãy vui hưởng hạnh phúc ta đang có - sách 1
2. Chuyện đời to và nhỏ - Sách 2
3. Những lời khuyên hữu ích - Sách 3
4. Những chuyện nhỏ mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống - Sách 4
5. Một phép lạ từ một tình thương cho đi - Sách 5
6. Phút thánh hoá gia đình đầu năm mới - Sách 6
7. Năm Mão nói chuyện con mèo - Sách 7
8. Một kiểu sống lại không vui - Sách 8
9. Chuyện con gà trống - Sách 9
10. Kinh cầu các thánh chẳng hề  được phong - Sách 10
11. Làm phúc giúp các linh hồn nơi Luyện Ngục - Sách 11
12. Các linh hồn nơi Luyện Ngục sẽ không quên sự giúp đỡ của chúng ta - Sách 12

13. Tình Mẫu Tử trong dịp Lễ Giáng Sinh - Sách 13


III. - Chuyện kể cho các gia đình: (27 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-ke-gia-dinh/
1. Chuyện người thu thuế và Người biệt phái - sách 1
2. Đừng bỏ cuộc - sách 2
3. Bí quyết hạnh phúc - Sách 3
4. Một chuyện không ngờ thê thảm - Sách 4
5. Đi tìm một bảo hiểm -Sách 5
6. Một mẫu người sống đạo đáng khâm phục - sách 6
7. Yêu là yêu cho đến cùng - Sách 7
8. Những chuyện lạ có thật – Sách 8
9. Một niềm vui bất ngờ - Sách 9
10. Chuyện mẹ ghẻ con chồng - Sách 10
11. Chứng nhân giữa đời thường - Sách 11
12. Cho Chúa mượn thuyền - Sách 12
13. Nét đẹp của lòng thương xót - Sách 13
14. Chuyện tôi vào đạo Chúa - Sách 14
15. Chuyện cô giáo năm xưa - Sách 15
16. Kinh nghiệm của những người trở về “Từ Cõi Chết” nói với ta - Sách 16
17. Quyển nhật ký của mẹ - Sách 17
18. Phép lạ từ việc sùng kính Đức Mẹ - Sách 18
19. Ngày của bố - Sách 19
20. Chuyện 2 cha con hoang đàng - Sách 20
21. Chuyện Kẻ “tự bắc thang lên trời” - Sách 21
22. Chuyện Quỷ Ám là có thật - Sách 22
23. Chuyện bán linh hồn cho ma quỉ - Sách 23
24. Thảm họa: Một Thiên Đường không có Thiên Chúa – Sách 24
25. Nếu Thiên Chúa không có, thì tại sao lại chống Ngài ? – Sách 25
26. Ông già Noel không mặc đồ đỏ – Sách 26
27. Tình yêu có sức mạnh biến đổi – Sách 27


IV.- Chuyện lẽ sống: (8 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/chuyen-le-song/
1. Chuyện Chúa Giêsu đi xem bóng đá - Sách 1
2. Tình yêu là sức mạnh vạn năng - Sách 2
3. Ðời là một chuyến đi - Sách 3
4. Căn hầm bí mật - Sách 4
5. Thất bại, là khởi điểm của thành công - sách 5
6. Lịch sử ngày của mẹ - Sách 6
7. Chuyện tình Romeo và Juliet - Sách 7
8. Một cách trả thù độc đáo - Sách 8

V. – Kho sách quý: (6 cuốn)
https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/
1. Bí mật đầy kinh ngạc về các linh hồn trong luyện ngục – Sách 1
2. Lần hạt mân côi – Thánh Josémaria Escrivá– Sách 2
3. Tiếng nói từ luyện ngục – Sách 3
4. Sách tháng các linh hồn – Sách 4
5 300 Chuyện ngắn giúp minh họa lời Chúa (Phần I) – Sách 5
6 300 Chuyện ngắn giúp minh họa lời Chúa (Phần II)– Sách 6


----------------------------------------------
 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây