TÔI ĐI TÌM THIÊN CHÚA

Thứ tư - 08/04/2020 22:37
Tôi đi tìm Thiên Chúa
Tôi đi tìm Thiên Chúa
Bài 1: Thiên Chúa ở đâu giữa đại dịch? - James Martin SJ. 1
Bài 2. Chúa ơi Ngài ở đâu trong cơn đại dịch?. 6
Bài 3: TẢN MẠN VỀ CON VIRUS CORONA VÀ TUẦN THÁNH 2020. 9
Bài 4: Bác sĩ, y tá Mỹ cầu nguyện trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán. 16
Bài 5: CÓ MỘT THỨ ĐANG LÀM XÁO TRỘN HÀNH TINH.. 18
Bài 6: COVID-19 và GIỮ ĐẠO.. 19
Bài 7: COVID-19 - DẤU CHỈ THỜI ĐẠI (1) 24
Bài 8: VŨ HÁN, ĐIỂM DỪNG HỒI TÂM... 27
Bài 9: CON NGƯỜI và COVID–19. 30
Bài 10: TÂM TÌNH VỚI EM... 34
Bài 11: Dịch virus Covid-19 có phải là dấu chỉ của thời đại?. 37
Bài 12: Dịch bệnh Virus Corona: Sự trừng phạt của Thiên Chúa?. 41
Bài 13: Người trẻ Công giáo học được gì khi bước ra từ đại dịch Covid-19?. 45

----------------------------
 

Bài 1: Thiên Chúa ở đâu giữa đại dịch? - James Martin SJ

https://www.vaticannews.va/vi/church/news/2020-03/thien-chua-o-dau-giua-dai-dich.html
 

Trước sự lan tràn của virus corona hay còn gọi là Covid-19 và sự giết chóc của nó, nhiều người trong Bài 1

Trước sự lan tràn của virus corona hay còn gọi là Covid-19 và sự giết chóc của nó, nhiều người trong chúng ta đặt câu hỏi “tại sao?” Tại sao lại có đại dịch này? Tại sao Chúa để cho dịch bệnh xảy ra? Tại sao Chúa không can thiệp khi chúng ta kêu cầu trong đau đớn và thậm chí có người sợ hãi thất vọng? Cha James Martin, một linh mục dòng Tên người Mỹ, chia sẻ những suy tư của ngài về mầu nhiệm sự dữ. Đối với cha, câu trả lời vẫn là không có câu trả lời. Nhưng cha xác tín rằng chúng ta có thể tìm câu trả lời của đau khổ nơi Chúa Giêsu. Qua cuộc đời của Chúa Giêsu, Kitô hữu biết rằng Con Thiên Chúa đã trải nghiệm và biết hết những đau khổ của phận người và chắc chắn Ngài không bỏ rơi chúng ta. Và những người không phải Kitô hữu cũng tìm được nơi Chúa Giêsu một gương mẫu cho cuộc sống. Vấn đề là chúng ta có tin vào một Thiên Chúa mà chúng ta không hiểu không?
James Martin SJ
***
Cha Martin chia sẻ: “Mùa hè năm ngoái tôi phải đi hóa trị. Và mỗi khi tôi đi qua cánh cửa có bảng ghi “Khoa Ung thư xạ trị”, trái tim tôi dường như hụt đi một nhịp. Trong khi tình trạng bệnh của tôi không nguy hiểm lắm (khối u của tôi là lành tính, và đôi khi người ta cần xạ trị), hàng ngày tôi đã gặp những người cận kề với cái chết.

Cuộc "hẹn" của mỗi người

Trong sáu tuần lễ, mỗi ngày tôi đón một chiếc taxi và nói, làm ơn đưa tôi đến đường 68 và York. Khi đến nơi, tôi dừng lại ở một nhà thờ gần đó để cầu nguyện. Sau đó, trên đường đi đến nơi hẹn làm hóa trị, nằm trong một khu phố đầy các bệnh viện, tôi đã đi ngang qua những bệnh nhân ung thư bị rụng tóc, những ông già bà cụ kiệt sức phải ngồi xe lăn, được các nhân viên chăm sóc y tế tại gia đẩy đi và những người vừa mới phẫu thuật. Nhưng trên cùng những vỉa hè đó, tôi gặp các bác sĩ bận rộn, những y tá tươi cười và các thực tập viên háo hức, và nhiều người khác nhìn có vẻ rất khỏe mạnh. Một ngày nọ, tôi chợt nhận ra: Tất cả chúng ta sẽ đến đường 68 và York, mặc dù tất cả chúng ta đều có những giờ hẹn khác nhau của mình.

Thiên Chúa ở đâu trong tất cả những điều này?

Chỉ trong vài tuần qua, hàng triệu người bắt đầu lo sợ rằng họ đang đi đến cuộc hẹn của mình với vận tốc kinh hoàng, do đại dịch Covid-19. Sự kinh hoàng do lây nhiễm lan nhanh cộng thêm cú sốc bởi sự khởi phát đột ngột của nó. Là một linh mục, tôi đã nghe thấy các cảm xúc tuôn tràn như núi lở trong tháng vừa qua: hoảng loạn, sợ hãi, giận dữ, buồn bã, bối rối và tuyệt vọng. Càng ngày tôi càng cảm thấy như mình sống trong một bộ phim kinh dị, nhưng theo bản năng, tôi đã tắt cuốn phim này đi vì nó gây quá nhiều xáo trộn. Và ngay cả những người sùng đạo nhất cũng hỏi tôi: Tại sao điều này xảy ra? Và: Thiên Chúa ở đâu trong tất cả những điều này?

Mầu nhiệm sự dữ

Về cơ bản, nó giống như câu hỏi mà mọi người đặt ra khi một cơn bão tước đi hàng trăm mạng sống hoặc khi một đứa trẻ chết vì ung thư. Nó được gọi là “vấn đề đau khổ”, “mầu nhiệm về sự dữ’, … và nó là một câu hỏi mà các vị thánh và các nhà thần học đã phải vật lộn trong nhiều thiên niên kỷ. Câu hỏi về nỗi đau khổ tự nhiên (từ bệnh tật hoặc thiên tai) khác với câu hỏi về “sự ác luân lý”. Nhưng bỏ qua  phân biệt thần học này, câu hỏi hiện nay đã làm mệt mỏi tâm trí của hàng triệu người có đức tin, của những người mất can đảm với số người chết đang gia tăng đều đặn, của những người đấu tranh với những câu chuyện về các bác sĩ buộc phải phân loại bệnh nhân và những người giật mình trước những bức ảnh của những hàng dài các quan tài: Tại sao?

Đau khổ để thử thách, tôi luyện đức tin?

Qua nhiều thế kỷ, nhiều câu trả lời về đau khổ tự nhiên đã được đưa ra; tất cả đều muốn trả lời câu hỏi theo một cách nào đó. Phổ biến nhất là câu trả lời cho rằng đau khổ là một thử thách. Đau khổ thử thách đức tin của chúng ta và củng cố nó, như lời thánh Gia-cô-bê: “Thưa anh chị em, bất cứ khi nào anh chị em gặp bất kỳ thử thách nào, đừng xem nó là điều gì khác hơn là niềm vui, bởi vì anh chị em biết rằng thử thách đức tin sẽ làm cho nó kiên vững”. Nhưng trong khi giải thích đau khổ như một thử thách có thể giúp ích trong các khó khăn nho nhỏ (ví dụ như sự kiên nhẫn được kiểm tra bởi một người gây phiền hà), thì nó thất bại trong những trải nghiệm đau đớn nhất của con người. Có phải Chúa gửi bệnh ung thư đến để thử thách một đứa trẻ? Đúng là cha mẹ của em bé có thể học được điều gì đó về sự kiên trì hoặc đức tin, nhưng cách tiếp cận đó có thể khiến Chúa trở thành một con quái vật.

Đau khổ là hình phạt của tội lỗi?

Cũng có lập luận cho rằng đau khổ là một hình phạt của tội lỗi, một cách giải thích vẫn còn phổ biến giữa một số tín hữu (họ thường nói rằng Chúa trừng phạt những người hoặc những nhóm mà không cùng ý kiến với họ). Nhưng chính Chúa Giêsu đã bác bỏ lối suy nghĩ đó khi Ngài gặp một người mù như câu chuyện được kể lại trong Tin Mừng thánh Gioan chương 9: Thưa Thầy, ai là người đã phạm tội, người đàn ông này hoặc cha mẹ anh ta, khiến anh ta sinh ra đã bị mù? Chúa Giêsu trả lời: “Không phải người đàn ông này cũng không phải cha mẹ của anh ta đã phạm tội”. Đây là lời bác bỏ dứt khoát của Chúa Giêsu về hình ảnh một Chúa Cha tàn ác. Trong Tin Mừng Thánh Luca, Chúa Giêsu trả lời câu chuyện về tháp Babel bằng đá đã đổ xuống và đè chết đám đông dân chúng: Anh em nghĩ rằng họ là những kẻ tội lỗi tồi tệ hơn tất cả những người khác sống ở Giêrusalem sao? Tôi nói với anh em không phải như vậy.”

Tam đoạn luận

Sự nhầm lẫn chung của các tín hữu được gói gọn trong cái được gọi là tam đoạn luận không chắc chắn, có thể được tóm tắt như sau: Thiên Chúa hoàn toàn quyền năng, do đó, Thiên Chúa có thể ngăn chặn đau khổ. Nhưng Thiên Chúa không ngăn cản đau khổ, do đó, Thiên Chúa không phải là toàn năng hoặc không hoàn toàn yêu thương.

Nguyên nhân của đau khổ: Chúng ta không biết!

Cuối cùng, câu trả lời trung thực nhất cho câu hỏi tại sao virut Covid-19 lại giết chết hàng ngàn người, tại sao các bệnh truyền nhiễm lại tàn phá nhân loại và tại sao lại có đau khổ, đó là: Chúng ta không biết. Đối với tôi, đây là câu trả lời trung thực và chính xác nhất. Người ta cũng có thể nghĩ rằng virus là một phần của thế giới tự nhiên và bằng một cách nào đó đóng góp cho cuộc sống, nhưng cách giải thích này không thể dùng để nói chuyện với một người bị mất bạn bè hoặc người thân. Một câu hỏi quan trọng đối với những người có đức tin trong những lúc đau khổ là: Bạn có thể tin vào một Thiên Chúa mà bạn không hiểu không?

Câu trả lời là Chúa Giêsu

Nhưng nếu mầu nhiệm đau khổ không thể giải đáp được thì các tín hữu có thể đi tìm lời giải đáp ở đâu trong những lúc như thế này? Đối với người Kitô hữu và có lẽ ngay cả đối với người khác, câu trả lời là Chúa Giêsu.

Một Giêsu sống trong một thế giới với những giới hạn của con người

Các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu vừa hoàn toàn là Thiên Chúa vừa hoàn toàn là con người. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta bỏ qua phần thứ hai. Giêsu thành Nazareth được sinh ra trong một thế giới của bệnh tật. Trong cuốn sách “Đá và phân, dầu và nước bọt”, về cuộc sống hàng ngày ở Galilê vào thế kỷ thứ nhất, Jodi Magness, một học giả về Do Thái giáo thời kỳ đầu, gọi môi trường mà Chúa Giê-su sống bẩn thỉu, tồi tệ và không lành mạnh. John Dominic Crossan và Jonathan L. Reed, các học giả về bối cảnh lịch sử của Chúa Giêsu, đã tổng hợp những điều kiện sống này trong một câu nói nghiêm túc trong cuốn sách “Khai quật Giêsu”: “Một trận cúm, một cơn cảm lạnh, hay một cái răng bị sưng có thể giết chết người. Đây là thế giới của Giê-su.”

Đối với Kitô hữu: Chúa Giêsu là con người và cảm hiểu hết những bệnh tật

Hơn nữa, trong sứ vụ công khai của mình, Chúa Giêsu liên tục tìm kiếm những người bị bệnh. Hầu hết các phép lạ của Ngài là chữa lành khỏi bệnh tật và khuyết tật: các căn bệnh về da (thường được gọi chung là phong cùi), chứng động kinh, một người phụ nữ bị rong kinh, một bàn tay bại liệt, mù lòa, câm điếc, bất toại. Trong những thời điểm đáng sợ này, các Kitô hữu có thể thấy thoải mái khi biết rằng khi họ cầu nguyện với Chúa Giêsu, họ đang cầu nguyện với một người hiểu họ không chỉ bởi vì Ngài là Thiên Chúa và biết tất cả mọi sự, mà bởi vì Ngài là con người và đã có kinh nghiệm về tất cả những điều này.

Đối với người không phải Kitô hữu: Chúa Giêsu là mẫu gương chăm sóc bệnh nhân, với trái tim cảm thương

Nhưng những người không phải là Kitô hữu cũng có thể xem Chúa Giêsu như một gương mẫu chăm sóc người bệnh. Không cần phải nói, khi chăm sóc cho người bị nhiễm virus corona, người ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để không lây nhiễm bệnh. Nhưng đối với Chúa Giêsu, người bệnh hay người sắp chết không phải là người khác, không phải là người đáng trách, mà là anh chị em của chúng ta. Khi Chúa Giêsu thấy một người có khốn khổ, các Tin mừng cho chúng ta biết rằng trái tim của Ngài đã bị lay động bởi lòng thương xót. Ngài là mẫu gương về cách thế chúng ta sống trong cuộc khủng hoảng này: với những trái tim xúc động vì thương xót.

Đối với tôi, Chúa Giêsu là khuôn mẫu cho cuộc sống

Bất cứ khi nào tôi cầu nguyện trong nhà thờ gần đường 68 và York, tôi dừng lại trước một bức tượng Chúa Giêsu, đôi tay Ngài vươn ra, trái tim Ngài lộ ra. Chỉ là một bức tượng thạch cao, đó không phải là tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, nhưng nó rất có ý nghĩa với tôi. Tôi không hiểu tại sao mọi người chết, nhưng tôi có thể đi theo một người, là Đấng cho tôi một khuôn mẫu cho cuộc sống." (The New York Times 22/03/2020)

---------------------------------
 

Bài 2. Chúa ơi Ngài ở đâu trong cơn đại dịch?

http://giaophanvinh.net/chua-oi-ngai-o-dau-trong-con-dai-dich-8649
 

Trong khi thế giới đang chới với quay cuồng với Chinese virus thì… * Thiên Chúa đang ở đâu? Bài 2

Trong khi thế giới đang chới với quay cuồng với Chinese virus thì…
* Thiên Chúa đang ở đâu? Có bao giờ bạn tự hỏi “vì sao thế giới lại rơi vào hố sâu tuyệt vọng, bất lực trước 1 con siêu vi khuẩn vô hình?” và Thiên Chúa muốn gì ở chúng ta?
Trả lời cho câu hỏi:
Chúa đang ở đây, ngay bên cạnh bạn.
Thế thì tại sao chúng ta không thấy Chúa? Phải chăng đó là do trí tưởng tượng và lòng tôn sùng thái quá của người Công giáo? Không đâu!
Thiên Chúa là Đấng vô hình, chính vì vậy chúng ta không thể nhìn thấy Ngài. Nhưng, Chúa đã và vẫn hiện diện trong từng tích tắc của thời gian.
– Chúa hiện diện trong từng bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện, các tình nguyện viên chăm sóc y tế. Họ ân cần, hy sinh bản thân, quên đi chính gia đình của họ để mỗi ngày chỉ được ngủ 1,2 giờ. Và họ biết, họ có nguy cơ sẽ chết.
– Chúa hiện diện trong từng vị lãnh đạo các quốc gia để họ sáng suốt dẫn dắt quốc gia, đưa ra những quyết định kịp thời, giúp đỡ và che chở, bảo vệ cho công dân của họ.
– Ngay lúc này đây, con người không còn phân biệt màu da, chủng tộc hay tôn giáo. Mọi người đều được đối xử bình đẳng như nhau.
Và,
– Khi trong cơn hoạn nạn, con người tự nhiên quan tâm tới nhau hơn. Gửi đến nhau những lời thăm hỏi, động viên, chúc lành.
– Các bạn trẻ dành nhiều thời gian với gia đình hơn là tụ tập ăn uống, vui chơi ở vũ trường, quán bar thâu đêm suốt sáng.
– Tiền bạc, địa vị, danh lợi… giải trí, chơi bời trác táng… không phải là thứ duy nhất mà con người mong muốn đạt được nữa.
Đa số mọi người đều nhận ra thứ quý giá nhất chính là sức khỏe và mạng sống.
Mọi người dường như dừng lại, sống chậm hơn, bắt đầu trao, gửi yêu thương nhiều hơn, biết trân quý giá trị của gia đình.
– Khi mà các nhà khoa học, các bác sĩ, những nhà chuyên môn xưa nay vẫn luôn được xem là tài giỏi nhất, thống trị được tất cả các bệnh tật thì nay cũng đành ngậm ngùi và phải chờ đợi thời gian để tìm ra thuốc chữa trị nhưng sự sống của các bệnh nhân được tính từng giây.
– Khi con người tuyệt vọng thì bắt đầu cúi mình trước Thiên Chúa. Nắm tay nhau để cầu nguyện và xin Chúa chúc lành, vì giờ đây họ tin rằng chỉ có Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể cứu giúp nhân loại đang trong cơn khốn đốn.
– Hơn lúc nào hết, người Công giáo thèm khát được đến nhà thờ để dâng lễ và để kết hợp với Chúa qua Bí tích Thánh Thể. Điều mà trước đây mọi người vẫn thờ ơ, xem việc đến nhà thờ là dự lễ cho có, là một việc làm đối phó.

* Vậy thì tại sao Thiên Chúa lại bỏ mặc loài người?
Để trả lời câu hỏi này, tôi xin trích dẫn lời của bà Anne, con gái của Billy Graham, một nhà truyền giảng nổi tiếng, được phỏng vấn trên Đài Truyền hình NBC sau biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Bà Anne được người hướng dẫn chương trình, ông Bryant Gumbel, hỏi như sau:
”Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra thảm họa khủng khiếp như vậy?”
Và bà đã trả lời thâm thúy thế này:
”Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn như chúng ta. Đã bao năm qua, chúng ta yêu cầu Ngài ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta. Là ‘quân tử’ nên Ngài lẳng lặng rút lui”
Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình?
Về những biến cố mới xảy ra như tấn công, khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh…, tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền rằng không nên đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý, dù Kinh Thánh dạy chúng ta: Chớ giết người, chớ trộm cắp, hãy yêu thương tha nhân như chính bản thân mình, v.v.. và v.v..
Bác sĩ Benjamin Spock lại nói rằng: Chúng ta không được đánh con cái mình khi chúng làm gì xấu, vì chúng ta có thể làm sai lệch nhân cách bé nhỏ của chúng và khiến chúng không biết quý trọng bản thân mình nữa. Và, khốn thay, con trai của chính bác sĩ ấy đã tự tử!
***
Bây giờ,
chúng ta lại tự hỏi tại sao con cái của chúng ta không có lương tâm, tại sao chúng chẳng phân biệt được thiện và ác, tại sao chúng ta có thể nhẫn tâm giết chết kẻ lạ, người thân hay chính mình!!!
Sau khi suy nghĩ chín chắn, có thể chúng ta đi đến kết luận:
“Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy!”
Thật kỳ lạ,
là con người có thể dễ dàng vứt bỏ Thiên Chúa, rồi lại tự hỏi tại sao thế giới trở thành địa ngục.

Thật kỳ lạ,
là chúng ta có thể tin những gì báo chí nói, mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh dạy!!!

Thật kỳ lạ,
là chúng ta gửi cho nhau, qua điện thư, những chuyện vui cười và chúng được truyền đi tiếp như lửa rơm! Nhưng gửi những thông điệp về Thiên Chúa thì chúng ta lại đắn đo trước khi chuyển tiếp cho người khác.

Thật kỳ lạ,
là bạn không gửi thông điệp về Thiên Chúa cho nhiều người vì bạn chẳng biết họ có tin Chúa hay không hoặc vì bạn sợ họ sẽ nghĩ gì về bạn.

Thật kỳ lạ,
là chúng ta sợ người đời nghĩ nầy nọ về chúng ta, hơn sợ Thiên Chúa đang phán xét chúng ta.

***
“Khi Ta để cho trời đóng lại, không cho mưa, khi Ta truyền cho châu chấu phá hoại đất đai, khi Ta cho dịch tễ hoành hành trong dân Ta, nếu dân Ta, dân vốn kêu cầu Danh Ta, mà biết hạ mình xuống khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta, từ bỏ những con đường xấu xa mà trở lại, thì Ta, từ trời, Ta sẽ nghe và thứ tha tội lỗi nó và sẽ phục hưng xứ sở của nó.” (2 Sb 7,13-14).
***
Và điều cuối cùng tôi muốn đặt ra rằng, phải chăng Thiên Chúa muốn chúng ta dừng lại? Muốn chúng ta khiêm tốn nhận ra rằng sự hiểu biết và khôn ngoan của con người là giới hạn và cuộc sống danh vọng, tiền tài ở trần gian chỉ là hư vô?
Lan Chi
Viết giữa mùa dịch
Ottawa 22/3/2020
------------------------
 

Bài 3: TẢN MẠN VỀ CON VIRUS CORONA VÀ TUẦN THÁNH 2020

Linh mục Phêrô NGUYỄN THIÊN CUNG. (Vietcatholic)
 

Theo nhận định chung, con Virus Corona, về sau được Tổ chức WHO gọi là con Covid-19, xuất Bài 3

1- Theo nhận định chung, con Virus Corona, về sau được Tổ chức WHO gọi là con Covid-19, xuất hiện lần đầu tiên tại Thành phố Vũ Hán, TRUNG QUỐC trong khoảng tháng 12 năm 2019. Và cho đến hôm nay (8 giờ 00 ngày 7 tháng 4 năm 2020), Ngày Thứ Ba Tuần Thánh năm 2020, theo báo cáo của Tổ chức WHO, thì đã có đến :
a) số ca nhiễm : 1.345.751;
b) tử vong : 74.647;
c) bình phục : 278.428.

Một con virus bé tí, hình dạng đích thực cũng chưa được nhận diện rõ ràng mà đã làm đảo lộn toàn bộ thế giới và mọi vấn đề của thế giới, và tạo ra những cơn khủng hoảng trong hầu như tất cả mọi lãnh vực của đời sống con người : kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và kể cả tôn giáo…

2- Trong lãnh vực tôn giáo, tôi bỗng nhớ tới hai câu chuyện trong bộ sách Tân Ước và lời “giải thích” của Đức Giêsu trong hai trường hợp nầy :
1) Ga 9, 1-41 liên quan đến câu chuyện “Người mù từ lúc bẩm sinh” ;
2) Lc 13, 1-5 liên quan đến câu chuyện những người bị Philatô giết chết và những người bị tháp Siloác sụp đổ đè chết.

Trong khi phản ứng chung của những người Do thái thời đó khi đối diện với những tai hoạ như thế là mãi miết truy tìm những nguyên nhân:
- Ai đã gây ra chúng ?
- Chúng từ đâu tới ?
- Nguyên nhân của chúng lả do đâu ?
- Do Thiên Chúa hay là do con người ? V.v…

Và đó cũng là phản ứng của phần đông trong chúng ta ngày nay, khi đối diện với Đại dịch COVID-19 !) thì Đức Giêsu lại muốn người ta nhìn theo hướng khác !
“Đi ngang qua, Đức Giêsu nhìn thấy một người mù từ thưở mới sinh. Các môn đệ hỏi Người :
- ‘Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người nầy sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta ?’
Đức Giêsu trả lời :
- ‘Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh. Chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy, khi trời còn sáng; đêm đến, không ai có thể làm việc được. Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian’.” (Ga 9, 1-5).
***
“Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giêsu nghe chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. Đức Giêsu đáp lại rằng :
‘Các ông tưởng mấy người Galilê nầy phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê khác sao ? Tôi nói cho các ông biết : không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. Cũng như mười tám người kia bị tháp Siloác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giêrusalem sao ? Tôi nói cho các ông biết : không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy’.” (Lc 13, 1-5).

3- Như vậy, điều Đức Giêsu muốn nói ở đây, trước tiên, chẳng phải là khi đối diện với những tai hoạ xảy ra trong lịch sử và trong cuộc sống, việc trước tiên chúng ta nên làm : đó là thay vì nhìn ra bên ngoài, nhìn vào tha nhân hay ai đó (Thiên Chúa, ma quỉ, nước nầy, nước nọ, kẻ nọ , người kia…) để truy cứu trách nhiệm, và đổ lỗi mà trước tiên cần phải nhìn vào chính bản thân mình (tập thể, cá nhân…) để mà ăn năn sám hối và quay trở về với Thiên Chúa chí ái, toàn năng và toàn tri, và với anh chị em của mình.
Chúng ta, những con người hữu hạn, tầm nhìn bị hạn chế bởi những phạm trù không-thời gian, nên không thể nào thấy được và hiểu được hết và trong cùng lúc toàn bộ Công Trình của Thiên Chúa (Sáng tạo, Mặc khải và Siêu độ) diễn ra trong lịch sử và vĩnh hằng.
Vì thế, tất cả những nhận định, những đánh giá, những xét đoán của chúng ta về “công việc” của Thiên Chúa đều không thể nào đầy đủ, trọn vẹn và chuẩn xác được!
Hơn nữa, sự chết, cả theo nghĩa thể lý (bios), cả theo nghĩa thuộc linh (psuché), theo thánh Phaolô, đều là “thù địch” của Thiên Chúa (x. 1 Cr 15, 26), vì thế, Thiên Chúa không thể nào là tác nhân gây ra sự chết.
Tuy nhiên, cần xác tín rằng Thiên Chúa hoàn toàn có khả năng và thực sự Người đã chiến thắng sự chết, cả theo nghĩa thể lý (bios), lẫn theo nghĩa thuộc linh (psuché) (x. 1 Cr 15, 26).
Thật vậy, Thiên Chúa chí ái, toàn năng và toàn tri hoàn toàn có khả năng tự mình làm cho tất cả mọi kẻ chết được phục sinh và sống sự sống thuộc linh và vĩnh hằng cùng với Người và như Người.
***
Thứ đến, những tai hoạ xảy ra trong lịch sử, trước tiên, là những “lời” mà Thiên Chúa muốn nói “với tôi” “nơi đây” và “lúc nầy”, chứ không phải với bất kỳ ai khác!
Có vẻ như điều Thiên Chúa muốn là liệu trong những tại hoạ nầy, tôi có biết sử dụng chúng để bày tỏ niềm tin, cậy, mến của tôi đối với Người và tha nhân hay không !
Như người ta thường nói : Thiên Chúa có thể viết thẳng trên những đường cong.
Hay nói theo ngôn ngữ của Thánh Phaolô : “Chúng ta biết rằng : Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định.” (Rm 8, 28).

4- Đã hơn một tháng vừa qua, hầu hết các giáo đường trên toàn thế giới đều tự đóng cửa, im lìm, trầm mặc…Rất ít hoặc hầu như không có ai lui tới… Các cử hành tôn giáo hoành tráng bên ngoài như trước kia hầu như không còn…Các giám mục, linh mục, bề ngoài có vẻ như “thất nghiệp” ! Hình ảnh Đức Thánh Cha PHANXICÔ một mình lầm lũi bước đi trên một con phố vắng ở Vaticăng, tháp tùng chỉ có một vị giám mục hay giáo sĩ gì đó lẽo đẽo phía sau Ngài, cách khoảng vài ba bước chân, khiến người ta không khỏi ngậm ngùi !
Bên cạnh nơi tôi ở, chỉ cách một bức tường cao 2, 5 m, Chủng viện Thánh Nicôla thuộc Giáo phận Phan Thiết, là Ngôi Nhà Thờ Chính Toà của Giáo phận Phan Thiết, trước đây, luôn rộn rã tiếng chuông, giáo dân lui tới tấp nập, đặc biệt trong các ngày Chúa Nhật và Lễ trọng, thế mà nay, ủ rũ, im lìm, trầm mặc, tiếng chuông “nhật một” nghe cũng u buồn làm sao ! Và tôi bỗng nghĩ tới :

5- Những lời của ngôn sứ Giêrêmia :
“Mắt tôi hãy tuôn trào suối lệ cả ngày đêm không ngớt,
Vì trinh nữ cô gái dân tôi đã bị đánh nhừ đòn,
Vết trọng thương hết đường cứu chữa.
Tôi bước ra đồng nội : này kẻ chết vì gươm
Quay trở lại đô thành : nọ bao người đói lả.
Cả ngôn sứ cùng là tư tế
Lang thang khắp xứ mà không hiểu biết gì.”
                        (Gr 14, 17-18).


6- Và câu chuyện giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacóp :
“… Người phụ nữ nói với Đức Giêsu : ‘Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ… Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi nầy; còn các ông lại bảo : Giêrusalem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa’. Đức Giêsu phán :
‘Này chị, hãy tin tôi : đã đến giờ các ngươi sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi nầy hay tại Giêrusalem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do thái.
Nhưng giờ đã đến – và chính là lúc nầy đây – giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong trong thần khí và sự thật’.
Người phụ nữ thưa : ‘Tôi biết Đấng Mêsia, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự’.
Đức Giêsu nói : ‘Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây’.” (Ga 4, 19-26).

7- Nào chẳng phải là đã biết bao thế kỷ qua, chúng ta (các giáo hội Kitô, và các tôn giáo bạn…) cứ mãi miết tranh cãi với nhau về việc phải thờ phương Thiên Chúa nơi nao, và biết bao cuộc chiến tranh máu đổ thành sông đã diễn ra giữa loài người với nhau đó sao !
Chẳng phải là biết bao thế kỷ qua các giáo hội, kể cả các giáo hội Kitô, đã quá quan tâm đến việc xây dựng các ngôi giáo đường vật chất, với những biểu lộ hoành tráng bên ngoài mà lơ là việc xây dựng những mối tương quan sống động giữa con người với Thiên Chúa và với tha nhân đó sao !
Chẳng phải là biết bao thế kỷ qua, hàng giáo sĩ đã chẳng ôm đồm bao biện hết mọi công việc, mọi sứ vụ, mọi thừa tác và gạt giáo dân ra bên lề Giáo hội, đôi khi, thậm chí, còn muốn thay thế cả Thiên Chúa nữa, đó sao !
Đây chẳng phải là cơ hội qua đó chúng ta được dạy dỗ để nhận ra tầm quan trọng tương đối của các đền thờ, các tư tế, và các cử hành bên ngoài đó sao !
Và cơ hội để nhận ra giá trị của những mối tương quan hiện sinh và cụ thể với vị Thiên Chúa Hằng sống của chúng ta đó sao !

8- Và tôi bỗng nhớ đến Bài Thánh ca của Adaria trong lò lửa :
“Ngày nay chẳng còn vị thủ lãnh,
Chẳng còn bậc ngôn sứ, chẳng còn người chỉ huy.
Lễ toàn thiêu, lễ hy sinh đã hết,
Lễ tiến, lễ hương cũng chẳng còn,
Chẳng còn nơi dâng của đầu mùa lên Chúa

Để chúng con được Chúa xót thương.
Nhưng xin nhận tâm hồn thống hối
Và tinh thần khiêm nhượng của chúng con,
thay của lễ toàn thiêu chiên bò,
và ngàn vạn cừu non béo tốt.”

 (Đn 3, 38-39).

9- Nào chẳng phải là đã biết bao thế kỷ qua những kitô hữu giáo dân chúng ta đã chẳng quen sống ỷ lại, hoàn toàn phó thác mọi sự cho hàng giáo sĩ, kể cả vận mạng thuộc linh (tức là cuộc sống tương quan tình yêu với Thiên Chúa Ba Ngôi) của mình hay sao !
Nào chẳng phải là biết bao thế kỷ qua nhiều người trong chúng ta, dù không nói ra, nhưng vẫn cứ nghĩ rằng hiện trường sống đạo, môi trường tôn giáo nơi con người có thể tiếp xúc với Thiên Chúa, chỉ vỏn vẹn là các ngôi thánh đường của các xóm đạo, hoặc là các giáo xứ, và lớn hơn một chút là các giáo phận và Giáo hội Công giáo của mình !
“…’Đức Giêsu phán : ‘Này chị, hãy tin tôi : đã đến giờ các ngươi sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi nầy hay tại Giêrusalem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do thái. Nhưng giờ đã đến – và chính là lúc nầy đây – giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật’.

Người phụ nữ thưa :
‘Tôi biết Đấng Mêsia, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự’. Đức Giêsu nói : ‘Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây’.” Ga 4, 21-26).

10- Đức Thánh Cha PHANXICÔ có lẽ là một trong những vị lãnh đạo đầu tiên trong Hội Thánh nhận ra được điều nầy : đó là không thể nào canh tân được Giáo Hội và những con người của Giáo Hội, nếu không tiêu diệt được khuynh hướng “bao biện” ẩn núp dưới muôn hình vạn trạng nơi hàng giáo sĩ và khuynh hương “ỷ lại” nơi hàng giáo dân, vốn là nguồn gốc của mọi thứ khuynh hướng giáo sĩ trị, quan liêu, phong kiến nơi hàng giáo sĩ và là nguồn gốc của mọi thứ khuynh hướng khoanh tay đứng nhìn của phần đông anh chị em giáo dân, đặc biệt, trong nỗ lực loan báo Tin Mừng !

11- Sáng ngày 13 tháng 3 năm 2020 vừa qua, sau thời gian 5 tuần giảng dạy Bộ Môn Kitô học cho các Đại Chủng sinh ở Đại Chủng viện Huế, trở về Sài Gòn bằng con đường Hàng Không, trước khi về lại Phan Thiết, vì có việc cần, tôi ghé lại Sài Gòn, qua đêm tại căn nhà do một cô cháu gái trông nom dùm người ta. Căn nhà nầy là nơi trước đây cứ mỗi lần vô ra Sài Gòn tôi vẫn thương ghé lại và bao giờ cũng được tiếp đón ân cần và trọng thị. Thế nhưng lần nầy, vừa lên phòng nghỉ, cô cháu gái, với nét mặt cố giấu vẻ ngại ngần, với nụ cười gượng gạo, nói vói tôi : “Cha về đây lỡ lan bệnh ra cho những người trong nhà thì sao !”.
Tôi cố giữ nét mặt thản nhiên, không biểu lộ phản ứng gì, nhưng trong lòng hơi khó chịu !
Trên chuyến xe hợp đồng trở về lại Phan Thiết, anh tài xế đồng thời vừa là chủ xe nói với tôi : “Trước khi vào Sài gòn chở cha về, bà ngoại con cố ngăn cản con là trong thời đại dịch nầy, thôi con đừng đi đâu cả, ở nhà với vợ con cho nó an toàn, nhưng khi con nói là vào Sài gòn chở cha C. về, thì bà ngoại con nói với con : Ừ, ai chứ chở cha C. thì tốt” ! Dĩ nhiên khi nghe nói thế, tất nhiên, tôi cảm thấy tự hào, và phấn chấn !
Hôm nay, bình tâm, suy nghĩ lại, tôi khám phá ra, than ôi ! Cả hai phản ứng đều mang dáng dấp của khuynh hướng “giáo sĩ trị” cả, khuynh hướng luôn muốn tha nhân phục vụ mình chứ không phải chính mình phải phục vụ tha nhân, khuynh hướng luôn muốn cho người ta tập chú vào mình chứ không phải tập chú vào Chúa!

12- Lạy Chúa Giêsu Kitô, lúc nầy đây, con đang ở trong Tuần Thánh năm 2020, giữa Đại dịch Virus Corona, Hội Thánh đang cầu nguyện để cho mọi người biết và dám đi theo Con đường Thập giá mà Chúa đã đi qua, xin cho con biết đi theo Con đường Thập giá của Chúa, vì chỉ có Con đường đó mới dẫn đến Phục Sinh !
Chủng Viện Thánh NICÔLA-Phan Thiết, 08-4-2020.
Linh mục Phêrô NGUYỄN THIÊN CUNG.

 

Bài 4: Bác sĩ, y tá Mỹ cầu nguyện trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán


Các nhân viên y tế tại Bệnh viện Jackson tại Miami quỳ trong khi cầu nguyện trên mái nhà bệnh viện

------------
 

Các nhân viên y tế tại Bệnh viện Jackson tại Miami đã tranh thủ, lên mái nhà của bệnh viện quỳ Bài 4

Các nhân viên y tế tại Bệnh viện Jackson tại Miami đã tranh thủ, lên mái nhà của bệnh viện quỳ gối cầu nguyện
Trong bối cảnh nhiều bệnh viện tại Mỹ đang trở nên quá tải với bệnh nhân nhiễm COVID-19, các nhân viên y tế ở trên tuyến đầu đối mặt với đại dịch là những người phải chịu áp lực căng thẳng nhất. Dùng sự lan tỏa của truyền thông xã hội, rất nhiều nhân viên y tế tại Mỹ cho thế giới thấy họ làm gì trong những thời gian rảnh rỗi hiếm hoi: CẦU NGUYỆN.
“Khi bạn có thêm vài phút tại nơi làm việc, bạn đi lên mái nhà và cầu nguyện”, Angela Gleaves, y tá tại Cơ quan y tế Vanderbilt, bang Tennessee viết trên Facebook và chia sẻ một số bức ảnh của cô cùng đồng nghiệp cầu nguyện trên mái bệnh viện.
- “Chúng tôi đang cầu nguyện cho các đồng nghiệp trong đơn vị của mình, cũng như cho nhân viên toàn bệnh viện. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho các bệnh nhân và gia đình của họ trong thời gian thử thách này. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho các đồng nghiệp toàn thế giới, những người đang chăm lo cho bệnh nhân. Tôi cảm thấy thật tốt khi làm việc này cùng với các đồng nghiệp tuyệt vời của tôi. Chúng tôi có thể cảm thấy sự hiện diện của Chúa ở trong gió, và biết rằng tất cả các bạn đều được chở che trong lời cầu nguyện”, Gleaves viết.
Bệnh viện Y tế Jackson tại Miami cũng chia sẻ một bức ảnh chụp 8 nhân viên y tế quỳ  trên mái bệnh viện để cầu nguyện. “Đây là cách chúng tôi bắt đầu buổi sáng hôm nay. Đội của tôi đọc chung lời cầu nguyện, cầu xin sự chỉ dẫn và bảo vệ của Chúa khi chúng tôi làm việc, và xin Ngài che chở cho gia đình chúng tôi”, Danny Rodriguez, làm việc tại Trung tâm Y tế Nam Jackson nói.
Tại Georgia, video quay một nhóm y, bác sĩ đứng trên mái nhà của bệnh viện Cartersville, bàn tay hướng lên trời cầu nguyện đã truyền cảm hứng và lan tỏa khắp mạng xã hội Twitter.
Ngày 15/3, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, Tổng thống Mỹ Donald tuyên bố đây là ngày Quốc gia Cầu nguyện cho người Mỹ bị ảnh hưởng bởi Đại dịch corona và cho đội ngũ y tế của nước Mỹ. Ông viết:
“Trong những giờ phút nguy khốn nhất, người Mỹ vẫn luôn luôn cúi đầu cầu nguyện để xin chỉ dẫn giúp chúng ta vượt qua những thách thức khó khăn và những giai đoạn đầy bất ổn. Nay khi chúng ta tiếp tục phải đối mặt với những thách thức chưa từng có đặt ra bởi đại dịch virus corona, hàng triệu người Mỹ không thể tập hợp cùng nhau về nhà thờ, đạo viện, giáo đường Do Thái hay nhà thờ Hồi giáo và các tu viện thờ phượng khác. Nhưng trong thời kỳ này, chúng ta không được ngừng xin Chúa ban cho trí tuệ, sự vỗ về an ủi và sức mạnh. Chúng ta đặc biệt phải cầu nguyện cho những người phải chịu khổ đau và những ai đã mất đi người thân. Tôi mong các bạn tham gia cùng với tôi trong một ngày cầu nguyện cho tất cả những ai đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona. Chúng ta sẽ cầu xin Chúa đặt bàn tay chữa lành của Ngài lên người dân của đất nước chúng ta.”
Trên khắp thế giới, đội ngũ y, bác sĩ đang được tôn vinh như những anh hùng đứng giữa lằn ranh giữa virus và người dân, và những lời cầu nguyện trong những giờ phút nghỉ ngơi ngắn ngủi giúp họ bình tâm và có thêm sức mạnh thực hiện nhiệm vụ của mình.
Các nhân viên y tế cũng chia sẻ về những giờ phút khó khăn nhất trong công việc của họ khi chiến đấu với dịch bệnh để nâng cao nhận thức của người dân về nguy hiểm trong đại dịch, trong đó việc đăng các bức ảnh chụp khuôn mặt mệt mỏi và bị hằn lên do đeo khẩu trang và kính bảo vệ mắt trong thời gian dài.
Một số người cũng chia sẻ cảm xúc của mình về công việc.
“Tôi sợ đi làm”, Alessi Bonari, một y tá từ Tuscany, Ý, viết lên Instagram. “Tôi sợ bởi vì khẩu trang có thể không bám chặt vào mặt, hoặc tôi có thể vô tình chạm tay vào mặt khi đang đeo găng tay bẩn, hoặc có thể kính bảo vệ không hoàn toàn che được đôi mắt và có cái gì đó có thể lọt qua”.
Một y tá khác chia sẻ trải nghiệm tương tự: “Hôm nay tôi đã gục xuống và khóc. Tôi khóc vì kiệt sức và cảm thấy thất bại. Bởi vì sau 4 năm làm y tá phòng cấp cứu, đột nhiên tôi thấy mình chẳng biết gì cả”, Sydny Lane viết trong một bài chia sẻ được lan truyền rộng khắp trên mạng xã hội.
Đức Trí (theo CBS News)

 

Bài 5: CÓ MỘT THỨ ĐANG LÀM XÁO TRỘN HÀNH TINH

Tác giả: Moustapha Dahleb.
Diễn đọc: Khánh Hoàng.

 

Có một thứ gì đó không nhìn thấy được, tên là Corona virus, đã đến đây làm xáo trộn hành tinh Bài 5

Có một thứ gì đó không nhìn thấy được, tên là Corona virus, đã đến đây làm xáo trộn hành tinh và đặt ra luật mới, làm đảo lộn mọi trật tự đã được thiết lập.
Mọi thứ đang bị sắp xếp lại theo kiểu khác, cách khác.
Điều mà các cường quốc phương Tây không làm được ở Syria, Lybia, Yemen… thứ xoàng xĩnh nhỏ nhoi kia đã đạt được: ngưng bắn, đình chiến…
Điều các nhà đối lập chính trị không làm được, thứ xoàng xĩnh nhỏ nhoi kia đã đạt được: lùi ngày bầu cử.
Điều mà các doanh nghiệp không làm được, thứ bé con xoàng xĩnh nhỏ nhoi kia đã đạt được: hoàn trả thuế, miễn thuế, cho vay lãi bằng không, quỹ đầu tư, giảm giá nguyên liệu chiến lược…
Điều mà phe áo vàng và công đoàn không làm được, thứ xoàng xĩnh nhỏ nhoi kia đã đạt được: giảm giá bán xăng dầu, tăng quyền lợi xã hội…
Bỗng nhiên, người ta thấy trong thế giới phương Tây nhiên liệu xuống giá, ô nhiễm giảm, kênh rạch lại trong xanh, mọi người bắt đầu có thời gian, nhiều đến mức không biết làm gì với nó. Cha mẹ bắt đầu tập tìm hiểu con cái, con cái tập sống nhiều hơn với gia đình, công việc không còn là ưu tiên, du lịch và thú vui không còn là chuẩn mực của một cuộc đời thành đạt.
Bỗng nhiên, trong thinh lặng, chúng ta quay về với nội tâm của mình và thông hiểu giá trị của các từ “đoàn kết” và sự “dễ tổn thương”. Bỗng nhiên, chúng ta nhận ra tất cả đang trên cùng một chiếc thuyền, giàu nghèo gì cũng thế. Chúng ta biết chúng ta đều có cùng căn cước là con người đối mặt với corona virus. Chúng ta nhận ra trong nhà để xe, những chiếc ôtô cao cấp đang phải nằm im vì không còn ai được ra đường nữa. Chỉ cần một vài ngày để vũ trụ này xây dựng được bình đẳng xã hội, điều mà trước đây không thể hình dung được.
Nỗi sợ đã xâm chiếm mọi người. Giờ đây, nỗi sợ đã đổi phe. Nó đã bỏ rơi người nghèo để sang ở với người giàu có và quyền lực. Nó đã làm cho những con người này nhớ lại bản chất con người và tính nhân văn của họ. Giúp họ hiểu ra tính mỏng giòn và đầy giới hạn của con người, khi họ vẫn tìm cách lên Sao Hỏa để ở và luôn cho rằng mình đủ giỏi để nhân bản con người với mong mỏi được trường sinh bất tử. Giúp họ nhận ra quyền lực và sự thông minh của con người mong manh biết bao khi đối mặt với sức mạnh của thiên nhiên.
Chỉ cần vài ngày thôi thì điều xác tín trước kia sẽ trở thành điều bất định, sức mạnh trở thành sự yếu kém và quyền lực biến thành tình đoàn kết và sự phối hợp ý chí. Chỉ cần vài ngày thôi, châu Phi đã trở thành châu lục an toàn, điều tự huyễn hoặc trở thành điều dối trá. Chỉ cần vài ngày thôi, Corona virus làm cho nhân loại ý thức được rằng mình chỉ là làn hơi và hạt bụi.
Hãy yêu nhau khi đang còn sống!
Lm. Michael-Paul Trần Minh Huy
http://giaophanhatinh.com/co-mot-thu-dang-lam-xao-tron-hanh-tinh-10070

 

Bài 6: COVID-19 và GIỮ ĐẠO

Chưa bao giờ một vi khuẩn bé tí teo, mới cuối năm ngoái còn “vô danh tiểu tốt” bỗng trở thành Bài 6

Chưa bao giờ một vi khuẩn bé tí teo, mới cuối năm ngoái còn “vô danh tiểu tốt” bỗng trở thành mối đe dọa toàn cầu, khi làm mọi người hoảng loạn, hoang mang, do sức công phá kinh khủng nhanh chóng và tàn bạo. 
Sức công phá vũ bão không những đang làm rối loạn, điên đảo toàn bộ sinh hoạt  của con người trong các lãnh vực sức khỏe, giáo dục, chính trị, kinh tế, xã hội… mà còn làm đảo lộn sinh hoạt tâm linh, hoạt động thờ phượng của các tôn giáo trên khắp địa cầu.
Vì lệnh cấm tập trung, hội họp do sợ bị lây nhiễm, các nhà thờ bị đóng cửa, thánh lễ không được cử hành cho cộng đoàn, các lớp giáo lý tạm ngưng, nhiều giáo phận cho phép xưng tội tập thể, và ngay tại Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thay đổi hầu như toàn bộ sinh hoạt mục vụ của Ngài, và chấp hành những biện pháp ngăn chặn virút đại dịch được chính quyền Ý ban bố.
Đứng trước sức xâm lấn ngạo mạn, ngang ngược của Covid-19, và những biện pháp mục vụ được đưa ra bởi các đấng bản quyền, không ít người tín hữu đã có những cảm nghĩ  trái chiều.
Có người cho rằng những biện pháp như đóng cửa nhà thờ, hạn chế sinh hoạt tông đồ giáo dân, ngưng các lớp giáo lý, chỉ cho phép rước lễ bằng tay… là những hành động biểu lộ một đức tin yếu kém, một tinh thần nhu nhược chạy theo chỉ đạo, hướng dẫn của thế gian, thế quyền, mà không biết lợi dụng cơ hội khó khăn, thử thách của dịch bệnh để làm chứng đức tin, sống tinh thần qủa cảm, anh dũng, bất khuất của tiền nhân Tử Đạo.
Có người cho rằng chính lúc này, hơn bao giờ hết, Giáo Hội phải chứng tỏ là Giáo Hội của Đức Kitô, Giáo Hội có Chúa Kitô, một Giáo Hội vượt trên tất cả đe dọa, dù đe dọa đó đến từ đâu, và điều phải làm là kiên cường sống chết, liều lĩnh hi sinh với những gì Giáo Hội đang là, đang có, mà không cần phải thay đổi, thích nghi cho phù hợp. Hơn nữa, những kiểu cách “chạy theo xu hướng thế tục”, răm rắp tuân hành chỉ thị của thế quyền sẽ chỉ làm giảm thiểu lòng tin của người tín hữu vào ơn phù trợ của Thiên Chúa.
Thực ra, không chỉ ở Việt Nam, mà ngay giữa thánh đô Rôma, sau khi lệnh đóng cửa các nhà thờ trong toàn giáo phận Rôma của Đức Giám Qủan Rôma, cũng có những phản ứng tương tự, không chỉ từ thành phần tín hữu, mà còn từ một vị hồng y có thế giá. Ở Pháp cũng không tránh được tình trạng này, khi một giám mục giáo phận lên tiếng không đồng ý với việc đóng cửa nhà thờ, hạn chế các sinh hoạt phụng vụ của các giáo phận khác.
Đứng trước đại dịch và những quyết định của các đấng bản quyền, người viết, với tư cách một tín hữu xin được chia sẻ với Bạn một vài suy tư:
1.   Giáo Hội là Mẹ luôn che chở, bảo vệ sự sống của con mình:
Nếu nhìn Giáo Hội là một cơ chế cứng cỏi, một cơ cấu hành chánh chặt chẽ, một pháo đài giáo lý mang tính phòng thủ, chiến đấu, chúng ta sẽ không thể hiểu được ý nghĩa cũng như giá trị của những quyết định mục vụ trước những đe dọa chính sự sống của giáo dân do Covid-19 mang lại.
Khi quyết định đóng cửa nhà thờ, ngưng các sinh hoạt phụng vụ, Giáo Hội hành xử như người mẹ yêu thương con, bằng tình mẫu tử bao la, và với quyền bảo vệ bằng bất cứ giá nào sự sống của đàn con, vì chỉ một mình mẹ là người đã cho các con sự sống.
Khi quyết tâm bảo vệ sự sống của đoàn chiên, Giáo Hội xác tín: Thiên Chúa là Sự Sống, là Thiên Chúa hằng sống, là Đấng ban sự sống cho muôn loài, nên sự sống là món qùa qúy báu con người nhận được từ Thiên Chúa. Vì lẽ đó, Thiên Chúa luôn trân trọng và gìn giữ sự sống mà người đã ban cho nhân loại.
Khi chọn Ápraham làm tổ phụ dân riêng, Thiên Chúa đã ban cho ông Isaác, con trai duy nhất khi ông và vợ ông đã luống tuổi (x. St 17,15-19), để ông biết: Thiên Chúa từ nay ông tôn thờ là Thiên Chúa của sự sống, Thiên Chúa ban sự sống. Ngài còn đi xa hơn, khi cho thiên sứ đến ngăn tay ông, không để  ông  làm tổn thương sự sống của con trai Isaác, khi ông vâng lời đem Isaác lên núi, giết đi làm của lễ tế Giavê Thiên Chúa, như tập tục tế sống con người cho các thần trong các tôn giáo ngẫu thần thời đó (x. St 22). Một lần nữa, Thiên Chúa mặc khải cho ông và dân riêng: Ngài không muốn của lễ dâng Ngài là mạng sống con người, vì sự sống con người là điều qúy giá trước mặt Ngài, bởi do chính Ngài đã trao ban.  
Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu cũng đã khẳng định: Ngài không để kẻ trộm, người chăn chiên thuê hay sói rừng hãm hại hay lấy đi mạng sống của chiên Ngài, nhưng cứng rắn qủa quyết : “Tôi chính là Mục Tử nhân lành, Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên” (Ga 10,11).
Chúa chiên nhân lành là Đức Giêsu không giống như “kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy” (Ga 10,10), hay như “người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán lọan” (Ga 10,12). Nhưng Ngài “tự ý hy sinh mạng sống mình” (Ga 10,18), để “cho chiên được sống và sống dồi dào.” (Ga 10,10).
Như thế, mục đích hy sinh của Mục Tử nhân lành là chiên của ông được sống và sống dồi dào. Dồi dào đây là được no nê, ấm áp, được yêu thương, cưng chiều, được hạnh phúc, bình an.
Hình ảnh Mục Tử nhân lành là Giáo Hội với các Đấng Bản Quyền với quyền yêu thương, chăn giắt. Sở dĩ là quyền yêu thương chăn giắt, vì chăn giắt không yêu thương sẽ không là mục tử nhân lành như lòng Chúa mong ước, nhưng sẽ chỉ được gọi là kẻ chăn thuê, hay tên ăn trộm. 
Do đó, quyết định của Mục Tử trước những nguy hiểm đe doạ sự sống của đoàn chiên, như đại dịch Covid 19 đang đe doạ tính mạng của mọi người phải được hiểu là quyết định xuất phát từ tình yêu mục tử đối với đoàn chiên, từ bổn phận bảo vệ đoàn chiên khỏi nguy cơ bị giết hại, và chúng ta hãy tín thác vâng phục thi hành, với lòng yêu mến, biết ơn.
2.   Phải thận trọng phân định giá trị của Lề Luật và giá trị của Con Người :
Khi bực bội, khó chịu trước những quyết định đóng cửa nhà thờ, hạn chế thời gian cử hành phụng vụ, hoặc các biện pháp khác nhằm tránh lây nhiễm và bảo vệ tính mạng cho cộng đoàn, chúng ta vô tình rơi vào tinh thần vị luật của các luật sĩ qúa khích và Pharisêu cực đoan bảo thủ ngày xưa đã phản bác, bắt bẻ Đức Giêsu khi Ngài chữa người bị bệnh bại tay trong ngày sabát là ngày cấm làm việc theo luật Môsê (x. Lc 6,6-10 ; Mc 3,1-6)  
Trả lời họ, Đức Giêsu khẳng định: ưu tiên luôn dành cho con người, cho sự sống và hạnh phúc của con người. Cũng như khi các môn đệ bứt lúa để  ăn vì đói, khi băng qua một cánh đồng trong ngày sabát, Ngài đã lên tiếng bênh vực các ông trước lời khiển trách nặng nề của những người Pharisêu vị luật: con người có giá hơn Lề Luật, bởi “ngày sabát  được tạo ra cho con người, chứ không phải con người cho ngày sabát.” (Mc 2,27).
Thực vậy, hạnh phúc của con người đang sống là điều lành, việc tốt con người phải làm cho nhau, và được đặt thành ưu tiên, bởi đó chính là vinh danh đích thực  của Thiên Chúa (x. Mt 12,9-14 ; Lc 6,6-10); đồng thời là đòi hỏi của Giới Luật mới Yêu Thương. 
Nay Covid-19 ập tới, đe dọa tính mạng của con người, thì luật đi lễ ngày Chúa Nhật, cũng như nề nếp sinh hoạt phụng vụ, tất cả đều có thể được thay đổi, đình chỉ, tạm ngưng, vì lợi ích chung của đoàn chiên. Và điều này không được hiểu như hành vi bất tuân lệnh Thiên Chúa, hay vi phạm giới luật của Ngài.
Thái độ bất mãn với giáo quyền trong việc đình chỉ sinh hoạt phụng tự cũng nói lên tinh thần gắn bó sai lệch của chúng ta vào những nghi thức bên ngoài, mang nặng tính phô trương, biểu dương lực lượng, để rồi đức tin bị “điều kiện hoá” bởi những hình thức không luôn cần thiết, mà không ăn rễ sâu, nhờ đời sống nội tâm cầu nguyện, và thực hiện Đức Ái, trong khi cầu nguyện thì không bị lệ thuộc bất cứ hoàn cảnh nào, và Đức Ái thì không thế lực, chướng ngại, sức mạnh nào có thể hạn chế, ngăn chặn.
3.   “Thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí và sự thật”.
Đức Giêsu, bên bờ giếng Giacóp đã chẳng nói với người phụ nữ Samari: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hoặc tại Giêrusalem… Nhưng giờ đã đến, và chính là lúc này đây - giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những người thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật” (Ga 4,21-26).
Nói như thế không có nghiã chúng ta phủ nhận Giáo Hội hữu hình, chối từ giáo phận, phủ nhận giáo xứ, nhà thờ, và rút lui vào “cái tôi”, co cụm, một mình khép kín với thần khí và sự thật.
Hoàn toàn không, vì Giáo Hội là một gia đình, một cộng đồng yêu thương, đoàn lữ hành đang cùng bước đi, nên Gắn Bó, Hiệp Thông với Đầu là Đức Giêsu và với nhau là những chi thể của Thân Thể mầu nhiệm là đòi hỏi tiên quyết.
Là người Kitô hữu trong Giáo Hội, chúng ta không lên thiên đàng cô đơn, cô độc, lủi thủi một mình, nhưng lên với nhau, cùng nhau lên, cùng nhau về Nước Trời, cùng nhau thực hiện hành trình về Nước Thiên Chúa, dưới sự lãnh đạo của Đức Giêsu, Mục Tử và sự cộng tác của các Đấng Bậc được Thiên Chúa tuyển chọn để quản trị, chăm nom, dẫn giắt đoàn chiên được trao phó. 
Do đó, Hiệp Thông là yếu tính của Giáo Hội, Hiệp Nhất là đòi hỏi của người Kitô hữu, nên trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, người tín hữu phải gắn bó, hiệp nhất, hiệp thông với tất cả mọi thành phần trong Giáo Hội, vì đức tin của Giáo Hội là hiệp nhất, hiệp thông.
Chính vì có hiệp nhất trong Giáo Hội mà chúng ta mới thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí và sự thật được, cũng không phải lệ thuộc vào một đền thánh, đền thờ hữu hình ở một nơi chốn nào. Chính nhờ đức tin hiệp thông của Giáo Hội, mà chúng ta được hoàn toàn dự phần, được trọn vẹn tham dự vào sức sống và tình yêu của Giáo Hội, là Hiền Thê yêu dấu của Đức Giêsu, trong những hoàn cảnh không thể  đến nhà thờ, không thể sinh hoạt phụng tự, không thể cử hành  thánh lễ…
Vâng, Covid-19 đặt chúng ta, những người Kitô hữu vào một hoàn cảnh mà phần đông chưa bao giờ thấy. Ở vào hoàn cảnh đặc biệt này, chúng ta cần hiểu biết chính xác ý nghiã và giá trị đức tin của các quyết định từ các đấng bản quyền, để không ai, không thế lực thần dữ nào có thể lợi dụng tình thế hầu làm suy yếu ở chúng ta đức tin, và lòng tin tưởng, tín nhiệm ở Mẹ Hội Thánh.
Bởi trong những thời khắc khủng hoảng, thời điểm tinh thần dễ bị chao đảo, lung lay, ma qủy nhất định sẽ không bỏ qua cơ hội đánh phá Đức Ái giữa đoàn chiên và Mục Tử trong Giáo Hội, bằng khủng bố tinh thần Hiệp Nhất, và triệt hạ tinh thần Hiệp Thông bằng dấy lên ngọn lửa kiêu căng, bất tuân phục. 
Hiệp cùng Hội Thánh Việt Nam và toàn cầu, chúng ta xin Chúa cứu thế giới khỏi đại dịch Covid-19 nguy hiểm, và  ban bình an cho tất cả mọi người trên thế giới.
Lời cầu nguyện chân thành ấy chắc chắn sẽ đẹp lòng Chúa gấp bội, nếu chúng ta cùng nhau cầu nguyện trong tinh thần hiệp thông với Giáo Hội và tinh thần Vâng Phục của đoàn chiên biết và lắng nghe tiếng Mục Tử của mình, những mục tử nhân lành như lòng Chúa mong ước: biết rõ chiên mình, gọi tên từng con, “mang vào mình mùi chiên”, và sẵn sàng hi sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,15).
  Jorathe Nắng Tím

 

Bài 7: COVID-19 - DẤU CHỈ THỜI ĐẠI (1)

CON NGƯỜI KHÔNG TOÀN NĂNG
 

Giữa tâm đại dịch Covid-19, các tôn giáo đều kêu gọi tín hữu, tín đồ cầu nguyện, vì tin rằng con Bài 7

Giữa tâm đại dịch Covid-19, các tôn giáo đều kêu gọi tín hữu, tín đồ cầu nguyện, vì tin rằng con người không toàn năng, và quyết định sự tồn tại của nhân loại, cũng như bình an cho thế giới và cho mỗi người nằm trong tay Thượng Đế, thuộc về Đấng Thiêng Liêng.
Các nhà lãnh đạo quốc gia, lãnh tụ đảng phái chính trị thì dè dặt, kín đáo, đúng hơn là tránh né bầy tỏ niềm tin tôn giáo của mình, phần vì sức ép của chủ nghiã vô thần, phần vì áp lực của trào lưu tục hoá ngày càng bành trướng, lan rộng, chưa kể ảnh hưởng của chủ trương tách rời tôn giáo và nhà nước ở phần đông các quốc gia trên thế giới. Vì thế, trước nguy cơ toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra, rất ít nguyên thủ quốc gia đã lên tiếng kêu gọi dân chúng cầu nguyện như tổng thống Hoa Kỳ Donald TRUMP vừa kêu gọi sáng nay:

“Tôi rất vinh dự được công bố ngày Chúa Nhật 15/3/2020 là ngày Cầu Nguyện Quốc Gia. Trong suốt chiều dài lịch sử, chúng ta là Đất Nước luôn hướng về Thiên Chúa để được bảo vệ, và để được ban sức mạnh trong những thời khắc như lúc này. Bất kể Bạn ở đâu, tôi cũng khuyến khích Bạn hãy thành kính cầu nguyện. Cùng với nhau, chúng ta sẽ chiến thắng dễ dàng [virus Corona]”.
Lời kêu gọi trên của nguyên thủ một quốc gia có sức mạnh bậc nhất thế giới trước đại dịch đã nói lên sức người có hạn: có hạn khi không tiên liệu hết những tai ương, thiệt hại có thể xẩy ra; có hạn khi không ngăn chặn hữu hiệu như ý muốn sức bành trướng vũ bão của virút; có hạn khi không kịp thời đưa ra những biện pháp thích ứng cần thiết để vô hiệu hoá sức công phá của đại dịch; có hạn khi không biết Corona sẽ còn kéo dài bao lâu, và hậu qủa của đại nạn sẽ nặng nề, trầm trọng đến mức độ nào.
Thực vậy, cho dù con người có văn minh đến đâu, khả năng làm chủ vũ trụ có bao trùm, vĩ đại thế nào, nhân loại cũng không thể ra khỏi giới hạn sẵn có của phận người, vì con người không tự tạo nên mình, cũng không tạo nên vũ trụ, và các thụ tạo khác. Những khám phá “thần thánh” tưởng có thể “thay trời làm mưa, biến sỏi đá thành cơm gạo”, và chủ trương “con người tạo nên thượng đế” cũng chỉ hạn hẹp ở phạm trù khám phá những gì đã có sẵn, tìm kiếm những gì đã hiện hữu, tìm hiểu những gì vẫn đều đặn vận hành từ hàng ngàn tỷ năm, và nếu có phát minh mới, thì những phát minh ấy cũng đi từ những gì đã có mà con người quan sát, học hỏi được từ chính mình, và thiên nhiên, vạn vật.
Nói như thế, không có nghiã giảm thiểu cố gắng và đánh giá thấp thành công của con người với khối óc thông minh và ý chí tuyệt vời, nhưng là làm nổi bật vai trò của con người đối với vạn vật và trong thế giới.
Kinh thánh của Thiên Chúa giáo khẳng định: con người được trao trách nhiệm làm chủ mọi loài và thống trị mặt đất (Sáng Thế 1,28), nghiã là con người có quyền trên mọi loài, và tất cả đều hướng đến việc phục vụ nhu cầu hạnh phúc của con người. Điều này đã nói lên: ý muốn của Đấng Tạo Dựng là trao cho con người trách nhiệm làm chủ vạn vật và cho con người quyền sử dụng, hưởng thụ tất cả để cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
Chấp nhận chân lý trên, chúng ta sẽ nhìn nhận hai hệ luận sau:
1.    Đấng Chủ Tạo đã dựng nên tất cả, trong đó có con người, và con người là thụ tạo hàng đầu được yêu thương:
Dấu ấn con người là thụ tạo, chính là con người không toàn năng, không làm chủ trọn vẹn vân mệnh, không biết tất cả, và không bất tử, nhưng bị giới hạn bởi thời gian và không gian, khi không thể hiện diện nhiều nơi cùng lúc, không biết trước chuyện gì sẽ xẩy ra ở tương lai, không nhớ hết những chuyện đã xảy ra ở qúa khứ,  cũng không hoàn toàn làm chủ những gì đang diễn biến ở hiện tại.
Dấu ấn con người được đặc biệt yêu thương và là thụ tạo đứng hàng đầu có toàn quyền trên vạn vật là trí thông minh, ý chí tự do để chọn lựa, thao thức vươn đến tuyệt đối, lương tâm để nhắc nhở, trách móc, phân biệt tốt - xấu, lành - dữ, tội - phúc, cũng như khát vọng yêu thương, hạnh phúc và khả năng nâng tâm hồn lên tới Đấng Tối Cao.
Ngoài ra, mỗi người đều có những cảm nghiệm thiêng liêng, những mơ ước vượt thời gian, không gian, bao la đến vô tận, vô cùng.
Tất cả cho con người lý do để xác tín chỗ đứng quan trọng, được Thượng Đế ưu ái chăm nom hơn các loài thụ tạo khác.
2.   Tương quan giữa con người và Thượng Đế là tương quan cần thiết:
Được tạo dựng, con người sẽ hạnh phúc khi ở đúng vị thế thụ tạo trước Đấng Chủ Tạo, với ý thức: tương quan giữa con người và Thượng Đế là tương quan của lòng tốt và biết ơn: Thượng Đế dựng nên con người vì lòng tốt, con người kính trọng, tin tưởng Thượng Đế vì biết ơn.
Như thế sẽ không có chuyện mưu đồ lật đổ, truất phế, xóa tên Thượng Đế khỏi nhân loại, vì có tính toán và làm thế nào đi nữa, con người vẫn là con người không toàn năng, vẫn mãi là thụ tạo có giới hạn, bất toàn, và Thượng Đế vẫn đời đời là Đấng Toàn Năng nắm giữ vận mệnh của nhân loại và toàn thể thụ tạo đã được dựng nên từ tay Ngài.
Sẽ không có gì thay đổi về phiá Thượng Đế, chỉ có thay đổi ở phía con người khi con người trở nên điên cuồng vì nổi loạn chống Thượng Đế; bất hạnh vì bất mãn Đấng tạo dựng nên mình; vô phúc vì vô ơn Đấng yêu thương và cho mình làm bá chủ vạn vật; khô héo, tàn lụi, và tuyệt vọng vì dồn sức “người” rất giới hạn để tấn công Thượng Đế toàn năng, vô hạn.
Thế nên tốt nhất là ý thức tương quan giữa con người và Thượng Đế, nếu chưa đạt đến mức thân tình Cha - Con, thì ít ra là cần thiết và công bằng do tương quan giữa Chủ Tạo và Thụ Tạo.
Cần thiết vì không có Chủ Tạo nâng đỡ, gìn giữ, Thụ Tạo không thể tồn tại. Công bằng vì bổn phận của Thụ Tạo là tôn trọng quyền tạo dựng của Chủ Tạo, và biết ơn lòng tốt của Đấng đã ban cho mình sự sống và hạnh phúc làm người.
Nhưng điều thiết yếu hơn cả chính là cảm nghiệm sự có mặt và hoạt động yêu thương không ngơi nghỉ của Đấng Chủ Tạo trên các thụ tạo của Ngài.
Cứ nhìn vào vũ trụ bao la, từ những gì lớn lao, vĩ đại nhất đến những gì nhỏ bé, tinh vi nhất, chúng ta thấy tất cả đều  sinh hoạt theo một nguyên tắc, định luật, hệ thống mà không một trí óc con người nào có thể mường tượng và hiểu thấu. Một số người cho đó là do ngẫu nhiên, hoặc do vật chất “tự tạo nên nhau”. Lý luận này không hợp lý và gặp bế tắc, vì không lý giải được nguyên tắc sơ đẳng của luận lý bình thường, đó là tác phẩm không thể thông minh, cao qúy, tài giỏi, tuyệt vời hơn tác giả.
Thực vậy, với ý thức vừa trình bầy trên, Covid-19 sẽ không được coi là hình phạt của Thượng Đế, cũng chưa là “năm cùng tháng tận” của nhân loại. Nó chỉ là một nhắc nhở, như dấu chỉ của thời đại, đặt con người trước ý thức về mình, và vị trí của mình trước Đấng Thiêng Liêng, mà một lương tri lành mạnh khó có thể từ chối, khước từ.
Covid-19 cũng là dịp để con người ra khỏi cơn bão giận dỗi hay căm thù Thượng Đế nếu có từ bấy lâu, vì thực ra, Thượng Đế không ghét ai, bởi nếu ghét đã không cho làm người; Thượng Đế không thù ai, bởi Ngài không có đối thủ; Thượng Đế cũng không “chơi xấu” ai, bởi Thượng Đế nhân hậu, từ bi và luôn thương con người. Bằng chứng là không ai đã không một lần rơi vào tình trạng hoàn toàn bế tắc, hoàn toàn bất lực, hoàn toàn bức bách, ở đó, không ai đã có thể ra tay cứu vớt, không người nào đã có thể cứu nguy, nhưng rồi với niềm tin tưởng ở Thượng Đế, khi mà chỉ còn một mình Ngài có thể cứu giúp, chúng ta đã được “tai qua nạn khỏi” và tìm lại bình an.
Hưởng ứng lời kêu gọi của các bậc lãnh đạo tôn giáo, cũng như của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người viết hiệp ý cùng Bạn cầu nguyện cho toàn thể nhân loại đang cần bàn tay can thiệp đầy yêu thương của Thượng Đế. Xin Ngài ban ơn khôn ngoan cho các nhà lãnh đạo, ơn yêu thương cho tất cả những ai đang tận tụy phục vụ nạn nhân đại dịch, và ơn Bình An cho tất cả mọi người trên toàn thế giới đang lo lắng, hốt hoảng giữa cuồng phong đại dịch.
Ước gì Covid-19, như dấu chỉ của thời đại, nhắc nhớ chúng ta điều rất quan trọng để luôn sống trong niềm Hy Vọng và Bình An, đó là ý thức về con người, một thụ tạo nhiều giới hạn, nhưng là thụ tạo được Đấng Chủ Tạo yêu thương cách riêng, yêu chiều đặc biệt, và hạnh phúc của Đấng Chủ Tạo nhân hậu, tốt lành là được con người Tín Thác, Hy Vọng và Cầu Xin.
Jorathe Nắng Tím

 

Bài 8: VŨ HÁN, ĐIỂM DỪNG HỒI TÂM

Hiện tượng dịch Corona từ Vũ Hán đến hôm nay đã làm 717 người chết và 34.000 người bị lây Bài 8

Hiện tượng dịch Corona từ Vũ Hán đến hôm nay đã làm 717 người chết và 34.000 người bị lây nhiễm kể từ ngày 24. 01.2020. Thế giới xôn xao, hốt hoảng, sợ hãi, vì sức lây nhiễm nhanh mạnh của virus NCOV. Nhiều biện pháp ngăn chặn làn sóng bành trướng của vi khuẩn được triệt để áp dụng, và ai cũng hy vọng các nhà khoa học sớm phát minh thuốc chủng ngừa dịch bệnh tai ác này.
Như nhiều người, những ngày qua, tôi đã đi qua nhiều con đường, đã gặp nhiều người, trải qua nhiều tình cảm :
Tôi đã đi qua nhiều con đường tháng trước còn sầm uất, đông đảo, với những siêu thị, quán ăn Châu Á chật kín, nườm nượp thực khách ra vào, nay vắng tanh, tiêu điều, ế ẩm. Tôi đã gặp nhiều người Trung Hoa cúi đầu lầm lũi vội vã bước đi, như muốn trốn tránh cái nhìn không mấy thiện cảm và thái độ kỳ thị không cần giấu diếm của người Tây phương bản xứ. Tôi đã có những tình cảm tiêu cực đối với nước Trung Hoa do chính sách tham vọng bá chủ, và trách nhiệm đã để nhiều loại dịch bệnh phát sinh và lây lan cho thế giới.
Nhưng sau những bước chân lang thang trên những con đường không còn nhộn nhịp, những gặp gỡ nặng nề mặc cảm, những tình cảm bực bội, coi thường, tôi giật mình nhận ra mình không còn quân bình trong phán đoán.
Trước biến cố Vũ Hán với dịch bệnh Corona, tôi đã không còn bình thường khi “thừa thắng xông lên” không tiếc lời lên án người Tầu với đủ thứ thói hư, tật xấu, từ ăn ở dơ dáy đến huyên náo, ồn ào bất kể sáng đêm, nhà riêng hay nơi cộng cộng, và phía sau “không bình thường ấy” chính là cơn giận từ mối thù truyền kiếp của ngàn năm nô lệ và căm phẫn đối với một dân tộc có máu bành trướng, xâm lăng, lúc nào cũng hung hăng, thủ đọan muốn “ăn tươi nuốt sống” quê hương tôi.
Vũ Hán làm tôi không còn bình thường khi thích thú cho rằng : Trời đang thịnh nộ và thẳng tay trừng phạt một dân tộc kiêu căng, ngạo mạn dám khinh khi, thách thức cả Trời.
Tôi cũng hết còn bình tĩnh khi Corona từng ngày gia tăng con số nạn nhân, với tốc độ lây nhiễm đáng lo ngại trên toàn cầu. Tất nhiên, phiá sau của tình trạng hết còn bình tĩnh này là ước mong được chứng kiến một Trung Quốc suy yếu, tàn rụi, hoàn toàn bị “knock out”.
Corona Vũ Hán cũng biến tôi thành người không còn sáng suốt để phân định và tách rời chính sách của nhà cầm quyền ra khỏi nhân dân Trung Quốc, mà giữa hai bên là vực thẳm cách biệt : thiểu số hưởng mọi đặc lợi, đặc quyền, và đa số bất hạnh, lầm than, đáng thương, tội nghiệp.
Vũ Hán từng giờ được truyền thông nhắc tên, thống kê số người chết, người lây bệnh, nhưng tôi hoàn toàn vô cảm trước cảnh bị cô lập, bị tẩy chay, bị xa lánh, bị lãng quên, bị cấm vận, bị bỏ rơi trong tình trạng vô vọng chờ chết của hàng chục triệu người dân Trung Hoa vô tội, bất hạnh vì sinh ra đã là người Vũ Hán.
Những tường thuật về Vũ Hán tuy có làm giật mình, rùng mình, nhưng rồi lòng tôi lại cứng cỏi, chai đá ngay, khi mường tượng cơn dịch khủng khiếp đang từng giờ tàn phá này sẽ là vũ khí Trời cho để đánh bại một sức mạnh thô bạo từ phưng Bắc đang đe dọa không chỉ đất nước nhỏ bé của tôi mà còn gây phiền phức cho cả thế giới.
Thế mới biết : người ta chỉ lộ đầy đủ “bộ mặt thật” khi có chuyện, và tôi đây chính là trường hợp điển hình :
Khi có chuyện Vũ Hán, tôi mới lộ bản mặt không nhân ái và công bình của mình, vì chỉ một chuyện “vơ đũa cả nắm” khi lên án và trù dập toàn thể người Trung Quốc đã là bằng chứng tâm hồn hẹp hòi, nhỏ mọn của tôi ; chỉ một thái độ vô cảm trước tai ương, khốn khó của hàng triệu trẻ em, người già, gia đình nhỏ của các bạn trẻ ở Vũ Hán đang lâm cảnh thiếu thốn vật chất và tinh thần suy sụp vì bị cô lập và khinh khi, xa lánh cũng đủ cho thấy trái tim tôi đã già nua, cằn cỗi đến cỡ nào, vì cạn máu yêu thương.
Bởi có biến cố Vũ Hán, tôi mới khám phá ra “cái tôi” ích kỷ vĩ đại đang trầm trọng mọi chuyện có hại cho mình, đang nghiêm khắc với người không đem lợi cho mình, đang khắc nghiệt trừng trị những ai rắp ranh đe dọa sự sống của mình, và đang nhẫn tâm ra tay tiêu diệt những đối tượng rơi vào tầm ngắm của ganh ghét, thù hận. 
Vũ Hán cho tôi nhận ra tôi chỉ lo cho mình, mà không quan tâm đến ai, bằng chứng là cả bạn bè, người thân, tôi cũng không muốn gặp vì sợ lây nhiễm, nên bất cứ ai ghé nhà lúc này, tôi đều lạnh lùng tra hỏi, dò xét : “Có đi Việt Nam mới về không đó ? Nếu mới từ Việt Nam về thì cảm phiền đừng vào nhà mình. Mình sợ Corona lắm !”. Nỗi sợ lây nhiễm thái qúa đã biến tôi thành kẻ vô cảm vì ích kỷ đến đáng khinh, khi đang tâm bán rẻ tình bạn, tình gia đình, điều mà trước đây không bao giờ tôi có thể quan niệm.
Thế là tôi đã đánh mất tôi, khi người Trung Hoa ở Vũ Hán bị đồng hoá với virus Corona. Đánh mất chính mình, vì mình đã làm mất người khác, khi lấy đi quyền làm người có tên tuổi, có nhân vị, có hạnh phúc, ước mơ, và giản lược những con người có lịch sử, mang ơn gọi riêng biệt, sứ mệnh đặc thù, và là huyền nhiệm không thể lột trần vào một con virus có tên Corona ; đánh mất mình, vì mình đã đánh mất người khác là gương soi của chính mình, bởi không có người khác, tôi sẽ chẳng bao giờ biết tôi là ai, nhận ra tôi thế nào, vì một mình đơn độc, tôi có ai để “đong đưa”, đồng hành, so sánh ? 
Thế là tôi đã lạc đường, khi đóng đường sống của người Vũ Hán và đường lên của người dân Trung Hoa, bởi thế giới không còn là những ốc đảo xa lạ, không tương quan, nhưng là một ngôi làng với thôn trên xóm dưới thân thương qua lại. Do đó, đóng đường thiên hạ, tôi e ngại mình đang đóng đường mình.
Vũ Hán hôm nay bi thảm hơn Vũ Hán của tháng trước. Mới chỉ một tháng thôi, mà Vũ Hán đã lầm than, xơ xác, điêu tàn đến đáng thương, đáng sợ.
Và phút chốc trong ngao ngán cơn say bạo lực, trong chán chường ích kỷ hẹp hòi, trong dửng dưng trước cám dỗ hiềm khích, đố kỵ, tôi thấy mình vô duyên, lố bịch khi mọi người xếp lại chuyện xưa bất hoà để cùng đương đầu, đối phó dịch bệnh đang là tai hoạ của cả địa cầu ; thấy mình vô tâm, vô trách nhiệm, khi các quốc gia dồn hết nỗ lực để cứu người Vũ Hán và dân Trung Quốc thoát đại họa Corona ; thấy mình thiếu bác ái, từ bi, hỉ xả khi mọi người đồng lòng bầy tỏ tình liên đới, chia sẻ ; và nhất là thấy mình “chưa lớn nổi thành người” khi tuổi đã cao mà lòng quá thấp, khi thế giới bao la mà tim quá hẹp hòi, khi tình người tha thiết réo gọi, mà hồn vẫn chai đá, dửng dưng, đóng chặt.
 Jorathe Nắng Tím 

 

Bài 9: CON NGƯỜI và COVID–19

Đến hôm nay thì Corona từ Vũ Hán ngày nào đã biến thành COVID -19 cho cả thế giới. Ở đâu Bài 9

Đến hôm nay thì Corona từ Vũ Hán ngày nào đã biến thành COVID -19 cho cả thế giới. Ở đâu, trên châu lục nào, người ta cũng xôn xao  báo động, hoang mang tìm hiểu và hốt hoảng đương đầu.
Chỉ cần nhìn vào thống kê số tử vong, bệnh nhân lây nhiễm trên các quốc gia, trong một thời gian ngắn kỷ lục, người lạc quan, bình tĩnh, gan lì đến đâu cũng phải giật mình thận trọng, và đặt vấn đề.
Vào lúc này : 8 giờ 35 sáng ngày 12 tháng Ba năm 2020, giờ Paris, người viết ghi nhận từ “Tổ Chức Y Tế Thế Giới” những con số ấn tượng ở một số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch : 
Trung Quốc : 80.967 ca dương tính, 3.157 tử vong.
Ý : ................12.462 ca dương tính,     827 tử vong.
Iran : ...............9.000 ca dương tính,     354 tử vong.
Hàn Quốc : .....7.755 ca dương tính,       54 tử vong.
Pháp : .............2.281 ca dương tính,       48 tử vong, 105 ca cấp cứu hồi sức.
Mỹ : ...............1.039 ca dương tính,        29 tử vong.
Đức : ..............1.622 ca dương tính,         3 tử vong.

Nếu tính chung toàn cầu, với 110 quốc gia, con số sẽ là 121.500 ca dương tính, và 4.370 tử vong.
Đứng trước đe dọa của đại dịch, các quốc gia đều có những biện pháp ngăn chặn, đề phòng, giải quyết tùy theo tình hình riêng, nhưng tựu trung, tất cả đều phải nhận : đây là đại dịch đem lại nguy hiểm lớn cho tính mạng người dân và nguy cơ trầm trọng làm suy thoái nền kinh tế đất nước.
Bên cạnh những lo lắng chung trước một tương lai đang đổ dốc không thắng, nhiều người có nhiều suy tư không luôn đồng thuận, đồng chiều :
Về nguyên nhân của đại dịch, có người cho đó là vũ khí sinh học của Trung Quốc trong chương trình đương đầu với Mỹ, nhằm giành quyền bá chủ thế giới. Vũ khí được chế tao tại trung tâm nghiên cứu Vũ Hán, chẳng may bị rò rỉ, thất thoát và virút Corona “made in China” đã vô phúc thành “gậy ông đập lưng ông”. Cùng ý nghĩ quy tội chính quyền Trung Quốc, có người còn bạo gan suy đoán : Trung Quốc cố tình hy sinh nhân dân Vũ Hán, để đánh lạc hướng dư luận thế giới, và thế giới không có bằng chứng tố cáo tội ác sử dụng vũ khí sinh học của mình. Một số khác chê trách người trung quốc đã bừa bãi ăn thịt những động vật dơ dáy, nguy hiểm như loài dơi, nên đã đem loại virút mà khả năng ban đầu của nó chỉ có thể lây nhiễm giữa động vật với nhau, vào con người, để từ đó, virút biến thể và tự tạo ra khả năng lây nhiễm từ người sang người.
Luận bàn về ý nghiã của đại dịch, thì nhiều vô kể : có người nghiêng về tâm linh khi cho rằng Trời Phật phạt Trung Quốc vì nhiều trọng tội như đã xúc phạm thần thánh, đàn áp tôn giáo, xâm chiếm các quốc gia láng diềng, nhưng khi đại dịch lan tràn qua Hàn Quốc, Ý, Pháp, Mỹ, và các nước khác, thì một giả thuyết mới được thêm vào, đó là tận thế sắp đến và loài người sắp bị hủy diệt, vì tội lỗi đầy tràn, và đã đến lúc Thượng Đế thấy cần phải cho con người biết Ngài còn hiện diện với uy quyền trừng phạt. Chưa kể nhiều cắt nghiã thuộc dạng “thông thiên, địa lý, bói toán, bấm qủe…” khác đã đưa ra rất nhiều viễn cảnh tang thương, tăm tối cho nhân loại qua đại địch.
Thực tế là người người hoảng loạn, nhà nhà hoảng loạn, đua nhau mua sắm tích trữ lương thực trước đe dọa cả thành phố, cả tỉnh, cả nước có thể bị phong toả, cách ly, khi đó, không ai đến được với ai, không nhà nào dám giao lưu với nhà nào, vì đại dịch hoành hành.
Cho đến hôm nay thì nhiều biên giới đã cấm người nước ngoài nhập cảnh, nhiều công ty hàng không khủng hoảng tài chính vì không có khách, nhiều cơ sở sản xuất phá sản, chứng khoán rớt sâu, nhà đất đóng băng, công ăn việc làm đình trệ làm xáo trộn sinh hoạt các gia đình, trường học đóng cửa, cưới xin tạm ngừng, ma chay cúng giỗ giảm thiểu, miễn chấp, nhà thờ, đền chùa vắng tanh, chị em doanh thương các ngành ế ẩm ngơ ngác nhìn nhau lo lắng.
Cả thế giới như chìm vào đại dương dịch đang gắng gượng bơi ra ; cả loài người đang lo âu tìm kiếm thuốc chủng, phòng chống đại dịch, nhưng sức người có hạn, và thời gian vẫn là điều con người phải lệ thuộc.    
Không làm chính trị, không có kiến thức kinh tế, càng không thông thiên - kinh dịch, nên người viết chỉ dám chia sẻ với Bạn một vài suy nghĩ và cảm nghiệm cá nhân rất nhỏ bé, để cảm thông với lo lắng của mọi người, để trân qúy, biết ơn tất cả những tấm lòng đã hy sinh cho lợi ích chung và tính mạng của người khác giữa tâm dịch nhiều nguy hiểm, để nói nhỏ với bạn, người đang đọc những dòng này : “Tôi rất yêu mến Bạn và mong Bạn, cũng như tất cả những người thân quen của Bạn được may lành, bình an vượt qua cơn đại dịch Covid hiểm nghèo”. 
1.   Tôi thấy con người thật yếu đuối, mong manh, dễ vỡ :
Dễ vỡ lắm Bạn ạ, và mong manh, yếu đuối đến đáng thương, khi chỉ một con vi khuẩn bé tí teo đã đủ làm hoảng loạn và đánh gục cả loài người.
Nghe tin tức mỗi ngày hai lần về số tử vong, dương tính Covid-19 mà ớn sương sống. Nó bé tẹo teo mà mạnh kinh khủng : đánh từ cấp cao chính quyền đến cụ già nằm chờ chết ở nhà hưu dưỡng, đánh bất cứ ai, quốc gia mạnh yếu, cường quốc hay nhược quốc, cộng sản hay tư bản, công giáo hay phật giáo, da trắng hay da mầu, ôn đới hay nhiệt đới, trí thức hay bình dân học vụ… Nghiã là virút bé nhưng oai như “ông kẹ” đã thực sự đe dọa và làm sợ toàn thế giới.
Ở giữa tâm dịch, tôi mới thấy triết gia Pascal thật tuyệt vời khi suy tư về thân phận mỏng dòn, mong manh, yếu đuối của con người, và gọi con người là “cây sậy dễ gẫy”. Và qủa thực, trước gió thì không cây nào dễ gẫy bằng cây sậy. Nhưng cây sậy dễ gẫy “con người” của Pascal lại có một giá trị tuyệt vời, vì là cây sậy biết suy tư.
2.   Chính vì là “Cây Sậy biết suy tư”, mà con người lo lắng, sợ hãi :
Vì có suy tư, biết suy nghĩ nên con người biết mình yếu đuối, biết giới hạn của mình trước sức mạnh của thiên nhiên, và nhiều thụ tạo khác. Chẳng hạn khi đứng trước sư tử, hùm beo, chó sói, con người chỉ còn duy nhất một vũ khí tự vệ, đó là suy tính tìm đường thoát thân, ngoài ra thân xác có gì đủ mạnh để đương đầu ?
Vì suy tư, con người biết nhiều, không những biết những gì đã xẩy ra, những chuyện đang diễn tiến, mà biết trước cả những gì sẽ đến trong tương lai. Chẳng thế mà con người khổ hơn con vật, khi nhớ chuyện cũ, thấy chuyện hiện tại, và lo trước chuyện ngày mai chưa đến. Nỗi lo tự nhiên gấp ba lần, nỗi sợ bỗng lớn lên gấp bội, chỉ vì con người là cây sậy suy tư.
Trước nạn dịch, tuy chưa bị lây nhiễm, nhưng vì biết mình có thể bị dương tính từ bất cứ ai, trong bất cứ tình huống nào, tiếp đến là bị cách ly, cô lập ; biết mình có  thể bị virút “ăn tươi nuốt sống” trong vài giờ cả buồng phổi, nếu không kịp phát hiện ; biết mình có thể ra đi bất cứ lúc nào và phải bỏ lại vợ con, cha mẹ, sự nghiệp, công danh, nên con người rất lo sợ, như tôi đây đang lo âu, sợ hãi. Lo âu vì không biết những rủi ro, tai ương do trí khôn dự phóng có vô phúc trở thành sự thực không ?  Và nếu có thì khi nào ? Sợ hãi vì nếu những sự dữ đó xẩy ra thì làm cách nào để đối phó, thoát khỏi ?
Lắm lúc càng nghĩ càng thương cho phận mình, vì phải nghĩ, phải suy, mà càng suy càng khổ, càng nghĩ càng lo, nên thi thoảng đánh liều mong mình “thử làm con vật” vài phút để xem có sung sướng hơn con người chút nào không, vì loài vật không phải suy nghĩ để phải lo âu, sợ hãi nhiều và dằng dặc như con người đang lo, đang sợ đại dịch.    
3.   Vì qúa lo sợ, tôi trở thành người ích kỷ :
Những ngày đầu, khi dịch Corona còn ở xa tít tận Vũ Hán thì tôi thương những nạn nhân người Trung Quốc, nhưng dần dà, dịch tiến lại gần nơi tôi ở, tràn vào quốc gia tôi đang sống, xâm lấn không gian từ lâu vốn an toàn của gia đình tôi, thế là tôi thấy mình bớt thương người Vũ Hán, bớt lo cho những người ở xa đang bị dịch, mà dồn hết tình yêu lo cho mình, lo cho người thân của mình, vì sợ mình chết, sợ người thân bị lây nhiễm, mất mạng.
Tôi bắt đầu tập trung toàn bộ cho mình, quy chiếu về “cái tôi”, bởi “cái mình” của tôi đang thực sự bị đe dọa, “cái tôi” của mình đang bị virút rình rập tấn công. Tôi khám phá mình không còn thời gian và nghị lực để lo chuyện thiên hạ, không còn nhiệt tình, nhiệt huyết, nhiệt tâm lo sự “sống còn” của người khác, nhưng chú tâm lo cho mình, bằng dự phòng mọi biện pháp để bảo vệ an toàn tuyệt đối “cái tôi”, và những ai thuộc về tôi.
Chính trong nguy cơ của tâm dịch, ở giữa đe doạ nghiêm trọng khi dịch tràn tới, tôi biến thành con người ích kỷ. Tôi ích kỷ vì qúa lo sợ mất mạng sống ; tôi ích kỷ vì qúa sợ mất những gì thuộc về mình ; tôi ích kỷ vì qúa lo lắng trước giới hạn và bất lực của mình trước hiểm nguy ; tôi ích kỷ vì lo sẽ không còn được có mặt trong thế giới, được ở với người tôi cần, thôi thương. Thế là tôi phác họa một chương trình ích kỷ để tuyệt đối bảo vệ mình, để trăm phần trăm gìn giữ mình và những ai thuộc về mình không bị lây nhiễm, và chương trình ấy hạn chế đến mức tối đa sự có mặt của người khác, vì ích kỷ dậy tôi : không được đông, vì càng đông càng dễ chết, như người vượt biển chỉ muốn tầu thuyền ít người để tuyệt đối đảm bảo an ninh, an toàn.
Giữa cao trào của cơn đại dịch Covid-19, tôi muốn được dừng chân như đã dừng chân những ngày dịch vừa bắt đầu khai hoả ở Vũ Hán, nhưng lần này không để bình tâm thương người Vũ Hán, mà bình tâm để nhìn lại mình, và kiểm tra mức độ của tình thương ban đầu, xem mối tình ấy còn hay mất, tăng thì chắc không, nhưng giảm thì giảm đến mức nào, hay đã hoàn toàn khô héo, cạn kiệt.
Dừng chân hôm nay để nhìn vào chính thân phận mỏng dòn, yếu đuối của mình, để định giá lại nỗi lo lắng, sợ hãi, và tự hỏi : có nên tiếp tục lo lắng, sợ hãi, nếu lo lắng, sợ hãi đưa đến ích kỷ triệt để, ích kỷ toàn phần, ích kỷ thái quá, ích kỷ cực đoan.
Vẫn biết ai cũng phải có bổn phận lo cho mình, lo cho sinh mạng của mình, nhưng chỉ cho mình thôi, chỉ vì mình thôi, chỉ biết mình thôi, thì lo sợ ấy có còn giá trị nhân văn, có còn giá trị đạo đức, có còn giá trị của đời làm người ?
Tôi cũng cần dừng bước hôm nay, ở cao điểm của đại dịch, để nhìn ra chung quanh mình, ở đó, có những người đang hy sinh cho tôi và gia đình, thân quyến tôi được bình an vượt qua đại dịch. Họ là những thiên thần áo trắng ngày đêm trong các bệnh viện và trung tâm cách ly để chữa lành và ngăn chặn tai ương của virút, những nhà lãnh đạo quốc gia, các cơ quan quốc tế, các nhà khoa học chấp nhận “mất ăn mất ngủ” chạy đua với thời gian để có giải pháp vô hiệu hóa sức bành trướng và phá hoại của Covid-19. Bên cạnh những con người dễ nhận diện đang hy sinh vì người khác ấy, còn rất nhiều những con người ẩn danh, ẩn mặt là những nhân viên y tế, xã hội, những thiện nguyện viên không tên tuổi đang tận tụy tẩy rửa, sát trùng từng mét vuông diện tích những nơi công cộng, hầu bảo vệ mạng sống của đồng bào, đồng loại.
Vâng, mới chỉ một chốc lát dừng chân giữa tâm đại dịch mà tôi đã thấy mặt mình nóng ran, chân tay ngượng ngùng, đầu óc chóang váng…
Tôi thực sự xấu hổ, vì đã để lo lắng, sợ hãi biến mình thành người ích kỷ, mà trước đó tôi tưởng sẽ chẳng bao giờ rơi vào, khi tư tưởng của triết gia Pascal : “Con người là cây sậy biết suy tư” đánh thức lương tâm hay li bì ngủ quên và trái tim kinh niên lười biếng của một người đáng lẽ phải biết buông bỏ, liều lĩnh, dấn thân  mạo hiểm hơn, vì biết thân phận yếu đuối, mỏng manh, dễ vỡ của mình chỉ được bù lại bằng giá trị bất diệt, vĩnh cửu của yêu thương, phục vụ, mà dấu ấn đẹp nhất, tuyệt vời nhất, cao cả nhất ở “cây sậy dễ gẫy nhưng biết suy tư”, chính là sống hy sinh, chết hy sinh vì đồng loại, mà không lo sợ, hèn nhát, ích kỷ.
Dừng chân rồi, tôi lại tiếp tục đi. Chúc Bạn và người thân của Bạn bình an vượt qua cuồng phong đại dịch !
Jorathe Nắng Tím  

 

Bài 10: TÂM TÌNH VỚI EM

trong những ngày tạm đóng cửa nhà thờ
-------------------------
Em!
 

Em gọi điện thoại than phiên với tôi giọng gay gắt: “Các Giáo phận ở Phương Tây đã tạm dừng Bài 10

Em gọi điện thoại than phiên với tôi giọng gay gắt:
“Các Giáo phận ở Phương Tây đã tạm dừng các thánh lễ, như vậy là đủ lắm rồi, thế mà giờ lại đến các Giáo phận ở Việt Nam bắt đầu rục rịch tạm dừng thánh lễ. Cha coi có được không?
Thân xác cũng cần của ăn để sinh sống và phát triển, thì linh hồn cũng cần của ăn để sinh sống và kết hiệp mật thiết với Chúa chứ".
Em kết thúc và thở dồn dập như để trút đi phần nào sự bực bội trong mình.
Không chỉ có em mà còn có bạn bè của em, những người dùng các phương tiện truyền thông xã hội, để lên tiếng bất bình về việc tạm dừng thánh lễ, họ nói rằng:
“Đây là lúc các tín hữu cần hơn bao giờ hết thánh lễ và các bí tích, để nâng đỡ trong sự khủng hoảng của cơn đại dịch." Và đây đó còn có những người sẵn sàng hy sinh “tử vì đạo" để đến nhà thờ tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho mọi người. Họ sẵn sàng “hy sinh chính mình!".
Cám ơn em đã gọi điện chia sẻ và nói lên thao thức của mình. Điều đó làm
cho chúng tôi - các Linh mục - cảm thấy rằng, giáo dân vẫn đang cần thánh lễ, cần sự liên kết thiêng liêng với Chúa và cần có sự hiện diện mang tính cộng đoàn để nâng đỡ lẫn nhau.
----------------------------------------------

NHƯNG,
Em à!
Một trong những giáo lý cơ bản của Đức tin Kitô giáo là: chúng ta phải trì hoãn những mối quan tâm đến đời sống thể xác, khi những mối quan tâm này cản trở sự phát triển của đời sống thiêng liêng của chúng ta. Các Thánh Tử đạo là một trong những tấm gương sáng cho chúng ta về điều này, khi các ngài hy sinh chính mạng sống của mình cho Thiên Chúa. Với việc làm của mình, các ngài đã trở nên tấm gương sáng cho chúng ta, và các ngài cũng trở nên tiếp điểm giữa chúng ta và Thiên Chúa, nơi chúng ta có thể kín múc niềm tin, tình yêu, và sự hy vọng cho cuộc lữ hành của mình.
Thánh lễ thì quan trọng hơn đời sống trần gian của chúng ta, vì thế chúng ta sẵn sàng đánh'đổi tính mạng của mình, để có thể bảo toàn thánh lễ được tiếp tục.
Nhưng ở đây, có sự khác biệt giữa các vị tử đạo và các em - những người giáo dân trong thời đại dịch Covid-19 - là: chúng ta không đối mặt với sự hy sinh bản thân, nhưng chúng ta đang đối mặt với một quyết định ảnh hưởng người khác.
Một người độc thân, có thể hy sinh tính mang để bảo vệ một người bạn của họ. Nhưng họ không thể hy sinh tínhmạng của những người thân yêu xung quanh họ, đặc biệt là những người cần được bảo vệ, chỉ để bảo vệ cho một quan điểm hay một nhu cầu của họ.
Chúng ta đã chứng kiến tình hình dịch bệnh bùng phát ở nhiều nước trên thế giới và không khó để nhận ra rằng: bệnh dịch này lây lan một cách nhanh chóng và đặc biệt ảnh hưởng nặng nề đến người già cả và đau yếu trong các cộng đoàn.
Không ai trong chúng ta ta có thể chắc chắn mình không truyền vi-rút cho người khác, vì thậm chí, ngay cả việc ta bị bệnh hay không còn khó nói.
Các Đức Giám mục nhìn thấy viễn cảnh này nên đã công bố quyết định tạm hoãn các thánh lễ và các cử hành phụng vụ có giáo dân tham dự. Các ngài không lựa chọn làm điều này vì một nhóm người hay vì đời sống thể lý thì quan trọng hơn đời sống thiêng liêng.
Thay vào đó, các Giám mục đang giúp chúng ta quan tâm đến những người, mà chúng ta được trao phó trách nhiệm trông coi, vì một trong những ơn gọi của người Kitô hữu, là trông coi công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Hơn thế nữa, lợi ích sức khỏe và trật tự của cộng đồng nhân loại thì vượt xa giá trị của một người hay một nhóm người khi tham dự thánh lễ.
Trên thực tế, thì thánh lễ vẫn đang tiếp tục mọi nơi, mọi lúc trên thế giới và người tín hữu có thể hiệp thông khi Mẹ Giáo Hội cử hành thánh lễ.
Thánh lễ và các cử hành phụng vụ với tín hữu đã không còn, nhưng các nhà thờ vẫn mở cửa, để những người giáo dân như em và tôi đến kín múc cho mình lương thực thiêng liêng hằng ngày, miễn là mình giữ các quy định của Bộ Y tế, của các đấng bậc lãnh đạo trong Giáo hội và ngoài xã hội.
Tôi đảm bảo với em, thánh lễ vẫn được dâng trên bàn thờ mọi ngày từ khắp nơi trên thế giới, cho dù có sự hiện diện của tôi và em hay không.
Em hãy nhìn lấy, đây như một cơ hội để phát triển sự khao khát đích thực về Bí tích Thánh Thể và cũng là một cơ hội để chúng ta loại bỏ nguồn gốc của “nghĩa vụ đơn thuần" và đôi khi vẫn còn hiện diện trong đời sống thiêng liêng của chúng ta.
Đây cũng là một cơ hội tốt, để tôi và em nhìn lại mối tương quan của mình với Thiên Chúa, với Giáo hội, và với nhau.
Lùi một bước, không có nghĩa là hèn nhát, nhưng nhiều khi phải rất can đảm mới thức hiện được. Bức hình trên nói lên tất cả. Mong em tìm được sự khao khát Thánh Thể đích thực và hiệp thông cầu nguyện cho Mẹ Giáo Hội cũng như toàn nhân loại.
Em à!
VÂNG PHỤC - với lý trí hiểu biết thấu đáo - cũng là một cách tử đạo.
Fr. ANTHONY PHÙNG
-----------------------------
Nguồn: CG&DT 2250-2251 trang 18

 

Bài 11: Dịch virus Covid-19 có phải là dấu chỉ của thời đại?

 Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
 

Nhiều người có thể ngạc nhiên: Vì sao trước đại dịch virus Corona, Giáo Hội Công Giáo thường mời Bài 11

Nhiều người có thể ngạc nhiên: Vì sao trước đại dịch virus Corona, Giáo Hội Công Giáo thường mời gọi tín hữu tin vào Thiên Chúa ? Đó là thái độ cần thiết, bởi trải qua dòng lịch sử với nhiều biến cố, Giáo Hội nhận ra được dấu chỉ của thời đại (the signs of the times). Nơi đó, Giáo Hội đọc thấy những thông điệp Thiên Chúa đang nói với con người. Trước diễn biến phức tạp của virus Covid-19 đang bùng phát mạnh hơn trên toàn cầu, chúng ta thử xem đó có phải là dấu chỉ của thời đại.

1. Thuật ngữ
Với nhiều tín hữu, có thể cụm từ trên đây nghe rất lạ tai. Để tiếp cận từ này, chúng ta khởi đi từ câu đúc kết dân gian: “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”. Hoặc, “Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.” Dân Việt Nam mình có biết bao câu như thế để nói về hiện tượng thời tiết, báo hiệu cho chúng ta nên ứng xử như thế nào.
Trong đời sống đức tin cũng thế, dấu chỉ là một thực tại có thể thấy được, để hướng đến một thực tại khác. Dấu chỉ thời đại là những sự kiện hay hiện tượng văn hóa, xã hội, biến cố nói lên tính chất đặc thù của thời đại. Qua đó, chúng ta có thể thấy những khát vọng và nhu cầu của con người. [1] Quan trọng hơn, nơi đó người Công Giáo có thể đọc ra sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa.
Nếu mở từng trang Kinh Thánh, chúng ta có thể thấy biết bao dấu chỉ thời cuộc trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Đó có thể là những chiến thắng vẻ vang của dân Chúa trước quân xâm lăng. Cuộc xuất hành thành công dưới sự lãnh đạo của Môsê cũng là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa luôn đồng hành với dân Người. Khi cả dân quay về với Thiên Chúa, đó là dấu chỉ cho thấy họ thực sự ăn năn. Ngược lại, khi dân xa rời Thiên Chúa, thờ thần ngoại bang, đó là dấu chỉ cho thấy dân sắp rơi vào cảnh lầm than.
Sang thời Tân Ước, mỗi sách Tin Mừng đều cho thấy những dấu chỉ cần được nhận ra [2]. Chúng ta nhớ có lần Tin Mừng ghi lại đoạn Chúa Giêsu khuyên người ta cần nhận ra dấu chỉ của thời đại: “Bấy giờ, có những người thuộc phái Pharisêu và phái Xađốc lại gần Đức Giêsu, và để thử Người, thì xin Người cho thấy một dấu lạ từ trời. Người đáp: ‘Chiều đến, các ông nói: Ráng vàng thì nắng’, rồi sớm mai, các ông nói: ‘Ráng trắng thì mưa’. Cảnh sắc bầu trời thì các ông biết cắt nghĩa, còn thời điềm thì các ông lại không cắt nghĩa nổi.” (Mt 16,1–3).
Thực ra cụm từ trên chỉ được nhắc đến vào thế kỷ XVII, nhà thần học kinh viện người Tây Ban Nha, Melchior Cano nói về lịch sử như một “nơi chốn thần học”. Sau này đức Hồng y Michael von Faulhaber (1869–1952) đã từng dùng kiểu nói: “Tiếng của thời đại, tiếng của Chúa”. Nhất là sau hai cuộc thế chiến, “dấu chỉ thời đại” trở thành cụm từ then chốt. Chẳng hạn, trong thông điệp đầu tiên của mình nơi Công Đồng Vaticano II (1962–1965), Đức Phaolô VI viết: “Phải kích thích trong Giáo Hội sự chờ đợi trong sự tỉnh thức kiên trì đối với những dấu chỉ thời đại… xác nhận tất cả những sự vật và gìn giữ điều gì là tốt trong mọi thời, cũng như trong mọi hoàn cảnh.” [3] Đòi hỏi đó không chỉ dành cho các nhà thần học, hoặc những chủ chăn của Giáo Hội; đó còn là lời mời dành cho mỗi giáo dân để biến dấu chỉ thời đại thành một khát vọng chân thành và thiết thực. (x. Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân, số 14).
Ví dụ Công Đồng Vaticano II cho chúng ta một vài dấu chỉ tiêu biểu của thời đại như: khát vọng hiệp nhất (x. HN 4); vai trò của người giáo dân (x. LM 9); tình liên đới giữa các dân tộc (x. TĐ 14); quyền tự do tôn giáo (x. TD 15); lòng nhiệt thành với phụng vụ (x. PV 43).

2. Dịch virus Covid-19 có phải là dấu chỉ thời đại ?
Nếu đọc qua những lá thư của Giáo Hội liên quan đến lần đại dịch này, chúng ta dễ dàng nghe được những lời mời gọi nguyện cầu và trở về với Thiên Chúa. Nhất là mùa dịch đang diễn ra trong Mùa Chay, lời gọi ấy lại càng thống thiết hơn. Hẳn nhiên, đó luôn là sứ mạng của Giáo Hội, để giúp con người trung tín vào Thiên Chúa. Trong cảnh dịch lan tràn như hiện nay, Giáo Hội càng nhìn thấy nơi đó một dấu chỉ lớn lao. Vì trong đau khổ và nghịch cảnh, một mặt người tín hữu dễ phớt lờ tiếng nói của Thiên Chúa trong biến cố này; mặt khác, Giáo Hội luôn giúp con người trở về với Thiên Chúa. Hoặc nói như Clive Staples Lewis [4]: “Thiên Chúa thì thầm trong những lúc ta vui, Người thì thầm trong lương tâm ta. Nhưng Người nói lớn mạnh trong những đau khổ của ta. Những đau khổ đó là cái loa tăng âm để làm thức tỉnh một thế giới ngủ mê.” (x. Youcat số 51).
Chắc chắn virus Corona đang ảnh hưởng không chỉ đến tính mạng nhiều người, nó còn tác động đến hầu hết khía cạnh của đời sống. Có người ví đó như cuộc chiến tranh mà toàn thế giới phải chống chọi. Mỗi tín hữu cũng không miễn nhiễm với con virus này. Cứ nhìn thành đô Rôma tráng lệ, đông đúc người hành hương, thì trước virus Corona, mọi chương trình, thánh lễ công cộng đều tạm ngưng. Điều ấy có nghĩa là người ta đang có biện pháp cực mạnh để hy vọng ngăn ngừa được sức công phá của virus.
Trong bầu không khí ấy, dĩ nhiên, Giáo Hội thấy được nỗi đau đớn, hoảng sợ của người dân. Giáo Hội thấy nơi đó một lời mời gọi để con người cần hoán cải, sám hối và ăn năn nhiều hơn. Giáo Hội đang tiếp tục lắng nghe tiếng Chúa trong những biến cố của thế giới, nhất là lần đại dịch này. Phải chăng Thiên Chúa muốn nhắc cho con người về thân phận mỏng dòn, mong manh và phải chết ? Phải chăng con người toàn năng có thể làm được mọi thứ, có thể tiêu diệt được địch thù đang tấn công nhân loại ? Phải chăng virus Covid-19 là hệ quả của những lầm lạc và kiêu ngạo của con người ? Hình như con người chia phe nhóm đấu đá, đến nỗi hậu quả là chết chóc tang thương ? Hoặc là, virus này khiến thế giới bừng tỉnh về một viễn tượng thiên đường do chính con người có thể tạo nên bằng quyền lực, tranh giành và cố chấp ? v.v.
Danh sách câu hỏi trên đây có thể dài vô tận mà mỗi người có thể đặt ra trước con virus này. Đừng quên, Giáo Hội luôn nhớ sứ mạng của mình là chăm chú tìm kiếm, lắng nghe, khám phá tiếng nói, cũng như hoạt động của Thiên Chúa trong dòng lịch sử qua những dấu chỉ thời đại. Sẽ không thừa khi Giáo Hội thống thiết nhắc con cái mình về một dấu chỉ đang diễn ra trước mắt chúng ta. Đó là thời cơ để con người khiêm tốn hơn, nhìn nhận thân phận và vị trí của mình trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Một cách cụ thể, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhiều lần chỉ cho chúng ta nhận ra dấu chỉ của thời đại. Chẳng hạn ngài nói: “Mỗi người chúng ta đều có tự do để phân định. Nhưng để có thể phân định được, chúng ta phải biết rõ điều gì đang diễn ra.” [5] Hẳn nhiên mỗi người đều thấy điều gì đang diễn ra quanh con virus kinh khủng này. Trên mạng Internet, môi trường xung quanh, đâu đâu cũng đầy những thông tin về con virus Covid-19. Tôi phòng dịch và nhìn nhận về dịch bệnh này như thế nào ?
Giáo Hoàng Phanxicô chỉ cho ta một chìa khóa để nghe được dấu chỉ: “Trước hết là phải biết thinh lặng: hãy thinh lặng và quan sát. Sau đó, hãy suy tư và phản tỉnh.” [6] Đó là không gian nguyện cầu, là nhìn những gì đang diễn ra để lắng nghe tiếng Chúa. Chúa vẫn ở đó, và muốn nói nhiều điều với con người trong biến cố này. Với sự đơn sơ, chân thành cộng với việc thinh lặng, suy tư phản tỉnh và cầu nguyện, hy vọng mỗi người đọc được thông điệp của Chúa nơi hoàn cảnh không mấy yên bình này.
Điều tuyệt vời cho những ai nhận ra chút dấu chỉ của thời đại là: họ không hoang mang, hoảng sợ. Ngược lại họ xác tín: “Chính Tin Mừng là Lời của Chúa Giêsu đã làm thay đổi thế giới và tâm hồn chúng ta. Do đó, chúng ta được mời gọi tín thác vào Lời của Chúa Kitô, để mở tâm hồn đón nhận Lòng thương xót của Chúa Cha và để cho bản thân mình được biến đổi nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần.” [7] Gần hơn, sau khi đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho giáo dân trước dịch Covid-19, đức cha Giuse Nguyễn Năng mời gọi giáo dân “xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót chữa lành và ban bình an cho nhân loại.” [8]
Với quan điểm cá nhân, tôi thấy đại dịch lần này thực sự là dấu chỉ của thời đại. Nơi đó, mỗi người có thể hiểu hơn về cách Thiên Chúa nói với con người. Thiên Chúa có thể tỏ lộ nhiều điều qua biến cố lay động toàn cầu lần này. Hay nói như Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 11 tháng 3, khi ngài cầu nguyện trong biến cố này: “Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn tỏa sáng trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng… xin giúp đỡ chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha.” [9]

3. Vài điều cần tránh khi đọc dấu chỉ thời đại
Khi nói về dấu chỉ thời đại, các nghị phụ Công Đồng Vaticano II nhấn mạnh đến “sự hiện diện của Thiên Chúa và về hoạt động của Ngài.” Thật không chính xác khi thấy những dấu chỉ để quy gán cho Thiên Chúa đang trừng phạt dân. Chúa không làm ra con virus Covid-19. Ngài không tạo ra sự dữ. Xin đừng nhìn dấu chỉ thời đại này để nói rằng Chúa không thương xót con người.
Covid-19 không phải là dấu chỉ cánh chung. Con người không thể biết lúc nào đến ngày cánh chung. Dấu chỉ thời đại giúp con người có thêm lý do để tin tưởng vào Thiên Chúa nhiều hơn. Thiên Chúa luôn quan phòng mọi sự. Mỗi người đều sống trong tình yêu của Ngài. Nếu hiện tại con người tin yêu Chúa, thì tương lai sẽ tốt đẹp hơn.
Chiêm ngắm những gì đang diễn ra để thấy được bàn tay của Thiên Chúa. Trước dấu chỉ thời đại, người ta lại có nguy cơ đi vào lối dẫn dắt của sự dữ. Họ bi quan và thấy tuyệt vọng. Trong khi đó, Thiên Chúa mời gọi họ nhìn vào cuộc sống với niềm hy vọng lớn lao. Có Chúa là có tương lai, có bình an. Do đó, đừng để dấu chỉ thời đại dẫn bạn vào ngõ cụt.
Khi đọc dấu chỉ, chúng ta không thể đọc một mình. Chúng ta có Giáo Hội, có Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Xin đừng liều lĩnh suy đoán một mình. Ngược lại trong Giáo Hội, chúng ta được hướng dẫn để thấy dấu chỉ thời đại rõ hơn, khách quan hơn. Đối với Kitô hữu, để nhận ra các dấu chỉ thời đại, họ cần được Giáo Hội hướng dẫn để biết lắng nghe tiếng nói của Thần Khí và quy chiếu về Chúa Kitô [10].
Đừng để tâm lý hoảng sợ, hoang mang chi phối việc đọc dấu chỉ của chúng ta. Nhất là trước biết bao thông tin tiêu cực về Covid-19, một tâm hồn bình an trong Chúa mới có thể nhận ra Chúa đang muốn nói với tôi điều gì.
Khi viết về chủ đề này, Lm. Nguyễn Trọng Viễn, dòng Đa Minh, nhắc chúng ta nhớ đến sự thật này: “Nếu Thiên Chúa trong quá khứ, đã yêu thương những người thuộc về Ngài; thì Ngài không thể không yêu thương họ ngày hôm nay.”[11] Do đó, đọc dấu chỉ thời đại đòi người ta đặt cuộc đời vào vòng tay yêu thương của Thiên Chúa. Sẽ là sai lầm nếu thấy đau khổ hoặc sự dữ mà lãng quên tình yêu của Chúa.

Tạm kết
Có lẽ đề tài này quá rộng so với một bài viết ngắn trên đây. Hy vọng chút gợi ý trên để mỗi người nhìn đại dịch Covid-19 với lòng tin tưởng và hy vọng. Thiên Chúa thực sự đang “vặn loa” thật to để mời gọi con người trở về với Ngài. “Liệu tôi có biết rằng lịch sử của Chúa vẫn đang tiếp diễn hôm nay, và mãi cho đến ngày Ngài ngự đến trong vinh quang không ? Tôi có đọc được các dấu chỉ thời đại và sống kiên trung với tiếng gọi của Chúa không ?”[12]
Dù trong hoàn cảnh thuận lợi hoặc khó khăn, khỏe mạnh hay dịch bệnh, Giáo Hội, Thiên Chúa vẫn luôn mời gọi mỗi người nhạy bén nhận ra dấu chỉ thời đại. Nó đang diễn ra trước mắt chúng ta. Ước gì mỗi người lắng nghe được tiếng nói của Chúa Thánh Thần đang lớn tiếng trong cơn dịch này.
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Nguồn: dongten.net

 

Bài 12: Dịch bệnh Virus Corona: Sự trừng phạt của Thiên Chúa?

Dịch Covid-19 đang hoành hành trên thế giới làm cuộc sống của mọi người bị đảo lộn. Trường học Bài 12

Dịch Covid-19 đang hoành hành trên thế giới làm cuộc sống của mọi người bị đảo lộn. Trường học đóng cửa, các chuyến bay bị huỷ, hàng quán ế ẩm, kinh tế bất ổn. Nhiều người đã chết và hàng triệu người đang lo sợ. Đại dịch virus Corona không chỉ khiến mọi sinh hoạt thường nhật của mọi người bị đảo lộn mà nó còn khiến không ít tín hữu bị chất vấn bởi những câu hỏi liên quan đến đời sống đức tin. Thực vậy, đối diện với cơn khủng hoảng của đại dịch virus Corona, nhiều người tự hỏi tại sao Thiên Chúa tốt lành lại để sự dữ như thế xảy ra? Phải chăng đây là sự trừng phạt của Thiên Chúa vì tội lỗi của con người?

Bệnh tật và thiên tai dưới cái nhìn Cựu ước
Thiên tai, bệnh tật, đặc biệt là các dịch bệnh xuất hiện nhiều trong Cựu ước. Theo đó, thiên tai và bệnh tật thường được xem là hậu quả của tội và đôi khi người ta hiểu rằng, sự hiện diện của các sự dữ là sự trừng phạt của Thiên Chúa vì tội lỗi và sự bất trung của con người. Thật vậy, trong sách Xuất hành, vì sự cứng đầu của Pha-ra-ô, Thiên Chúa đã để các bệnh dịch và thiên tai xảy ra. Người Do thái hiểu rằng bệnh dịch và các thiên tai xảy ra theo ý muốn và quyền năng của Thiên Chúa. Qua các dấu chỉ này, vua Pha-ra-ô không chỉ để cho con cái Israel ra đi để họ tự do thờ phượng Thiên Chúa mà ông còn nhận ra rằng, Thiên Chúa của Israel là Thiên Chúa duy nhất và danh Ngài phải được công bố trên toàn bờ cõi trái đất. Ngoài ra, các tác giả Thánh kinh còn hiểu thiên tai là cách thức Thiên Chúa dùng để trừng phạt tội lỗi con người. Thực vậy, trong thời ông Noê, con người trở nên sa đoạ trong đời sống luân lý. Trước sự sa đoạ vô phương cứu chữa của con người, Thiên Chúa đã buồn lòng và hối tiếc vì đã dựng nên họ. Sách Sáng thế cho ta biết rằng Đức Chúa nhìn thấy sự gian ác của con người quá nhiều trên mặt đất và lòng họ chỉ chất chứa những ý định xấu xa (Sáng thế 6, 5 – 7). Đức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất và Người buồn rầu trong lòng. Đức Chúa phán: “Ta sẽ xoá bỏ khỏi mặt đất con người mà Ta đã sáng tạo, từ con người cho đến gia súc, giống vật bò dưới đất và chim trời, vì Ta hối hận đã làm ra chúng” (Sáng thế 6, 7). Nói chung, Kinh thánh Cựu ước thường cho ta thấy hình ảnh của một Thiên Chúa thưởng phạt công minh, Ngài ban thưởng bội hậu cho những người công chính và ra tay trừng phạt những kẻ bất chính và gian ác.
Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, nhiều người gian ác vẫn được may mắn và ăn nên làm ra, trong khi đó những người tốt đôi khi lại chịu nhiều thiệt thòi, bất công. Vấn nạn này được đặt ra trong sách Gióp. Quả vậy, Gióp là một người công chính, luôn luôn làm điều lành trước mặt Thiên Chúa, là “một con người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác” (Gióp 1,1). Có thể nói, cuộc sống của Gióp được đổ đầy bởi niềm vui và bình an. Ông sống an vui và hạnh phúc bên những người thân và con cái. Thế rồi, một ngày kia, mọi tai hoạ ập xuống trên gia đình, ông mất hết tài sản, đầy tớ, con trai con gái đều chết hết. Trước thảm cảnh đó, “Gióp trỗi dậy, xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất, sụp lạy” và chúc tụng Đức Chúa. Trong tất cả những chuyện ấy, ông Gióp không hề phạm tội cũng không buông lời trách móc phạm đến Thiên Chúa.
Câu chuyện của Gióp khiến nhiều người đặt câu hỏi về sự công bình của Thiên Chúa. Chẳng phải Thiên Chúa hứa ban phúc lành cho người công chính và trừng phạt kẻ bất chính sao? Tại sao Gióp lại bị trừng phạt trong khi ông không làm điều gì trái luật Chúa? Đó là câu hỏi mà Gióp cố tìm cách trả lời. Ba người bạn của Gióp đã đến để an ủi và cố giúp ông tìm lời giải đáp cho những gì đang diễn ra. Tuy nhiên, không ai trong số họ giúp Gióp tìm được lời giải đáp thoả đáng. Cuối cùng, Gióp đành chấp nhận thực tại và thừa nhận rằng, ý định và kế hoạch của Thiên Chúa vượt quá sức hiểu của con người.

Con biết rằng việc gì Ngài cũng làm được,
không có gì Ngài đã định trước mà lại không thành tựu.
“Ai là kẻ dám dùng những lời thiếu khôn ngoan hiểu biết
để làm cho kế hoạch của Ta
không còn được rõ ràng minh bạch ?”
Phải, con đã nói dù chẳng hiểu biết gì
về những điều kỳ diệu vượt quá sức con. (Gióp 42, 2-3)

Như vậy, sách Gióp giúp chúng ta hiểu rằng, sự dữ, bệnh tật hay mọi bất hạnh khác có thể xảy ra cho người tốt cũng như kẻ dữ. Nói cách khác, bệnh tật hay thiên tai chưa hẳn là hậu quả trực tiếp của tội.

Bệnh tật dưới cái nhìn của Tân ước
Tin mừng Gioan tường thuật lại sự kiện về câu chuyện của một người mù. Khi nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh, các môn đệ hỏi Đức Giê-su: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?” Đức Giê-su liền đáp lại: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng chuyện đó xảy ra là để các việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh” (Gioan 9,1-41). Câu trả lời của Đức Giê-su giúp ta hiểu phần nào bản chất của những sự dữ mà chúng ta phải đối diện hàng ngày trong thế giới này. Qua câu trả lời, Đức Giê-su không trực tiếp nói về nguồn gốc của bệnh tật. Ngài không khẳng định hay từ chối cách hiểu của người Do thời thời đó vốn cho rằng bệnh tật là hậu quả trực tiếp của tội. Câu trả lời của Đức Giê-su dẫn ta đến một viễn tượng mới mẽ hơn: sự hiện diện của bệnh tật hay sự dữ có thể là cơ hội để chúng ta nhận ra vinh quang của Thiên Chúa.
Trong Tin mừng thánh Gioan, phép lạ luôn là dấu chỉ của vinh quang và quyền năng của Thiên Chúa. Qua phép lạ, trong đau khổ và thử thách, con người nhận ra sức mạnh và ân sủng của Thiên Chúa hoạt động trong thế giới. Trở thành người Ki-tô hữu không có nghĩa là chúng ta được giải thoát khỏi mọi đau khổ của bệnh tật, nghèo đói và bất công. Đời sống của người Ki-tô hữu khác với người khác nơi cách thức mà họ vượt qua đau khổ. Trong khi người không tin chỉ cậy dựa vào những phương tiện thế gian, người Ki-tô hữu được mời gọi để cậy dựa vào ân sủng của Thiên Chúa. Trong đau khổ, người Ki-tô hữu nhận ra rằng ân sủng của Thiên Chúa luôn luôn đủ cho họ như thánh Phao-lô đã từng khẳng quyết: “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2Côrintô 12, 9). Họ không phàn nàn, chán nản hay đánh mất hy vọng vì họ xác tín rằng Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót luôn luôn chăm sóc họ như mẹ hiền nâng đỡ con thơ (xem Isaia 66, 13).

Đâu là bài học từ cơn đại dịch này?
Vinh quang của Thiên Chúa có thể được tỏ lộ một cách rạng ngời qua các phép lạ vẫn diễn ra trong thế giới ngày nay. Tuy nhiên, vinh quang ấy được tỏ lộ một cách rạng rỡ hơn ngang qua sự cộng tác của con người vào công trình của Thiên Chúa. Thánh Phao-lô khẳng định: “Người luôn nâng đỡ an ủi chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó” (2Côrintô 1, 4). Thật vậy, vinh quang của Thiên Chúa được thể hiện nơi khả năng của con người cùng nhau vượt qua sự dữ. Vinh quang ấy trở nên rạng ngời nơi khả năng yêu thương người khác trong chính những giới hạn và bất toàn nhất. Ví dụ, trong cơn đại dịch virus Corona hiện nay, chúng ta vẫn chứng kiến biết bao nhiêu người không màng đến sự an toàn của bản thân để chăm sóc những người bệnh. Trong đau khổ và thất vọng, con người được mời gọi cộng tác với nhau để cùng nhau vượt qua khó khăn. Các nhà khoa học nhấn mạnh đến việc chia sẻ thông tin liên quan đến Virus, thông tin liên quan đến việc phòng chống dịch như là con đường ngắn nhất giúp thế giới vượt qua cơn hoạn nạn này. Việc chia sẻ thông tin đòi mỗi bên vượt qua sự ích kỷ để đi đến sự tin tưởng và hợp tác với nhau. Ngoài ra, vinh quang của Thiên Chúa cũng được tỏ lộ khi con người biết quan tâm đến sức khoẻ của chính mình và người khác khi tự cách ly.
Người Kitô hữu được mời gọi để liên đới với người khác vì mọi người là một thành viên của toàn thể gia đình nhân loại, đều là con cái của một Cha trên trời. Sống tình liên đới nghĩa là chúng ta để cho trái tim mình được rung động bởi đau khổ của người khác, để chia sẻ nỗi đau và thảm kịch của họ. Lịch sử Giáo hội Công giáo đã chứng kiến biết bao nhiêu vị thánh trở thành chứng nhân sống động trong chiều kích này. Thánh Rô-cô là một trong số đó. Sinh ra tại Montpelier nước Pháp vào năm 1295 trong một gia đình giàu có và quyền quý, ở tuổi 20, sau khi cha mẹ qua đời, thánh nhân đã bố thí hết tài sản rồi đi hành hương Rôma. Khi đó bệnh dịch đang hoành hành tại nước Ý, thánh Rôcô đã dành cả cuộc đời của mình để phục vụ những nạn nhân của dịch bệnh; rất nhiều người đã xin thánh nhân cầu nguyện để được khỏi bệnh. Chính Thánh Rôcô cũng bị bệnh dịch tấn công trong sa mạc. Trong tình huống đáng sợ đó, mặc dù bị cách ly khỏi mọi người, thánh nhân vẫn được nuôi sống một cách kỳ diệu nhờ một chú chó mang đến cho thánh nhân một ổ bánh mì mỗi ngày.
Thay vì loay hoay đi tìm câu trả lời tại sao Thiên Chúa lại cho phép bệnh dịch xảy ra, người Ki-tô được mời gọi để nhìn vế phía trước và tự hỏi chúng ta có thể học được gì từ sự kiện này. Đó có thể là dịp để nhận ra giới hạn và sự nhỏ bé của con người trong thế giới này. Thật vậy, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều người tin rằng đã đến lúc con người làm chủ thế giới, làm chủ vận mệnh của mình. Sự xuất hiện của virus Corona đã giúp nhiều người thức tỉnh khỏi cơn mộng mà nhận ra sự giới hạn của con người. Đó cũng có thể là bài học về lòng thương xót hướng đến người khác, lòng thương xót khiến ta rời khỏi nơi an toàn của mình để giúp đỡ tha nhân. Kinh thánh không cung cấp cho chúng ta một loại Vaccine vạn năng giúp ta phòng ngừa khỏi mọi bệnh tật và virus. Đúng hơn, Kinh thánh cung cấp cho chúng ta ánh sáng và đức tin nhờ đó chúng ta có thể cùng nhau đối diện và vượt qua những đau khổ và thách đố trong thế giới này. Ánh sáng của Tin mừng giúp chúng ta tin tưởng và phó thác và Thiên Chúa bởi vì Ngài là Đấng yêu thương, Đấng có thể mang lại những điều tốt lành từ sự dữ tồi tệ nhất.
Minh Triệu, S.J.

 

Bài 13: Người trẻ Công giáo học được gì khi bước ra từ đại dịch Covid-19?

Khi cơn sốt đại dịch đã bắt đầu có dấu hiệu khả quan, người ta bắt đầu bàn tán về cuộc sống “hậu Bài 13

Khi cơn sốt đại dịch đã bắt đầu có dấu hiệu khả quan, người ta bắt đầu bàn tán về cuộc sống “hậu Covid-19”. Người trẻ Công giáo “hậu Covid-19” học được gì?
Một bạn trẻ cầu nguyện trước nhà thờ đóng cửa tại Sài Gòn trong đại dịch (18/4/2020)
Năm 2020 là năm bắt đầu trong ba năm (2020–2022) thực hiện Chương trình Mục vụ Giới trẻ do Hội đồng Giám mục Việt Nam chọn, với chủ đề “Hướng đến việc đồng hành và giúp cho người trẻ phát triển toàn diện”[1]. Cùng với chủ đề và định hướng chung của Giáo Hội tại Việt Nam, các giáo xứ và các nhóm giới trẻ cũng đề ra không ít kế hoạch hoạt động xoay quanh chủ đề này.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của Covid-19 đã làm đảo lộn, đóng băng, và gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các kế hoạch và thao thức này. Sáu tháng trôi qua kể từ khi chủ đề được công bố, không có sinh hoạt nào đáng kể, thậm chí trong hơn một tháng vừa qua, cả nước không có thánh lễ trong cộng đồng lớn.
Những ngày này, khi cơn sốt Covid-19 đã bắt đầu có dấu hiệu khả quan, nhiều quốc gia bị ảnh hưởng đã bắt đầu lấy lại thế chủ động trong cuộc chiến đẩy lùi Covid-19, tại Việt Nam, đến giờ phút hiện tại vẫn chưa có ca tử vong nào được ghi nhận và công khai, một vài giáo phận đã bắt đầu có thánh lễ công khai trở lại dù khá cẩn trọng. Bên cạnh những diễn tiến có vẻ bớt ảm đạm đó, người ta bắt đầu bàn tán về cuộc sống “hậu Covid-19”.
Các nhà tâm lý ứng dụng cho rằng, con người có khả năng quên và chính khả năng này giúp họ hàn gắn các tổn thương trong quá khứ và tiến về tương lai.[2] Hậu Covid-19 chắc chắn kinh tế sẽ ảm đạm một thời gian, người ta buộc phải cắt giảm chi tiêu và một vài thói quen, do vậy cũng sẽ phải điều chỉnh; nhưng câu hỏi đặt ra rằng những thay đổi, điều chỉnh này sẽ kéo dài trong bao lâu? Lịch sử đã chứng minh khả năng lãng quên của con người đã khiến họ đi vào những vết đổ cũ; tổn thương từ hai cuộc thế chiến là một ví dụ điển hình. Người ta ước tính Thế chiến thứ I qua đi đã gây ra khoảng 41 triệu binh lính tham chiến và dân thường thương vong[3]; vậy mà mấy mươi năm sau, nhân loại lại bắt đầu chống lại nhau và Thế chiến thứ II đi qua để lại còn nhiều tổn thương hơn nữa.
Quay trở lại với người trẻ Công giáo hậu Covid-19. Chúng ta học được gì?

1. Chúng ta đã trải qua một Mùa Phục Sinh lặng lẽ
Đức Giêsu đi vào cuộc tử nạn thầm lặng, và Ngài cũng Phục Sinh cách hết sức giản dị. Chúng ta (bao gồm cả người viết) đã học được gì khi đức tin đi qua phép thử Covid-19? Không có cộng đoàn đức tin nâng đỡ, không có thánh lễ, không có các sinh hoạt giáo xứ xôm tụ để giúp chúng ta củng cố và nuôi dưỡng đức tin. Người trẻ học được gì?
Phải chăng bấy lâu nay, chúng ta đã sống đức tin ở mức tối thiểu? Và liệu rằng chúng ta có đang bám víu vào hình thức bên ngoài để tự an ủi bản thân làm tròn bổn phận cho đến khi những hình thức bên ngoài đó phải tạm dừng, và thế là chúng ta bị khủng hoảng?

2. Covid-19 và lời mời gọi quay trở lại với những giá trị cốt lõi
Người trẻ ngày nay dùng từ “toang” để diễn tả những đổ vỡ, cách riêng là những đổ vỡ xảy ra trong thời gian giãn cách xã hội.
“Toang” trong tương quan gia đình
Ngày quyết định kết hôn trong đức tin Công giáo, đôi hôn phối đã thề hứa trước nhan Chúa và trước cộng đoàn rằng: “Anh (em) nhận em (anh) làm vợ (chồng), và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em (anh), khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh tật cũng nhu lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời anh (em)”. Ấy vậy mà trong thời gian giãn cách xã hội, khi “phải” quay trở lại và ở cùng nhau từ sáng tới khuya, thì người ta bắt đầu đổ vỡ, khủng hoảng, thậm chí là bạo lực gia đình.
Phải chăng những đổ vỡ này chỉ là vết gãy của những vết rạn đã có từ lâu?
Tiếng “toang” chói tai này trong tương quan gia đình đang vỡ vụn mời mỗi thành viên trong gia đình quay trở lại giá trị cốt lõi của hôn nhân Công giáo, quay trở lại với giá trị của gia đình, là “hình ảnh giao ước tình yêu nối kết Chúa Kitô và Hội Thánh, họ sẽ làm cho mọi người thấy sự hiện diện sống động của Chúa Cứu Thế trong thế giới và trong bản chất đích thực của Hội Thánh, qua tình yêu vợ chồng, qua sự quảng đại chấp nhận sinh thành con cái.”[4] Dù muộn màng, chúng ta sắp xếp lại những mảnh vỡ, sắp xếp lại những giá trị ưu tiên trong cuộc sống với nỗ lực, ước muốn xây đắp lại “tổ ấm”.

Những kế hoạch vỡ “toang”
Cách ly xã hội buộc chúng ta phải từ bỏ nhiều thứ. Trước hết, chúng ta từ bỏ ý muốn cá nhân và quyền kiểm soát cuộc sống của mình về thời gian và không gian. Chúng ta buộc phải gác lại những kế hoạch và đổi hướng những kế hoạch khác. Những người đánh giá cao hiệu quả và hiệu suất công việc, buộc phải chậm lại và chấp nhận rằng mình chỉ có thể làm hết sức một vài chuyện, và rất nhiều chuyện khác thì chỉ ở mức trung bình.
Trong tất cả những xáo trộn đó, người trẻ có nhận ra rằng, chúng ta vẫn tưởng rằng cuộc đời mình do mình làm chủ, nhưng thực chất việc làm chủ đó cũng chỉ ở một giới hạn nhất định?
Randy Pausch đã nói “Bạn không thể thay đổi lá bài cuộc sống, bạn chỉ có thể thay đổi cách chơi.”[5] Covid-19 đẩy con người đến những lựa chọn và những chọn lựa đó buộc người ta phải đối chiếu với hệ giá trị mà mình theo đuổi. Điều gì là quan trọng nhất?

3. “Ông đã thấy và đã tin”[6]
Người trẻ được kể nhiều về lịch sử đau thương mà nhân loại đã đi qua trong đó có những đại dịch đã kết thúc và tìm được thuốc chữa, cũng có những đại dịch vẫn âm thầm bào mòn sức sống nhân loại. Nhưng những lời kể đó cũng chỉ dừng lại ở mức độ…chuyện bên ngoài. Thỉnh thoảng, người ta sẽ kể về HIV/AIDS đang tràn lan ở đâu đó, rồi bệnh lao phổi vẫn đang tàn phá cuộc đời của một cộng đồng nào đó, hay các bệnh viêm gan A, B, C ở chỗ này chỗ khác; hay vẫn là cái chuyện hạn hán, thiên tai… Con người vẫn tin rằng mình vô can trong vụ đổ máu của đồng loại ở những nơi xa. Tất cả những sự thờ ơ đó bỗng dưng bị đánh thức bởi sự hoành hành của Covid-19, những cái chết chóng vánh thật gần.
Liệu có phải người trẻ – thế hệ được gọi là Millenniums – cần được chuẩn bị để có tâm thế sẵn sàng đối phó với các cơn đại dịch?
Phải chăng, con tim của người trẻ cần được luyện tập để biết rung động trước nỗi khổ đau của tha nhân và dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân?
Liệu rằng người trẻ có cần được giúp đỡ để sắp xếp lại cuộc sống của mình, xách balô lên và bắt đầu hành trình gian nan nhưng cần thiết: Đi vào trong nội tâm của chính mình.
Covid-19 xảy ra như môt sự kiện đau thương cho toàn nhân loại, nhưng đồng thời cũng là cơ hội phản tỉnh cho con người. Khủng hoảng là tất yếu, khủng hoảng giúp người ta quay lại với những giá trị cốt lõi của sự hiện hữu và điều chỉnh những thói quen sống chưa lành mạnh.
ViCao
——————————————————————-
[1] https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/chuong-trinh-muc-vu-gioi-tre-2020-2022-moi-thang-mot-hinh-anh-hay-tuoc-hieu-duc-gie-su-37834
[2] https://www.youtube.com/watch?v=kfkmTQVjcUE
[3] http://www.centre-robert-schuman.org/userfiles/files/REPERES%20%E2%80%93%20module%201-1-1%20-%20explanatory%20notes%20%E2%80%93%20World%20War%20I%20casualties%20%E2%80%93%20EN.pdf
[4] CĐ. Vatican II, Gaudium et Spes – HC Mục Vụ, số 48
[5] “We cannot change the cards we are dealt, just how we play the hand.”
Randy Pausch là một người Kitô Hữu được biết đến với chức danh là giáo sư ngành Tin học, Tương tác giữa máy tính và con người, lập trình và ông cũng cộng tác cùng NASA trong các công trình nghiên cứu thực tế ảo. Năm 47 tuổi, khi đang tận hưởng một cuộc sống bình yên bên gia đình nhỏ, cùng với rất nhiều kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu, ông được chuẩn đoán bị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối và chỉ còn 3 – 6 tháng để sống. Randy đã viết ra quyển sách “Bài Giảng Cuối Cùng” (The Last Lecture) như phần kết bài cho tổng thể bài luận văn cuộc đời mình dành cho các con. Quyển sách truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ trẻ về sau, kể từ năm 2008, quyển sách đã bán ra 400 ngàn bản in bằng 46 ngôn ngữ khác nhau.
Xem thêm tại đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Randy_Pausch
[6] Ga 20,8
-----------------------
Nguồn: http://giaophanvinh.net/nguoi-tre-cong-giao-hoc-duoc-gi-khi-buoc-ra-tu-dai-dich-covid-19-9276


 

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây