Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống ABC Bài 501-507 Chúa Thánh Thần là Đấng Phù Trợ

Chủ nhật - 28/05/2023 06:49
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống ABC Bài 501-507 Chúa Thánh Thần là Đấng Phù Trợ
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống ABC Bài 501-507 Chúa Thánh Thần là Đấng Phù Trợ
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống ABC Bài 501-507 Chúa Thánh Thần là Đấng Phù Trợ
-----------------------------------------

Lễ Vọng:
Phúc Âm: Ga 7,37-39; "Phát sinh nước hằng sống"

Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Vào ngày cuối cùng và trọng đại của dịp lễ, Chúa Giêsu đứng lên giảng lớn tiếng rằng: "Ai khát nước hãy đến cùng Ta và uống; ai tin nơi Ta, thì như lời Thánh Kinh dạy: từ lòng họ nước hằng sống sẽ chảy ra như giòng sông".
Người nói điều ấy về Chúa Thánh Thần mà các kẻ tin nơi Người sẽ lãnh lấy, vì bởi Chúa Giêsu chưa được tôn vinh. - Ðó là Lời Chúa.

*****
Chính ngày ABC
Phúc Âm: Ga 20,19-23: "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con: Các con hãy nhận lấy Thánh Thần".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con!" Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con! Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". - Ðó là lời Chúa.
---------------------------------------------
HiệnXuống ABC501: Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. 1
HiệnXuống ABC502: Chúa Thánh Thần - Nguồn sống của xã hội 4
HiệnXuống ABC503: Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. 6
HiệnXuống ABC504: Ngôn ngữ tình yêu. 8
HiệnXuống ABC505: Thần Khí của Đấng Phục Sinh. 10
HiệnXuống ABC506: Chúa Thánh Thần. 12
HiệnXuống ABC507: Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt 14

---------------------------------------------

 

HiệnXuống ABC501: Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống


(Suy niệm của Lm. Trầm Phúc)

 

Việc trao ban Chúa Thánh Thần trong đoạn Tin Mừng hôm nay xem như một việc thông thường. Chúa HiệnXuống ABC501


Việc trao ban Chúa Thánh Thần trong đoạn Tin Mừng hôm nay xem như một việc thông thường. Chúa Giêsu chỉ thổi hơi trên các môn đệ và nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Nhưng không đơn giản như thế. Chúa Giêsu đã nhiều lần nói đến Thánh Thần, hứa ban Thánh Thần; “Thầy sẽ xin cha Thầy ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”. Ngài thổi hơi trên các môn đệ chứng tỏ Thánh Thần là hơi thở của Ngài. Ngài đã thở hơi cuối cùng trên thập giá, hơi thở đó chính là Thánh Thần. Thánh Gioan không nói Ngài tắt thở mà nói: “Ngài trao ban Thánh Thần”. Như thế, chúng ta có thể hiểu rằng Thánh Thần là sự sống, không phải là sự sống thể lý mà thôi mà là sự sống của tâm hồn. Chúa Giêsu trao ban Thánh Thần để chúng ta được sống, và được sống thật, được sống đời đời.
Nhưng Thánh Thần lại là Thánh Thần của ơn tha thứ và chính ơn tha thứ cũng là sự sống: “Anh em tha tội ai, người ấy được tha”. Tội lỗi là sự chết, ơn tha thứ mang lại sự sống. Thánh thần là nguồn cội của sự sống mới. Thánh Phaolô luôn nói đến sự sống mới trong Thánh Thần. Chúng ta được rửa trong Thánh Thần, và chính Thánh Thần đến trong chúng ta và kêu lên: “Abba, Cha ơi”. Chính Thánh Thần xác định chúng ta là con Thiên Chúa. Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải. Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta bằng những tiếng rên khôn tả. Như thế, chúng ta hoàn toàn được thấm nhuần Thánh Thần của Thiên Chúa cũng như Chúa Giêsu luôn sống trong Thánh Thần. Mọi hoạt động của Ngài, lời giảng của Ngài đều do Thánh Thần. Chúng ta phải sống trong Thánh Thần như Ngài. Chúa Giêsu cũng nói: “Không có Thầy, anh em không làm được việc gì, thì chúng ta cũng không thể làm được việc gì nếu không có Thánh Thần.
Trong cuộc sống đức tin, Thánh thần Chúa phải là tất cả từ nguồn cội cho đến kết thúc. Ngài là Tình Yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Tình Yêu đó được đổ tràn trong tâm hồn tín hữu ngay từ khi chịu phép rửa tội. Thánh Thần được ban sung mãn qua bí tích Thêm Sức, nhờ đó, chúng ta được sống trong Thánh Thần Tình Yêu, chúng ta nhờ Ngài để có thể yêu mến Chúa thực sự. Một số đông tín hữu giữ đạo mà không biết yêu mến Chúa vì họ không ở trong Thánh Thần. Thánh Phaolô bảo chúng ta: “Đừng dập tắt Thánh Thần”. Chúng ta dễ dập tắt Thánh Thần vì sự lơ đãng của chúng ta. Có thể nói, chúng ta quên Thánh Thần, không mấy khi nói đến Ngài, đừng nói chi đến việc cầu khẩn Ngài. Giáo Hội luôn bảo chúng ta cầu nguyện với Chúa ThánhThần mỗi khi làm công việc gì, nhưng mấy khi chúng ta chú ý? Kinh nguyện Chúa Thánh Thần được đọc quá nhanh và quen thuộc đến nỗi không còn ai có thể chú ý. Thiếu vắng Chúa Thánh Thần thì không có gì thành tựu, xét về mặt thiêng liêng.
Chúa Thánh Thần là Tình Yêu. Ngọn lửa tình yêu của Ngài làm cho tâm hồn chúng ta hăng say làm việc Chúa không mõi mệt, làm trong sự khôn ngoan, làm một cách nhẹ nhàng vui tươi. Ơn khôn ngoan của Ngài làm cho chúng ta hiểu được những điều thiện hảo đẹp lòng Chúa, nhờ đó chúng ta biết phải làm gì.
Tình yêu Thánh Thần giúp chúng ta sáng suốt và hiểu được ý định của Chúa và thực hiện ý định đó trong cuộc sống. Nhờ Thánh Thần soi dẫn, chúng ta không lầm lạc trong những quyết định của chúng ta. Ngay trong đời sống hằng ngày, chúng ta cũng nhờ Thánh Thần để sáng suốt quyết định những điều thích hợp như cách dạy dỗ con cái, chọn người bạn đường trong hôn nhân…
Tình yêu Thánh Thần soi sáng cho chúng ta hiểu lời Chúa, sống bằng Lời Chúa. Chúng ta được lời Chúa soi dẫn trên mọi nẽo đường, giúp chúng ta biết yêu thương như Chúa muốn, can đảm trong mọi tình huống, bình thản vui tươi trong mọi cơn thử thách.
Tình yêu Thánh Thần sẽ là sức mạnh để chúng ta dấn thân phục vụ Tin Mừng, rao giảng Tin Mừng bằng cuộc sống bác ái, khiêm nhường và bền bĩ. Người đầy ơn Thánh Thần luôn cảm thấy cuộc đời là phục vụ không mệt mõi để Chúa được yêu thương hơn.
Tình Yêu Thánh Thần sẽ cho chúng ta một cái nhìn đức tin tất cả tạo vật của Chúa, biết sử dụng mọi sự cho sáng danh Chúa, không tìm lợi ích cá nhân cho mình. Một người không có đức tin nhìn mọi sự như là của mình, chỉ biết hưởng thụ và tìm thỏa thích cho riêng mình. Người tín hữu, với cái nhìn trong Thánh Thần sẽ nhìn mọi sự như những kỳ công của Chúa, như những hồng ân của tình thương Chúa và sử dụng mọi sự với lòng biết ơn.
Tình yêu Thánh Thần sẽ cho chúng ta một cặp mắt thiêng liêng để thấy được những thực tại thiêng liêng mà chúng ta không thể thấy bằng cặp mắt phàm trần và hiểu được những gì chúng ta không hiểu được bằng trí khôn ngoan nhân loại của chúng ta. Tất cả những thực tại thiêng liêng như hồng ân làm con Chúa. Ai cũng biết điều đó, nhưng không mấy người hiểu được, vì thế đa số người tín hữu sống như những người không có đức tin, không biết được hồng ân tuyệt diệu Chúa ban.
Các bí tích là những thực tại thiêng liêng mà nhiều người không thấy và cũng không hiểu. Phép Thánh Thể là một thực tại thiêng liêng quan trọng hơn mọi thực tại nào, thế nhưng bao nhiêu người hiểu và cảm thấy hạnh phúc được ăn lấy Chúa? Không có Thánh Thần không thể nhận ra Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể.
Cầu xin Chúa Thánh Thần xuống trên chúng ta như một “lễ Hiện Xuống mới” để như các Tông Đồ, chúng ta mạnh mẽ bước ra trước thế giới, hiên ngang tuyên xưng đức tin và rao giảng Tin Mừng. Rao giảng không rầm rộ nhưng vững chắc. Quý Ngài cũng như chúng ta, là những con người yếu hèn, kém tin, nhưng khi đã đầy tràn Thánh Thần các Ngài đã trở nên những con người mới, những con người hoàn toàn của Chúa, sống chết cho Chúa thôi. Hãy để Thánh Thần hoạt động tự do trong chúng ta, “đừng làm buồn lòng Ngài”… đừng cản trở hoạt động của Ngài bằng sự ươn lười của chúng ta. Lắng nghe tiếng thì thầm yêu thương của Ngài, cuộc sống chúng ta sẽ tươi sáng, thanh thản, vì tình yêu của Ngài sẽ tràn trề trên chúng ta, biến mọi hành động cử chỉ của chúng ta thành yêu thương chân thành.
Chúa Giêsu hôm nay đang thổi hơi trên chúng ta và ban Thánh Thần của Ngài trên chúng ta, sai chúng ta đi. Ngài biết chúng ta được dựng nên bằng gì nhưng vẫn tin tưởng nơi chúng ta, trao phó cho chúng ta nhiệm vụ thánh hóa cuộc sống trần gian để biến mọi sự thành của lễ đẹp lòng Thiên Chúa Cha. Ngài trợ lực chúng ta bằng chính Thịt Máu thần linh của Ngài. Hãy đến, bàn tiệc yêu thương vẫn mời gọi. Hãy ăn lấy Ngài và cùng với Ngài bước đi trong trần gian với tất cả tình yêu.

-----------------------------------

 

HiệnXuống ABC502: Chúa Thánh Thần - Nguồn sống của xã hội


(Suy niệm của Lm. Antôn Hà Văn Minh)

Tin mừng Ga 20:19-23 Chúa Thánh Thần là sự sống của Giáo Hội, nên từ ngày được khai sinh Giáo hội càng ngày càng lớn mạnh cho dầu Giáo Hội phải đối diện với bao thăng trầm trong lịch sử...

SUY NIỆM

 

Sự sống là hồng ân cao cả Thiên Chúa ban cho muôn loài qua công trình tạo dựng. Bởi Ngài là HiệnXuống ABC502


Sự sống là hồng ân cao cả Thiên Chúa ban cho muôn loài qua công trình tạo dựng. Bởi Ngài là Thiên Chúa của sự sống, nên mọi sự bắt nguồn từ Ngài đều có sự sống. Thế nhưng, sự sống nơi con người hoàn toàn khác sự sống của các loài thụ tạo khác. Tác giả sách Sáng thế tường thuật về công trình tạo dựng đã cho thấy sự phân biệt đó. Khi tạo dựng muôn loài  Thiên Chúa chỉ phán một lời liền có sự sống theo ý muốn của Ngài (x. St 1, 11-24), thế nhưng việc tạo dựng con người không là “phán một lời”, nhưng bằng chính “đôi tay”, Ngài lấy bụi đất nặn ra con người và thổi sinh khi vào lỗ mũi (St 2, 7),  nhờ đó con người có sự sống, và sự sống ấy được xem “giống như Thiên Chúa” (St 1, 26).

Hơi thở mà Thiên Chúa trao ban cho con người chính là Thần Khi sự sống của Thiên Chúa, được gọi là Chúa Thánh Thần, Đấng mà hôm nay Giáo Hội long trọng mừng kính.

Mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, không chỉ là hướng về Ngôi Ba Thiên Chúa mà thôi, nhưng đây cũng là lúc Giáo Hội cất tiếng tạ ơn Thiên Chúa, vì hôm nay cũng là ngay sinh nhật của Giáo Hội, ngày Giáo Hội được khai sinh, hay nói cách khác, ngày Giáo Hội được nhận lấy Thần Khí của sự sống qua việc Chúa Giêsu thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Và chính nhờ hơi được Chúa thổi vào, các tông đồ đã đi ra khỏi sự sợ hãi nhát đảm, ra khỏi nỗi u sầu và sự tăm tối trí khôn, để mạnh dạn đứng lên giữa muôn dân loan báo: “Thưa anh em  Đức Giê-su mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Ki-tô’’ (Cvtđ 2, 32. 36). Qua bài giảng của Phêrô, ngay hôm đó hơn 3000 người đã tin vào Chúa Kitô và đã chịu phép rửa. Giáo Hội được khai sinh từ giây phút đó.

Vâng Chúa Thánh Thần là sự sống của Giáo Hội, nên từ ngày được khai sinh Giáo hội càng ngày càng lớn mạnh cho dầu Giáo Hội phải đối diện với bao thăng trầm trong lịch sử, có nhhững lúc người ta  nghĩ Giáo Hội  sẽ gục ngã trước những thời khắc khủng hoảng sâu xa, thế nhưng Giáo Hội vẫn vượt qua và đứng vững, thế giới kinh ngạc trước sức sống của Giáo Hội,  theo thống kê của Toà Thánh vào năm 2016, có  hơn 1tỉ 270 triệu người Công giáo trên thế giới, và được coi là tôn giáo lớn nhất. Bởi đâu mà Giáo hội có được sức sông như thế? Thưa chính là nhờ Chúa Thánh Thần. Đức Thánh cha Phanxicô đã minh định: Chính Chúa Thánh thần đặt để trong chúng ta sự sống dồi dào, và nhờ Chúa Thánh Thần chúng ta đạt tới sự thỏa mãn ước vọng sâu thẳm tận đáy lòng về ánh sáng, tình yêu, vẻ đẹp và bình an. Chúa Thánh Thần dạy chúng ta nhìn bằng đôi mắt của Đức Kitô, sống cuộc sống của mình như Đức Kitô đã sống cuộc sống của Người, và hiểu cuộc đời như Đức Kitô đã hiểu. Nhờ thế mà Giáo Hội sống và sống dồi dào.

Sự sống dồi dào đó chính là mỗi người Kitô hữu được dẫn đưa vào trong mối tương giao với Thiên Chúa là Cha. Thánh Phaolô Tông Đồ trong thơ gởi tín hữu thành Roma đã nói rằng: “Tất cả những ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa: nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên: Abba! – Cha ơi!”(Rm 8,14-15). Nhờ mối tương giao này, chúng ta, những Kitô hữu được cảm nghiệm về các hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa như người Cha nhân ái đã trao ban cho chúng ta, những ân huệ như hoa quả của tình yêu mà Cha dành cho con. Nói như Đức Phanxicô: tình phụ tử của Thiên Chúa sẽ giải thoát chúng ta khỏi kiếp mồ côi mà chúng ta đã rơi vào đó. Ngay trong thời đại chúng ta, người ta cũng phát hiện ra những triệu chứng khác nhau mà chúng cho thấy tình trạng mồ côi của chúng ta: đó sự cô độc nội tâm mà chúng ta cảm nhận được khi chúng ta ở giữa muôn người, và đôi khi sự cô độc ấy sẽ có thể trở thành một nỗi buồn chán chường làm chúng ta không còn muốn sống (Bài giảng ngày15 tháng 05 năm 2016)

Anh chị em thân mến,

Nguồn mạch sự sống trào dâng từ Chúa Thánh Thần như suối nguồn không bao giờ cạn kiệt, bởi nhờ Chúa Thánh Thần chúng ta luôn được biến đổi để được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, hay nói cách khác chúng ta được biến đổi để thuộc về Chúa Kitô, tức thuộc về những di sản mà Chúa Kitô đã để lại cho thế giới. Di sản đó chính là nền văn hoá tình thương: các con hãy yêu thương như Thầy đã yêu thương. Chỉ có yêu thương như Đức Kitô cuộc sống mới thực sự mang đầy tràn ý nghĩa, và chỉ có yêu thương như thế, sự sống không bao giờ cạn kiệt.

Vì thế, mừng lễ sinh nhật hôm nay Giáo Hội ý thức mình từ đâu mà có, và mục đích sự hiện hữu của mình, nên Giáo Hội luôn đặt mình vâng phục tiếng nói của Chúa Thánh Thần để Giáo Hội luôn là hiền thê rạng ngời của Đức Kitô, là dấu chỉ thời đại mang niềm hy vọng cho nhân loại đang còn đối diện với quá nhiều trăn trở và thách đó.

Như những người con của Giáo Hội, chúng ta dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần luôn nỗ lực làm cho sự sống thần linh ở trong chúng ta được triển nở qua việc trung thành sống theo lời mời gọi của Tin Mừng, thể hiện sự hiệp nhất  qua việc vâng phục các chủ chăn. Có như thế sự sống mà chúng ta nhận được từ Chúa Thánh Thần luôn triển nở hầu có thể đạt tới tầm vóc viên mãn của nó.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin đổ tràn trên chúng con các ân huệ của Chúa để chúng con trở thành khi cụ bình an của Chúa. Với sức sống của Chúa, xin cho chúng con tiếp tục lan toả sức sống nầy đến cho mọi người bằng sự dấn thân phục vụ của chúng con. Amen.

-----------------------------------

 

HiệnXuống ABC503: Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống


(Suy niệm của Lm. Gioan Phan Tiến Dũng)

Anh chị em thân mến!

 

Hôm nay các bài đọc Lời Chúa, các ý cầu nguyện, bài thánh ca đều mang chung một tâm tình HiệnXuống ABC503


Hôm nay các bài đọc Lời Chúa, các ý cầu nguyện, bài thánh ca đều mang chung một tâm tình, cầu xin và mong muốn: “Xin Thiên Chúa ban Thần Khí, Thánh Thần xuống để Ngài canh tân đổi mới” cho chúng ta. Vì ơn của Chúa Thánh Thần rất cần thiết trong đời sống của mỗi người chúng ta; có rất nhiều ơn ban của Chúa Thánh Thần, như bảy ơn Chúa Thánh Thần, chín đặc sủng của Thánh Thần. Vậy không biết với mỗi người, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn gì cho chính mình cũng như cho người thân yêu?

Trong bài đọc 1 khi các Tông đồ được ơn của Chúa Thánh Thần “họ bắt đầu nói các thứ tiếng lạ”, Tiếng lạ là gì? Tại sao họ lại nói tiếng lạ? Ngày nay, con người dùng những kiểu từ hay thứ ngôn ngữ khác lạ; người lớn tuổi cũng như người trẻ tuổi đôi lúc không hiểu nhau vì những ngôn ngữ khác lạ; cũng có những ngôn ngữ khác lạ khi cho rằng đây là ngôn từ nhà quê, lạc hậu, những ngôn ngữ chanh chua, chợ búa, xã hội đen, …có phải đó cũng là tiếng lạ không? Đúng đó là thứ tiếng xa lạ, khó hiểu vì lập dị chứ không phải là ơn ngôn ngữ mà Chúa Thánh Thần ban cho. Ơn ngôn ngữ là để rao truyền tin vui, tin mừng của Đức Kitô với lời rao giảng và làm chứng của các Tông đồ để mọi người nhận ra thánh ý và ơn mà Thiên Chúa ban. Khi các Tông đồ rao giảng về Chúa, ai nghe cũng đều hiểu được mặc dầu các Tông đồ không nói bằng ngôn ngữ của họ. Thật vậy, ơn Ngôn ngữ bao gồm ơn Thông hiểu, ơn Khôn ngoan để hiểu nhau, để loan truyền, giúp nhau hiểu và sống theo thánh ý Chúa trong cuộc đời. Xin Chúa Thánh Thần cũng ban ơn Ngôn ngữ của Ngài cho chúng ta, để bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể dùng lời nói, ngôn ngữ của mình mà loan báo Tin mừng và giúp nhau nhận ra những kỳ công, ơn ban của Thiên Chúa.

Bài đọc 2, Thánh Phaolo trong thư gửi Corinto giúp cho chúng ta nhận biết và xác tín hơn. Chính Thần Khí của Thiên Chúa ban ơn, soi sáng và tác động giúp chúng ta hoạt động, phục vụ vì lợi ích chung. Mỗi người có một công việc, sứ vụ, nhiệm vụ khác nhau; nhưng chúng ta làm việc cho ai? Vì ai? Công việc của chúng ta hướng đến thiện ích là gì? Hình ảnh các bộ phận, các chi thể trong một thân thể, mời gọi chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần để với ơn của Ngài chúng ta luôn làm việc, thi hành sứ vụ vì lòng mến Chúa, làm vinh danh Chúa và đem lại lợi ích là yêu thương và bác ái với anh chị em.

Thưa anh chị em, để thực hiện điều mà 2 bài đọc trên mời gọi thì Tin Mừng hôm nay chính Chúa Giêsu đã ban và xin Chúa Cha trao ban Thần Khí, ban Thánh Thần cho các môn đệ và cho chúng ta. Ơn của Chúa Thánh Thần mà Chúa ban chính là ơn Bình an, ơn Tha thứ, ơn Hòa giải. Nếu không có ơn của Thánh Thần trong tâm hồn, và không đón nhận ơn ban này từ chính Đức Kitô Phục Sinh thì không ai trong chúng ta có thể sống cho Chúa và sống cho anh chị em. Nếu không có ơn Bình an của Chúa Thánh Thần chúng ta không thể nào yêu thương, chấp nhận, đón nhận hay tha thứ, cùng làm hòa với nhau.

Do đó, ơn Bình an và Thần Khí của Chúa Kitô hết sức cần thiết hơn bao giờ hết trong cuộc đời chúng ta. Với ơn Chúa Thánh Thần chúng ta hãy nói lời tốt đẹp, can đảm rao truyền tin vui, tin tốt đem lại hướng tích cực hơn. Đồng thời qua những công việc khác nhau của chúng ta, chúng ta luôn mưu cầu, kiến tạo vì lợi ích chung trong sự yêu thương và tha thứ cho nhau vì “nhân vô thập toàn”.

Lạy Chúa Thánh Thần là Đấng ban mọi nguồn ơn phúc, xin ngự xuống trong tâm hồn và trong cuộc sống của chúng con. Xin ơn Ngài tái tạo, biến đổi chúng con giúp chúng con luôn sống cho Chúa và cho anh chị em. Lạy Mẹ Maria, ngày cuối tháng hoa dâng kính Mẹ, Mẹ chính là mẫu gương tuyệt vời cho chúng con khi đón nhận ơn của Thánh Thần và sống trọn vẹn cho ơn sủng đó. Xin Mẹ dạy chúng con sống đẹp lòng Chúa như Mẹ. Amen.

-----------------------------------

 

HiệnXuống ABC504: Ngôn ngữ tình yêu


(Suy niệm của JB. Lê Ngọc Dũng)

 

Khi nghe các Tông Đồ rao giảng, dân chúng ngạc nhiên, sững sốt vô cùng. Họ nói: “Những người đang HiệnXuống ABC504


Khi nghe các Tông Đồ rao giảng, dân chúng ngạc nhiên, sững sốt vô cùng. Họ nói: “Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê-a cả ư? Thế sao mỗi người trong chúng ta lại nghe tiếng mẹ đẻ của chúng ta? Chúng ta đây, có người là dân Pac-thi-a, Mê-đi, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê...” (Cv 2,7-8).

Chúa Thánh Thần đã khiến những người có ngôn ngữ khác nhau đó lại có thể hiểu được các Thánh Tông Đồ. Khi ấy, các ngài có lẽ nói chỉ một ngôn ngữ, tiếng Do Thái, vậy mà những người thuộc ngôn ngữ khác nhau vẫn hiểu được! Ví dụ, các ngài nói tiếng Việt Nam, nhưng những người Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn… đều hiểu được!

Có một tiếng nói mà nhiều người đều hiểu được, quả là một điều lạ. Thế thì, tiếng nói đó là gì?

Chúng ta thấy, nhiều người của nhiều quốc gia đều có thể nghe và hiểu được âm nhạc. Nếu kể âm nhạc là một ngôn ngữ, thì âm nhạc cũng được kể là một ngôn ngữ mà những người các nước khác nhau có thể hiểu được. Tuy nhiên, không nhiều người đều hiểu được âm nhạc.

Nhưng rõ nhất, đó là tình yêu. Tình yêu chính là ngôn ngữ mà mọi người trên thế giới đều có thể hiểu được.

Đôi khi tôi thấy hai anh chị yêu nhau nhưng lại không hiểu tiếng nói của nhau, ví dụ như đôi bạn Việt và Hàn lấy nhau, họ không hiểu nhau qua lời nói, qua tiếng Việt hay tiếng Hàn nhưng họ lại hiểu nhau. Họ hiểu nhau qua ngôn ngữ của tình yêu.

Trước đây, có lần một vị sư Phật giáo nói với mẹ Têrêsa: “Tôi biết và yêu mến Đức Kitô lắm nhưng tôi không thích Hội Thánh của Ngài. Nếu các chị làm điều các chị nói, có lẽ các chị sẽ trở nên nơi hội ngộ để chúng tôi có thể gặp gỡ Hội Thánh Chúa Kitô".

Sau đó một năm, có dịp làm việc với mẹ Têrêsa, nhà sư đó phát biểu: “Tôi đã quan sát các chị, bây giờ tôi thực sự tin rằng các chị làm việc chỉ cốt để giúp những người nghèo khó, xấu xố nhất. Chúng tôi sẽ dâng cho các chị một ngôi nhà trong khuôn viên nhà chùa để làm bệnh xá miễn phí.”

Mẹ Têrêsa đã lập lại một tiếng nói, mà cách đây gần 2000 năm, thánh Phêrô và các Tông Đồ đã nói tại Giêrusalem, làm mọi người kinh ngạc. Họ hỏi: Tại sao Phêrô nói tiếng Do Thái vậy mà mọi người nước khác đều hiểu. Mẹ Têrêsa người Nam Tư, thế mà mọi người trên thế giới đều biết đều hiểu việc mẹ làm.

Chính nhờ Chúa Thánh Thần. Thật vậy, bởi nhờ Thánh Linh tác động mà Thánh Phêrô và các Thánh Tông Đồ đã nói về một Đức Kitô đã chết vì yêu, cũng nhờ Thánh Thần Chúa thúc đẩy mà mẹ Têrêsa đã dùng việc làm để nói về một Đức Kitô đã hiến thân vì yêu.

Chúa Thánh Thần là Ngô Ba tình yêu. Ngài hiện ra trên đầu các Thánh Tông Đồ không gì khác hơn là ngọn lữa tình yêu. Chính ngọn lữa tình yêu ấy đã thúc dục các ngài đã mở toang cánh cửa đóng kín vì sợ hãi, để mạnh dạn đứng lên đi loan báo Tin Mừng tình yêu, để biến thế giới nên một gia đình đầy bác ái yêu thương, liên kết muôn người nên một, không phân biệt màu da tiếng nói.

Sức mạnh của Chúa Thánh Thần, ngày hôm nay, giờ phút này vẫn còn được ban cho Hội Thánh, vẫn còn tác động canh tân đổi mới Hội Thánh. Sức mạnh này đã khiến cho Phanxicô, một thanh niên con nhà giàu, đã từ bỏ mọi thứ gia sản, đến cả áo quần để sống theo lý tưởng nghèo khó của Tin Mừng. Thế mà, Đức Giaó hoàng lại mơ thấy một người ăn mày Phanxicô này đang kê vai nâng đỡ một ngôi nhà thờ đã ngã nghiên sắp đổ. Ngôi nhà thờ đã ngã nghiên sắp đổ đó được hiểu là Giáo Hội lúc bấy giờ .

Sức mạnh Chúa Thánh Thần đã khiến Maximilien Maria Kolbê, một linh mục Công giáo, can đảm bước ra khỏi hàng tù nhân để chịu chết thay cho một người bạn tù, khi người này không thể can đảm chết vì nghĩ đến vợ con sẽ phải bơ vơ đói rách. Cha Kolbê đã thể hiện tình yêu hy sinh cao cả, dám chết vì yêu, giữa một xã hội đang tranh giành nhau; chém giết lẫn nhau.

Sức mạnh của Chúa Thánh Thần có thể khiến cho một Dì Hai ở Bến Sắn chỉ một nắm tay, nói một lời nói mà đã đưa được một anh phong cùi gàn dỡ nào đó trở về trại phong Bến Sắn. Điều mà cả công an cũng phải chịu thua, vì anh chàng này dữ lắm, không vừa ý là anh ta cắn. Mà lỡ bị anh cắn thì nguy hiểm vô cùng. Ai mà dám để mình mang bệnh cùi với kiểu lây bệnh như thế. Vậy mà Dì Hai chỉ nói một lời mà cầm tay anh dẫn đi một cách ngon lành. Con người gàn dỡ này cũng phải mềm lòng.

Ngày xưa trong Cựu ước, Thánh Thần Thiên Chúa chỉ ban cho một số người, ngày nay Thánh Thần Thiên Chúa được ban cho tất cả mọi người. Ai trong chúng ta nếu đã được lãnh nhận bí tích Rửa tội, đặt biệt là bí tích Thêm sức thì người ấy cũng đã được tái tạo bởi Thánh Thần Thiên Chúa.

Vậy không ai được nghĩ rằng là mình không có ơn riêng, không có trách nhiệm đối với cộng đoàn, dù là linh mục, tu sĩ hay giáo dân, dù là lương hay giáo, dù già hay trẻ, lớn hay bé. Dù một em nhỏ, dù một người thấp kém nhất cộng đoàn, dù là người ngoại đạo, ai ai cũng có thể được Thánh Thần Chúa Giêsu phục sinh giúp đổi mới chính mình.

Hôm nay chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta sức mạnh, biết cất đi những trở ngại đối ơn Chúa. Đó là từ bỏ cái tôi tội lỗi, ích kỷ để Thánh Thần tình yêu, Thần Khí sự sống, triển nở trong chúng ta hầu cộng đoàn chúng ta trở nên một cộng đoàn của hiệp nhất thánh thiện, yêu thương.

-----------------------------------

 

HiệnXuống ABC505: Thần Khí của Đấng Phục Sinh.


(Phục sinh, 40 ngày sau Lên Trời, 10 ngày sau (Ngũ Tuần) Hiện xuống.) Là lịch của Lc

Ga.20, 22: Ngưòi thổi hơi vào các ông...

 

Thiên Chúa hành động bằng Lời + hơi thở- Thần khí - luôn luôn như vậy. Lời là ý định của Thiên HiệnXuống ABC505


Thiên Chúa hành động bằng Lời + hơi thở- Thần khí - luôn luôn như vậy. Lời là ý định của Thiên Chúa đựoc công bố ra bên ngoài (ad extra). Nói và thở đi liền nhau. Nín thở không nói được. Thần khí đi liền theo lời để lời được thực hiện hay chính thần khí thực hiện lời nói làm cho lời là lời quyền năng của Thiên Chúa. Không có thần khí kèm theo thì lời không có quyền năng, không thực hiện đựoc ý định của Thiên Chúa.

Thiên Chúa là một và ba:

Chỉ một Thiên Chúa duy nhất(1)được biết qua hành động bằng lời (2) và khi nói lời thì Thiên Chúa cũng thở(3) Không có Chúa nào khác. Lời nói và hơi thở phát xuất từ một Thiên Chúa duy nhất và là của một mà thôi. Lời không là một Chúa khác, hơi thở cũng không là một Chúa khác.

Thiên Chúa thở hơi vào mủi của Adam không ban cho Adam một Chúa Thánh Thần (có lẽ Adam lầm tưởng vậy). Hơi thở là biểu tượng của sự sống, ý nói Thiên Chúa ban cho Adam một chút sự sống của mình (một chút thôi).

Từ ngữ làm khó người Việt Nam khi nói Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần (rỏ ràng là ba Chúa). Trong khi tiếng la tinh: Pater et Filius et Spiritus Sanctus. Tiếng Pháp: Le Père et le Fils et l'Esprit Saint. Rồi văn hoá Hy lạp và la tinh ưa thần thoại, thần vị hoá như thần chết,thần dử....

Vì Thiên Chúa thở hơi. Phải từ Thiên Chúa hơi thở mới phát xuất dược nên Chúa Giêsu phải về với Cha mới gởi (xin Cha, Cha đã hứa) hơi thở đến thế gian được. Lời và hơi thở phát xuất từ Thiên Chúa như từ một nguồn gốc chung. Nên không nói Cha, Con và Thánh Thần mà nói Cha và Con và Thánh Thần.

Ngày Phục Sinh Chúa Giêsu thở hơi và nói 'hãy nhận lảnh thần khí' nhưng chẳng thấy rụt rịt gì, êm ru.Nhưng không có nghĩa là không có gì mà là bắt đầu từ từ, tiệm tiến. Lc nói rỏ: Người ở lại 40 ngày, dạy dổ cho đủ điều rồi mới Thăng Thiên và 10 ngày sau- lễ Ngủ Tuần Thánh Thần mới xuống như làn gió mạnh'ào ào', như lưởi lữa đốt đầu các tông đồ các ông không thể chịu nổi phải bùng nổ, phá cửa chạy ra , la lớn ai ai cũng nghe thấy. Thở hơi là dấu chỉ một bắt đầu mới, một tạo dựng mới. Hiện Xuống là thực hiện mới. Thở hơi lần thứ nhất không kết quả. Lần thứ hai là tái tạo, là cứu độ: kết quả ấn tượng.

Thời gian 40 ngày ở lại dạy dổ cho đủ điều và 50 ngày lễ Ngủ Tuần thời gian coi là đủ để sự hiện diện và tác động của Đấng Phục Sinh bằng thần khí thấm nhập và kết quả qua sự cảm nghiệm và tin chắc của các phần tử đựơc tuyển chọn. Hiện Xuống là đánh dấu sự biến đổi và bùng nổ không còn kềm chế được.

Thánh Thần là thần khí quyền năng của Thiên Chúa nhưng hành động cách vô hình như Đấng Bảo Trợ, nhiệm vụ là nhắc nhớ, giúp hiểu và biết áp dụng vào những thực tế khác nhau của cuộc sống. Cần có vai chính hành động là con ngưòi. Không có sự cộng tác của con người Thánh thần dù là chính quyền năng của Thiên Chúa đành cũng bó tay. Tội không tha được là tội chóng lại Thánh Thần. Dụng cụ càng tốt kết quả càng cao. Như chuyện người đốn cây mướn. Rất nhiệt tình. Làm không dám nghĩ tay để mài búa. Ngày đầu đốn được 50 cây, hôm sau còn 40, hôm sau còn 30, hôm sau còn 15. Ông chủ gọi lại bảo: anh lấy tiền rồi thôi khỏi đốn cây nữa. Anh lấy làm lạ nói: Tôi làm tận tình, không lúc nào ngơi tay, sao ông đuổi việc tôi? Tại vì anh không có búa bén. Có búa bén mới đốn được nhiều cây. Ông chủ cho anh cơ hội nhưng anh không biết làm tốt.

Hãy cộng tác với Thánh Thần.Hãy là công cụ tốt cho Thánh Thần xử dụng. Lưu ý đến những cách hiểu không đúng về Thánh Thần: Chỉ cầu xin, để Thánh Thần làm hết, ngoan ngoản vâng theo Thánh Thần mà không làm, không có sáng kiến...... hoặc cứ làm rồi đổ cho Thánh Thần, trói tay Thánh Thần, cầm tù Thánh Thần......Thánh Thần bó tay.

-----------------------------------

 

HiệnXuống ABC506: Chúa Thánh Thần


(Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.)

 

Vào ngày lễ Ngũ Tuần, tức năm mươi ngày sau biến cố Đức Yêsu phục sinh, một hiện tượng lạ HiệnXuống ABC506


Vào ngày lễ Ngũ Tuần, tức năm mươi ngày sau biến cố Đức Yêsu phục sinh, một hiện tượng lạ đã xảy ra. Các tông đồ đã can đảm dám rao giảng về Đức Yêsu. Những người hiện diện nghe các ngài rao giảng, đã hiểu và tin vào các tông đồ. Thánh Thần đã làm các tông đồ trở thành chứng nhân của Đức Yêsu phục sinh; cũng chính Thánh Thần làm con người mở lòng nghe và hiểu cùng đón nhận Tin Mừng Đức Yêsu.

1. Đức Yêsu đã ban Thánh Thần ngay khi Ngài phục sinh

Theo Tin Mừng Yoan, Đức Yêsu trong lần hiện ra đầu tiên với các tông đồ vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần khi Ngài sống lại, đã thổi hơi trên các tông đồ và nói: “các con hãy nhận lãnh Thánh Thần, các con tha tội cho ai thì người ấy được tha, các con cầm buộc ai thì người ấy bị cầm buộc”.

Trong sách công vụ tông đồ, Thánh Thần Thiên Chúa xuất hiện như hình lưỡi lửa trên các tông đồ vào ngày lễ Ngũ Tuần. Thánh Thần đã làm các tông đồ can đảm rao giảng về Đức Yêsu phục sinh cho mọi người tụ họp.

Mỗi Kitô-hữu khi lãnh phép rửa đã nhận lãnh Thánh Thần, nhưng qua bí tích Thêm Sức Kitô-hữu nhận lãnh ấn tín Thánh Thần và ý thức sự hiện diện của Ngài cách đặc biệt hơn.

2. Thánh Thần tỏ hiện quyền năng vào ngày lễ Ngũ Tuần

Qua biến cố ngày lễ Ngũ Tuần, người ta nhận ra, chính Thánh Thần quy tụ dân chúng đến chỗ các tông đồ đang ở qua tiếng gió thổi mạnh. Chính Chúa Thánh Thần làm các tông đồ mạnh dạn can đảm rao giảng, vì trước đó các ngài nhút nhát sợ sệt. Cũng chính Thánh Thần làm dân chúng hiểu được điều các tông đồ rao giảng, và làm dân chúng tin vào Đức Yêsu Phục Sinh.

Chúa Thánh Thần là Đấng dẫn các tông đồ vào sự thật trọn vẹn. Trước khi Thánh Thần tỏ hiện quyền năng vào ngày lễ Ngũ Tuần, các tông đồ là những người chậm hiểu (Mc.7, 18; 8, 17). Sau khi Chúa Yêsu lên trời và Thánh Thần hiện xuống, các tông đồ hiểu về Đức Yêsu hơn, nhận ra Ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng ngự bên hữu Thiên Chúa.

Thánh Thần tiếp tục ở với các tín hữu, để giúp họ tin vào Đức Yêsu. Biến cố Đức Yêsu phục sinh cũng cần phải có ơn từ trời mới có thể chấp nhận. Nhưng để tin Đức Yêsu là Chúa, là Con Thiên Chúa, cần ơn đặc biệt của Thánh Thần. “Nếu không nhờ Thánh Thần, không ai có thể tuyên xưng Đức Yêsu là Chúa” (1Cor.12, 3). Trong dòng lịch sử, Chúa Thánh Thần tiếp tục bày tỏ kỳ công của Ngài, qua việc làm cho các tông đồ và các nhà truyền giáo, can đảm dùng chính mạng sống của các ngài làm chứng cho Đức Yêsu phục sinh. Và cũng chính Thánh Thần tiếp tục làm cho bao người tin nhận Đức Yêsu phục sinh trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Một cách cụ thể, chính Thánh Thần đã làm bao nhà truyền giáo can đảm chấp nhận đời sống lam lũ thiếu tiện nghi để rao giảng Tin Mừng ở Việt Nam. Cũng chính Thánh Thần làm cho các tín hữu trung thành với Chúa ngay cả dám hiến mạng sống mình để làm chứng cho đức tin. Ở Việt Nam có cả hơn một trăm ngàn anh hùng tử đạo, dám dùng chính máu mình để làm chứng. Không phải tự sức con người có thể làm được những điều đó, nhưng là do sức mạnh của Thánh Thần.

3. Thánh Thần là quyền năng của Thiên Chúa

Thánh Thần, chỉ được nhận biết như một ngôi vị nhờ Đức Yêsu. Chính nhờ Thánh Thần mà các tông đồ tin Đức Yêsu phục sinh, nhận ra Đức Yêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng ngự bên hữu Thiên Chúa. Chính nhờ Thánh Thần mà các tông đồ nhận ra Đức Yêsu, và lại nhờ Đức Yêsu mà các tông đồ nhận biết Thánh Thần.

Một khi nhận biết Đức Yêsu, các tông đồ nhớ lại những gì Đức Yêsu đã nói với các ông khi Ngài còn ở sống đời dương thế. Thánh Thần là Đấng bầu chữa, Đấng vẫn ở bên Cha, và được sai đến để ở lại mãi mãi với các tín hữu (Ga.14, 16). Thánh Thần là Đấng sẽ làm chứng về Đức Yêsu cùng với các tông đồ và qua các tông đồ (Ga.15, 26). Thánh Thần là Đấng giúp các tông đồ nhớ lại những gì Đức Yêsu đã nói (Ga.14, 26), là Đấng dẫn các tông đồ vào sự thật trọn vẹn (Ga.16, 13). Thánh Thần là Đấng cùng nguồn gốc với Cha, vì phát xuất từ Cha, và từ Cha mà đến (Ga.15, 26).

Giáo Hội và các nhà thần học trong dòng lịch sử, đã diễn tả Đức Yêsu là Đấng đồng bản tính với Thiên Chúa, là Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể, là Con Một Thiên Chúa. Giáo Hội cũng diễn tả Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, là Đấng nhiệm xuất từ Thiên Chúa Cha và Con, là một với Thiên Chúa.

Câu hỏi gợi ý chia sẻ

1. Bạn có thể phân biệt Thánh Thần và thiên thần không? Xin giải thích.
2. Bạn có ý thức là Thánh Thần luôn ở với bạn không? Bạn có thường cầu nguyện với Chúa Thánh Thần không? Xin chia sẻ cảm nghiệm về Thánh Thần.
3. Bạn hiểu thế nào về câu “anh em là đền thờ của Thiên Chúa” (1Cor.3, 16)?

-----------------------------------

 

HiệnXuống ABC507: Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt


CUỘC HIỆN RA CỦA ĐẤNG PHỤC SINH VÀ VIỆC BAN THẦN KHÍ

CÂU HỎI GỢI Ý

 

Hãy thử phân tích cơ cấu của bản văn này. 2. Qua bản văn, ta nhận ra mấy loại “hiện ra” của HiệnXuống ABC507


1. Hãy thử phân tích cơ cấu của bản văn này.
2. Qua bản văn, ta nhận ra mấy loại “hiện ra” của Đấng Phục Sinh?
3. Tại sao Gioan đưa ra một chi tiết địa điểm mơ hồ: “nơi các môn đồ đang ở”. Ông muốn nhấn mạnh đến khía cạnh nào của sự kiện?
4. Theo Gioan, Chúa Giêsu cho môn đồ xem tay và cạnh sườn Người vì mục đích gì? Có giống mục đích như trong Lc 24,39 không?
5. Công thức: “Như Cha đã sai Ta, Ta cũng sai các con” (c. 21) độc đáo ở chỗ nào? Hãy tìm trong Gỉoan những chỗ dùng lối song đối Thiên Chúa-Chúa Giêsu, Chúa Giêsu- môn đồ như vậy.
6. Tại sao Gioan dùng kiểu nói: Chúa Giêsu thổi Thần khí trên các môn đồ (c.22)?
7. Đặt trong văn mạch của Tin Mừng Gioan, thì việc tha và giữ tội nói lên quyền gì?

I. CƠ CẤU CỦA BẢN VĂN

Trình thuật gồm hai cảnh song song.

Trong cảnh nhất (cc. 19- 20), có một vài tiếng dẫn nhập xác định không gian và thời gian của sự kiện cùng nói lên tầm trong của các môn đồ. Chúa Giêsu đến và chúc bình an. Đoạn một công thức chuyển tiếp (“nối thế rồi”) đưa biến cố trọng đại vào Chúa Giêsu cho xem tay và cạnh sườn người. Các môn đồ đều tràn ngập vui sướng vì được thấy Chúa.

Ta đi sang cảnh hai (cc. 21- 23) bằng một công thức hành văn (“Chúa Giêsu lại nói với họ lần nữa”) công thức này có thể là dấu báo hiệu một trình thuật có nguồn gốc khác. Chúa Giêsu lặp lại câu chào bình an và đọc lên lời sai phái các môn đồ đi truyền giáo: Như Cha đã sai Ta, Ta cũng sai các con. Bấy giờ xuất hiện lài công thức chuyển tiếp (“nói thế rồi để, như trong cảnh nhất, báo hiệu việc chuyển qua biến cố trọng đại: Chúa Giê-su thổi hơi trên các môn đồ và bảo: “Hãy nhân lấy Thánh Thần”: Trình thuật kết thúc với lời trao ban quyền tha thứ và cầm giữ tội: “Các con tha tội cho ai thì tội họ được tha, các con cầm giữ tội ai, thì tội họ bị cầm giữ ”.

Lược đồ sau đây làm hiện lên sự song đối giữa hai cảnh:

Các câu 19-20    Các câu 21- 23

1. Vào lúc xế chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi ở của các môn đồ các cửa đều đóng kín vì sợ người Do thái ; Chúa Giêsu đã đến đứng giữa họ và nói: “Bằng yên cho các con”     1 . (Cũng khung cảnh ấy)
Chúa Giêsu nói với họ một lần nữa: “bằng yên cho các con. Như Cha đã sai Ta, Ta cũng sai các con” .
2. Nói thế rồi,     2. Nói thế rồi,
3. Người cho họ xem tay cạnh sườn Người     3. Người thổi hơi (trên họ) vànói với họ: “Hãy chịu lấy Thánh Thần”.
4. Các môn đồ mừng rỡ vì được thấy Chúa.    4. Các con tha tội cho ai, thì tội họ được tha. Các con cầm giữ tội ai, thì tội họ bị cầm giữ ”.

Qua lược đồ trên, ta nhận ra hai loại hiện ra của Đấng Phục sinh được trình bày trong hai cảnh song song. Một cuộc hiện ra để người ta nhận biết: Chúa Giêsu đến với các môn đồ, họ nhận ra Người, lòng tràn ngập mừng vui. Một cuộc hiện ra để ủy thác sứ mệnh: Chúa Giêsu Phục sinh thông truyền cho các môn đồ trách nhiệm nối tiếp công việc của Người ở trần gian. Như trong một 28, 16-20 và nhất là trong Lc 24, 30- 49, tất cả hai cuộc hiện ra đều được liên kết trong cùng một biến cố.

Từ cảnh này đến cảnh kia, không những chỉ có liên tục, mà còn có cả tiến triển. Trong cảnh nhất, các môn đồ đi từ nỗi lo sợ người Do thái đến niềm vui được thấy Chúa, trong cảnh hai thì với từ sự bằng yên đã tìm lại được đến việc được sai đi thi hành sứ mệnh theo lời Chúa Kitô, Đấng sinh đông họ bằng hơi thở sáng tạo của Thánh Thần.

Xin lưu ý tính cách Kitô-tâm của tất cả trình thuật. Sáng kiến hoàn toàn do Chúa Giêsu. Mọi hành động đều xuất phát từ Người. Chính Người “đến”. Người “cho xem” các dấu vết Khổ nạn, chứng tích của việc Người chiến thắng” sự chết. Các môn đồ vui mừng được thấy Người; Người ban bình an, ủy thác sứ mệnh mình và thổi Thánh Thần vào họ; từ nhóm người nhát đảm này, Người dùng lời tạo nên một đội quân xung phong để sai đi vào trần gian, trang bị bằng quyền năng, bẻ gãy sức mạnh của tội lỗi.

Tâm tình của các môn đồ, lo lắng và mừng vui, chỉ được gợi lên một cách kín đáo, khác hẳn với Luca là người dồn tất cả phần đầu của trình thuật: mình cho họ. Chủ đề “cứng lòng tin” bị bỏ qua ở đây; nó sẽ được quảng diễn một cách cụ thể trong cảnh sau, khi nói về sự nghi ngờ của tôm. Thành ra chính cơ cấu của trình thuật biểu lộ phương hướng chủ yếu của nó. Như toàn thể Tin Mừng gian, nó đặt trọng tâm trên việc mặc khải con người Chúa Giêsu”.

2. CẢNH NHẬN RA CHÚA GIÊSU (cc. 19- 20)

Khung cảnh thời gian: “vào lúc xế chiều” hiện tại phân từ trong tiếng Hy lạp, ngụ ý rằng biến cố xảy ra vào buổi tối hay ẩn khuya như Hoskyns đã nghĩ (The Fourth Gospel, London, 1947, tr .544). Kiểu nói “ngày ấy”, có lẽ đã được thêm vào một bản văn nguyên thủy ngắn hơn, muốn xác định ráng đó cũng là ngày khám phá mồ trống (cc . 1- 10) và ngày hiện ra với Maria Mađalêna (cc 11- 18). Thành ngữ ngày thứ nhất trong tuần, vốn đã được dùng trong trình thuật viếng mộ, nhấn mạnh tính cách duy nhất thời gian ấy.

Còn địa điểm thì được xác định một cách quá mơ hồ qua kiểu nói: Nơi các môn đồ đang ở”. Văn mạch của cả chương cho biết dó là Giêrusalem. Thật ra, thánh sử muốn dừng lại ở một sự kiện thuộc lãnh vực tâm lý, luân lý và ngay cả thần học hơn là sự chính xác địa hình. Điều ông ta lưu ý là, nơi các môn đồ đang ở mọi cửa đều đóng kín vì sợ người Do thái. Không phải là định hình nhưng là định tính vậy: Chúa Giêsu đến nơi các môn đồ sợ hãi đang lẩn trốn sau những biến cố của cuộc Khổ nạn.

Theo một số tác giả, việc ghi nhận rằng các môn đồ sợ người Do thái chỉ là một chi tiết thuần túy văn chương, không có giá trị lịch sử nào, ý tưởng tự cảm thấy nguy ngập chẳng có nền tảng đâu hết (R.Bultmann, Das Evangelium Johannes, Gottingen, 1953 tr.535). Theo một quan niệm khác, thánh sử muốn qua đó cho thấy các môn đồ thiếu sẵn sàng để tin vào một kết cục may mắn của cái chết Chúa Giêsu đến chừng nào. Thật vậy trong Tin Mừng thứ tư, chi tiết này nối dài chủ đề về sự sợ hãi (phobos) do người Do thái hay “thế gian” gây nên nơi các môn đồ hay nơi bạn hữu của Chúa Giêsu (7, 13 ; 19, 38 ; x 12, 15 ; 19,8). Nỗi sợ hãi ấy vào chiều Phục sinh, tương ứng với trạng thái tinh thần của các môn đồ suốt. Bữa Tiệc ly (14, 1 .27 ; 16, 32) và vào lúc nghe những lời loan báo của Chúa Giêsu trong các diễn từ giã biết (15, 18- 16, 4).

Còn thành ngữ “cửa đóng kín”, chi tiết riêng của Gio-an nhắm làm nổi bật tính chất siêu việt của việc Chúa Giêsu đến. Chỉ cần quan sát vị trí của thành ngữ trong câu văn thì rõ: nằm sau mấy xác định thời gian và trước chi tiết mơ hồ về không gian. Ngoài ra, nó còn xuất hiện lại trong câu 26, nhưng chẳng có lời giải thích “vì sợ người Do thái” đi kèm. Bản văn bấy giờ chỉ nói: Chúa Giêsu đến, trong lúc các cửa đều đóng kín“. Trong tư tưởng của thánh sử, sự kiện này mặc khải phương thức hiện điện siêu nhiên của Chúa Giê-su phục sinh.

Thành ngữ “Chúa Giê-su đến” cũng là điểm riêng biệt của Tin Mừng thứ tư. Không có trong Luca (24, 38), nhưng nó thật quan trọng nơi Gioan, vì ông trình bày cuộc hiện ra như là việc Chúa Kitô đến. Nơi câu 24, việc đến ấy tóm kết biến cố trong những gì là đặc trưng nhất. “Tôma không ở với họ khi Chúa Giêsu đến”. Thật là lạ lùng khi thành ngữ đó cũng tái xuất hiện trong 21, 13 để dẫn nhập vào cảnh bữa ăn trên bờ hồ: Chúa Giêsu ở đấy giữa các môn đồ, thế mà thánh sử vẫn viết: “Chúa Giêsu đến là cầm lấy bánh”. Thành ngữ xem ra thuộc về ngữ vựng Gioan dùng trong các trình thuật hiện ra. Như sẽ thấy sau này, có lẽ nó có một nguồn gốc phụng vụ.

“Và Người đứng giữa họ”: Trong việc tường thuật sự kiện này, Lc và Ga hầu như hoàn toàn trùng hợp với nhau. Bỗng nhiên, Chúa Giêsu ở đó, đứng giữa môn đồ Người. Luca nhấn mạnh nhiều hơn đến sự ngạc nhiên của mấy ông: “Họ đang nói …” chính giữa lúc họ đang chuyện trò thì Chúa Giê-su có mặt. Còn với kỉểu nói “Chúa Giê-su đến”, Gio-an lại lôi kéo và giữ sự chú ý trên con người của Chúa Ki-tô đã đến đang lúc “cừu đóng kín”.

“Người nói với họ: Bình an cho các con”. Trong Tin Mừng thứ tư chủ đề bình an (elrênê) được liên kết, theo lối phản đề, với chủ đề sợ hãi (phobos) và chính chủ đề này, như đã bảo, lại được liên kết với chủ đề sự chống đối của thế gian cứng lòng tin. Chẳng hạn trong các diễn từ giã biệt (14,27; 16,33). Bằng sự hiện diện của lệnh, Chúa Giêsu phục sinh đến đánh tan niềm xao xuyến gây ra nơi các môn đồ do việc Người ra đi, cuộc ra đi đã để họ ‘mồ côi” (14,18tt) và đã bỏ mặc họ cho sự ghen ghét của thế gian (15.18tt). Trong viễn tượng ấy của Gioan, tiếng bình an mang một ý nghĩa rộng bằng ý nghĩa nó đã mặc trong các diễn từ của bữa Tiệc ly.

“Nói thế rồi”, Gioan viết tiếp. Như đã bảo trên kia, công thức chuyển tiếp này dẫn vào sự kiện trọng đại của trình thuật, sự kiện nối tiếp và làm hậu quả của những lời nói vừa được thốt ra. Chúa Giêsu vừa mới chúc bình an cho các môn đồ. Nói thế rồi và để dẫn chứng cho lời cầu chúc đó, Người cho họ xem tay và cạnh sườn Người.

Khác với Luca, Gioan chẳng nói rõ lý do lẫn ý nghĩa của cử chỉ Chúa Giêsu. Nơi Luca, cử chỉ này có mục đích đánh tan mọi nghi ngờ của các môn đồ liên can đến thực tại việc hiện ra. Giọng điệu có vẻ biện minh: “Hãy xem … ma nào có thịt có xương” (Lc 24,39). Trình thuật Gioan trái lại có chiều hướng thần học: Chúa Giêsu làm một cử chỉ mặc khải. Người tỏ bày cho môn đồ xem tay và cạnh sườn mình, không phải để cất khỏi họ mọi lo sợ trở thành nạn nhân của một ảo tưởng, nhưng tích cực hơn là để họ, khi khám phá ra những dấu tích thương khó trên thân xác Người, “thấy” Người là “Chúa” (13, 13) và nhờ thế niềm vui của họ được trọn vẹn (x. 17,13).

Điều đó phù hợp với việc Gioan dùng động từ “tỏ bày” ở thể tác động, với chủ từ là Giêsu. Động từ ấy luôn mang ý nghĩa mặc khải. Như ngay từ đầu Tin mừng, Chúa Giêsu được người Do thái xin “tỏ một dấu chỉ” để biện minh việc Người đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi Đền thờ. Bấy giờ Người đã tuyên bố rõ ràng là không tỏ dấu chỉ nào khác ngoài dấu chỉ thân xác phục sinh của Người, Đền thờ mới (2,18- 22 ; 5, 20 ; 10, 32 ; 14, 8tt).

Thật ra, cử chỉ Chúa Giêsu tỏ cho môn đồ xem tay và cạnh sườn Người mang một ý nghĩa phức tạp. Đónhư thể là Chúa Giêsu bảo với họ: “Hãy an tâm, chính Ta đây” (ego einti). Như trong cảnh đi trên biển (6,20) và trong Lc 24,39, Chúa Giêsu làm cho họ nhận biết Người. Các vết tích Khổ nạn xác nhận danh tánh, lai lịch Người. Nhưng, trong khi Luca nhấn mạnh đến thực tại thế lý của thân xác phục sinh, thì Gioan đặt nổi mối dây liên kết Đấng Phục sinh hôm nay và Đấng chịu đóng đinh hôm qua: cả hai cũng chỉ là một Chúa Giêsu.

Theo con mắt của Gioan, đấy là một sự kiện thần học tối quan trọng. Đối với ông, Cứu Chúa là con người Giêsu mà tay đã bị đinh xuyên thủng (c.25: Gioan là tác giả duy nhất đề cập đến dinh) và cạnh sườn đã bị lưỡi đòng của tên lính phanh ra (19, 34), là con người Giêsu đã đến nhờ nước cùng máu (1 Ga 5, 6), là Đấng đã chết và này đang sống đến muôn đời” (Kh 1, 18). Như H. van den Bussche đã nói rất đúng: “Sự phục sinh đòi buộc phải có thập giá. Không thể phủ nhận, loại trừ thập giá như một cơn ác mộng … Sự bình an (mà Chúa Giêsu đem đến cho các môn đồ vào chiều Phục sinh) tích hợp các dấu vết của cuộc Tử nạn” (Jean, DDB, 1967, tr.550).

Chủ ý liên kết Đấng Phục sinh và Đấng chịu đóng đinh của đồi Canvê đặc biệt tỏ rõ qua việc đề cập đến vết thương cạnh sườn. Cho tiết này là của riêng Gioan. Luca chỉ nói tới tay và chân Chúa Giêsu mà thôi. Điều đó dễ hiểu vì chỉ mình Gioan đã kể lại cảnh lưỡi đòng đâm thâu. Nhưng việc đề cập đến cạnh sườn mang lại cho biến cố, trong Tin Mừng thứ tư, một ý nghĩa vô cùng sâu xa. Người ta biết cảnh lưỡi đòng xuyên thủng cạnh sườn Chúa Giê-su có tầm mức biểu tượng và ý nghĩa thần học (19, 34- 37). Dưới con mắt của thánh sử, cảnh đó nói lên rằng Chúa Giêsu đã chết như Người Tôi tớ của thiên Chúa và như con chiên Vượt qua mới, bị sát tế để cứu rỗi thế gian. Chính Chúa Giêsu đã hiện ra trong tư cách ấy cho các môn đồ vào chiều phục sinh. Từ cạnh sườn Con Chiên bị lưỡi đòng của tên lính phanh ra đã vọt ra máu và nước, biểu tượng của ơn Thần khí và của công cuộc cứu độ: Giáo Hội và các nhiệm tích (x.1Ga 5,7). Chính để thông ban các ân huệ đó mà Chúa Giêsu đến với các thuộc nhân của Người.

“Các môn đồ mừn.g rỡ vì được thấy Chúa”. Gioan Tẩy giả, đầu Tin Mừng, đãmừng rỡ khi nghe tiếng Tân Lang (3,29). Các môn đồ, chiều Phục sinh, mừng rỡ khi thấy Chúa. Đây không phải là một tri giác đơn thuần có tính cách thể lý và vật chất, cả trong trường hợp Gioan Tẩy giả, nhưng là một tri giác của đức tin (C Traets, voi Jésus ét le Père en lui, se lon lỊevangile se saint Jean, trong Analecta Gregoriana, 159, Roma, 1967, tr.83tt.189). Trình thuật tiếp theo (cc.24-29) cho thấy rõ điều đó. Kiểu nói “thấy Chúa”, mà Maria Mađalêna đã dùng (c. 18) và các môn đồ lấy lại (c 25) dẫn tới tiếng kêu của Tôma: “Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi”, tiếng kêu bị Chúa Giêsu bình phẩm trong môt bài giáo huấn về đức tin.

Niềm vui của các môn đồ đặt cơ sở trên niềm tin vào sự hiện diện của Chúa (13, 13) đang sống, vị Chúa được nhận biết như là Đấng chịu đóng đinh hôm qua: Nơi Luca, niềm vui vỡ bờ này quá đường đột đến nỗi đã cản ngăn, một cách nghịch lý, việc biểu lộ niềm tin (24, 41). Nơi Gioan thì tất cả xem ra được gạn lọc: Chẳng có sự ngập ngừng nào được đề cập. Trong lòng các môn đồ dâng cao sự bình an và niềm vui phục sinh, dấu chỉ đã vượt thắng nỗi ô nhục và phần đầu của tnnh thuật đã kết thúc chính nơi việc chiêm ngưỡng Chúa Phục sinh ấy.

3. SAI ĐI TRUYỀN GIÁO VÀ BAN THÁNH THẦN (cc. 21 -23)

“Một lần nữa, Chúa Giê-su nói với họ: Bình an cho các con”. Như đã ghi nhận ở trên, công thức hành văn chuyển mạch này có thể là dấu hiệu chuyển sang một trình thuật có nguồn gốc khác. Để mô tả cảnh mới này. Gioan phải tách biệt với Luca nhiều hơn trong cảnh trước. Ngoài ra, không hiểu tại sao Chúa Giêsu lặp lại lời chào bình an cho các con trong khi người đã chẳng nói một lời nào khác và về phía các môn đồ thì đã chẳng có một phản ứng nào được ghi nhận, ngoại trừ cái niềm vui được thấy Chúa.

Công thức sai đi truyền giáo. “Như Cha đã sai Ta, Ta cũng sai các con” là nét độc đáo của Gioan, xét về kết cấu văn phạm, ngữ vựng lẫn viền tượng thần học. Việc trình bày Chúa Giêsu như là dâng được Cha sai ” là trung tâm điểm nền Kitô học của thánh Gioan. Hơn nữa, kiểu song đối giữa hành động Chúa Cha đối với Chúa Giê-su và hành động của Chúa Giêsu đối với môn đồ, được diễn tả qua thành ngữ: “ Như Cha…Ta cũng …” đã trở đi trở lại nhiều lần trong Tin Mừng thứ 4: như Chúa Giêsu sống nhờ Cha, Đấng đã sai Người, thì kẻ ăn Ngươi cũng sống nhờ Người (6, 57) ; như Cha biết Người và Người biết Cha, thì người cũng biết chiên người và chiên người biết người (10,15) ; như Cha đã yêu mến người., Người cũng đã yêu môn các thuộc nhân (15,9). Kiểu nói sai đi truyền giáo của 20, 21 đã gặp hầu như nguyên văn trong lời nguyện tương tế: “Như Cha đã sai Con đến trong thế gian, thì Con cũng sai chúng đến trong thế gian” (17,18). Gioan đã rất nhiều lần nhấn mạnh đến lầm mức của lối song đối này. Nó ám chỉ nhiều hơn một loại suy. Chúa Giêsu không những so sánh hai thực tại, Người còn cho các môn .đồ được tham dự vào sự sống người đã nhận từ Cha, vào mối dây hiểu biết hỗ tương nối kết Người với Cha vào tình yêu của Cha đối với Người, vào sứ mệnh Người đã lãnh nhận từ Cha.

Ở đây Chúa Giêsu không chỉ rõ đích điểm lẫn đối tượng của sử mệnh. Động từ “sai phái” được dùng trong, chẳng có túc từ. Nhưng bản văn lời nguyện thượng tế giữa bao bản văn khác, nói rõ rằng thế gian là đích điểm của sứ mệnh đó. Chính trong thế gian mà, như Chúa Giêsu, các môn đồ được sai vào.

Còn về đối tượng của sứ mệnh, nhiều bản văn Gioan cũng cho phép ta xác định được. Như Chúa Giêsu, các môn đồ phải chu toàn thánh ý Chúa Cha và tiếp tục công việc mà Chúa Cha đã trao phó trong tay Người (3,35; 5,20; 6,38-40; 13,3; 17,2-4), nghĩa là kế đồ cứu rỗi của Ngài đối với nhân loại. Họ phải đưa kế đồ đó đến đích điểm (4, 34-38). Như Chúa Giêsu, lương thực của họ là làm theo thánh ý Chúa Cha (4,34). Vậy là một giai đoạn mới mở ra trong lịch sử cứu rỗi, trong đó công trình của Chúa Giêsu được tiếp tục trong các “công việc còn lớn lao hơn” (14, 12) của môn đồ Người.

Sự đồng nhất giữa sứ mệnh các môn đồ và sứ mệnh Chúa Kitô phải hiểu theo nghĩa chặt. Sứ mệnh của môn đồ là sứ mệnh được tiếp tục của Chúa Giêsu. Vì, như F.Godet đã nói rất đúng, thật ra chỉ có một sứ mệnh từ trời xuống trần gian, là sứ mệnh của Chúa Giêsu … Sứ mệnh của các môn đồ được bao hàm trong sứ mệnh của Ngươi và kết thúc việc thực hiện sứ mệnh đó cho trần gian (commentairt de l’evangile ae sa.int J. III, Neuchàlel, 1885, tr. 643tt).

Sự hiện diện và lời nói của Chúa Giêsu phục sinh ngay lúc đầu sứ mệnh của Giáo Hội là một ý tướng chung cho cả 4 Tin Mừng. Dầu sao, khi liên kết chặt chẽ sứ mệnh của môn dỗ vào sứ mệnh của Con Thiên Chúa thì Tin Mừng Gioan đã mang lại cho ý tưởng trần chiều sâu đích thực của nó. Do mối dây nối kết sứ mệnh của các môn đồ với công cuộc Nhập thể, tất cả đều đi lên cùng Chúa Cha, Đấng “đã sai Con Ngài đến trong thế gian … để thế gian nhờ Người mà được cứu rỗi” (3,17; 8,26; 12, 49tt).

Sứ điệp của các môn đồ cũng không kém quy hướng về Chúa Kitô. Chúa Giêsu là đối tượng thực liếp của sứ điệp họ (20, 30tt ; 1 Ga 1, 1 tt). Như Chúa Giêsu đã mặc khải Cha, Đấng sai người (17,6.26) thì các môn đồ cũng sẽ phải rao truyền cho thế gian Chúa Giêsu phục sinh đó, Đấng đã từ bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha (13, 1) và đã sai chính ho. Họ sẽ lấy la i sứ điệp đã được ủy cho Maria Mađalêna. “Hãy đi gặp anh em Ta và bảo với họ: Ta lên cùng Cha Ta và cũng là Cha các con, Thiên Chúa của Ta và cũng là Thiên Chúa của các con” (20, 17). Sứ điệp phục sinh này được tóm kết trong công thức ngắn gọn: “Chúng tôi đã thấy Chúa” (20, 18.25 ; X. 1 Cl 9, 1).

Một cử chỉ của Chúa Giêsu kết thúc việc mạc khải chiều kích ba ngôi của sứ mệnh: “Nói thế rồi, Người thổi hơi” trên các môn đồ. Như đã lưu ý trên kia, dụng ngữ “nói thế rồi” dẫn vào một biến cố trọng đại như là một hậu quả và một sự soi sáng cho những lời trước đó… cử chỉ thổi hơi cắt nghĩa và củng cố lời sai phái thi hành sứ mệnh. Hơn nữa, chính Chúa Giêsu còn chú giải hành vi của mình bằng cách nói kèm theo: “Hãy nhận lãnh Thánh Thần”.

Thiết tưởng cần lưu ý đến động từ Gioan dùng để chỉ việc thông truyền Thánh Thần cho môn đồ (emphusân: thổi). Người ta không bắt gặp động từ này nơi nào khác trong Tân ước và nó cũng xuất hiện đột ngột trong Tin Mừng thứ tư. Thường người ta bảo Thần khí được ban cho, được gởi đến hay là được tuôn tràn chứ không bao giờ được thổi. Chính trong Cựu ước, chữ này cũng hiếm hoi … Nó xuất hiện trong St 2,7 để chỉ việc thổi sinh khí vào mũi con người trong ngày sáng tạo; nó cũng xuất hiện trong Kn 15,11 nhưng lần này được hên kết với “thần khí”. Nơi Edêkien 37, 9. Được nối kết cũng với thần khí, từ ngữ lại dùng để mô tả việc hồi sinh các bộ xương khô, hình ảnh. của việc phục hưng Israel vào cuối bao cuộc thử thách. Việc ám chỉ đến một hành động sáng tạo được ngụ ý do việc Kinh Thánh dùng động từ này, có thể có trong Gioan 20,12 lắm. Cử chỉ của Chúa Giêsu là dấu hiệu của một cuộc sáng tạo mới. Nhờ sức mạnh của Thánh Thần phát xuất từ Chúa Kitô phục sinh, một thế giới mới bất đầu; Israel mới được khai mạc nhờ sứ mệnh của các môn đồ trong thế gian. Đó là ý nghĩa kín đáo, nằm đầu trình thuật, của kiểu nói “ngày thứ nhất trong tuần” ; ngày này là dấu báo hiệu một thời đại mới (x.20, 1), báo hiệu sự tách biệt của các môn đồ đối với thế giới Do thái.

Cần phải nhấn mạnh dạn mối liên lạc chặt chẽ giữa việc ban Thánh Thần và sứ mệnh truyền giáo. Thật vậy, sứ mệnh này giả thiết đã có một cuộc biến đổi tận căn trong các môn đồ, một cuộc biến đổi nâng họ lên tầm vóc ‘công việc siêu phàm mà Chúa Giêsu trao cho họ. Chỉ mình Thánh Thần mới có khả năng thực hiện cuộc sáng tạo mới ấy. Do tác động của Ngài, các môn đồ được thánh hiến cho sứ mệnh, như Chúa Giêsu đã được thánh hiến và được sai đến trong thế gian” (10, 3. 6 ; x 1, 33 ; 17, 17- 19).

Mối tương quan giữa Thánh Thần và sứ mệnh này đã được nói đến từ đầu Tin Mừng thứ tư. Trong 3,34, Gioan nói về Chúa Giêsu như sau: “Kẻ Thiên Chúa đã sai, thì nói được lời của Thiên Chúa, vì Ngài (Thiên Chúa? hay Đấng Thiên Chúa sai?) ban thần khí không theo lường hạn”. Cho dù chủ từ của mệnh dề sau là ai, thì vẫn có một sợi dây liên tục nối kết Thiên Chúa Đấng sai phái, Chúa Kitô Kẻ được sai nói lời Thiên Chúa, ơn Thần khí và đức tin cùng sự sống đời đời (trong những câu tiếp sau: 3, 36). Chính trong sự kết hiệp mật thiết với Thần khí được ban vô lường hạn mà lời của Đấng được sai làm chớm nở đức tin, đức tin ban sự sống đời đời. Được tái lạo và thúc đẩy bởi cũng Thần khí đó, các môn đồ Chúa Kitô trở nên đủ khả năng truyền thông, đến lượt họ, những lời đưa dẫn con người đến sự sống (20, 31) bởi vì những lời ấy cũng là “thần khí pà sự sống (6,63).

Trình thuật kết thúc bàng việc ban quyền tha tội cho các môn đồ: “Các con tha tội cho ai, thì tội họ được tha. Các con cầm giữ tội ai, thì tội họ bỉ cầm giữ”. Việc Chúa Giêsu dành quyền tha tội này đã gây đụng độ sâu xa với các ký lục Do thái (Mc 2,5-7) Nay Người ban quyền đó cho các môn đồ không hạn chế. Người trao phó cho sự thận trọng của họ. Chính họ sẽ là quan án.

Không nên giới hạn quyền các môn đồ vào chức vụ khuyên bảo người ta trở lại bằng cách loan báo cho họ ơn cứu rỗi trong Chúa Giêsu Kitô. Các môn đồ nhận được quyền năng tha thứ tội lỗi cho hối nhân. Họ cũng nhận được quyền cầm giữ tội, nghĩa là quyền đọc trên bất hối nhân lời phán quyết tuyên bố đương sự còn đang bị tách rời khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và anh em cho tới khi cải thiện đời sống (x. 1Ga 1, 3 .6- 10 ; 5, 16). Đó là một quyền có tính chất cộng đoàn, tính chất Giáo Hội, ban uy thế và sức mạnh, không chỉ để thừa nhận vào phép thánh tẩy, mà còn để thứ tha hay cầm giữ những lỗi phạm giữa lòng cộng đoàn của các môn đồ.

Nếu đặt lại trong văn mạch của Gioan, thì đó là quyền hướng dẫn đến nguyên sống những ai đã đư~ thanh tẩy khỏi những lỗi lầm, hầu nhờ việc hiệp nhất với Cây Nho đích thực, họ tạo thành một dân thánh của Thiên Chúa trong đức tin và đức ái (15, 1- 17). Như thế, qua sứ mệnh của các môn đồ, thế gian sẽ nhận ra sứ mạng của Người Con được Cha sai đến (17, 19- 21).

Có nên nối kết một cách trực tiếp, hơn thế nữa một cách độc hữu, hành động của Thánh Thần được ban cho các môn đồ với công việc xóa tội này chăng’? Xét cho thật kỹ thì bản văn Tin Mừng không cho phép điều đó, vì việc ban Thần khí được liên kết một cách trực tiếp với chuyện sai phái thí hành sứ mạng. Các môn đồ được Thần khí tái tạo với mục đích nối dài chính sứ mệnh của Chúa Giêsu trong toàn thể của nó. Thần khí không được trực tiếp mô tả như là tác giả của việc thanh luyện, nhưng như là nguyên lý sáng tạo của sứ mệnh.

Tuy nhiên, trong sứ mệnh của họ, có một nét được xác định mà ta phải cho . là quan trọng: đó là quyền tiêu diệt tội lỗi. Nét đó càng quan trọng hơn nữa vì Tin mừng Gioan đã mở đầu với việc mặc khải Chúa Kitô như là “Chiên Thiên Chua khử trừ tội thế gian” (1, 29) và là “Đấng thanh tẩy trong Thánh Thần” (1, 33). Không phải vô lý mà người ta đã coi đây là một lối “đóng khung” rộng lớn của ngôn ngữ sêmita, lối đóng khung ôm trọn cả Tin Mừng thứ tư và xác định một trong những khía cạnh nổi bật của nó.

4. TỔNG HỢP

Với một ngôn ngữ in dấu thần học Gioan, trình thuật này cho thấy rõ cộng đoàn Kitô giáo nguyên khởi đã ý thức mình là cộng đoàn của Chúa Kitô phục sinh, là sự nối dài của Người trong thế gian, là “thân thể Người”, sống nhờ người như thánh Phaolô bảo, là sáng tạo bền vững. của Thần khí Người; và ý thức đó được đặt nền tảng trên kinh nghiệm phục sinh của các sứ đồ: “Chúng tôi đã thấy Chúa” (20,25). Thật vậy, chính từ việc tỏ mình của Chúa Kitô phục sinh cho các sứ đồ đã phát xuất ra toàn thể niềm tin của Giáo Hội vào sứ mệnh riêng biệt của mình trong trần gian và vào sự hiện diện năng động vô biên của Thánh Thần trong Giáo Hội.

1. Phục sinh và Hiện xuống.

Từ xa xưa, người ta đã đặt vấn đề về mối tương quan giữa trình thuật Gioan 20 và trình thuật của Luca trong chương 2 Công vụ sứ đồ: Việc ban Thánh Thần cho các môn đồ chiều ngày Phục sinh có đồng hóa với việc ban Thánh Thần trong ngày Hiện xuống không? Nếu không, thì hai biến cố khác biệt nhau ở chỗ nào? Nhiều nhà chú giải nghĩ rằng Gioan đã đưa biến cố Hiện xuống ra trước thời hạn, khi nối kết việc ban Thánh Thần với cuộc hiện ra của Chúa Kitô phục sinh vào chiều ngày sống lại; có lẽ ông muốn phô diễn “toàn thể tính của mầu nhiệm Phục sinh” trong củng một cảnh duy nhất. Bởi đó mà người ta có nói đến một cuộc “Hiện xuống theo Gioan” (pentecôte johannique) (Archimandrite Cassien, La Pentecôte johannique (Jn 20,19-23), Paris, 1939). Ngược lại những kẻ khác chủ trương phải phân biệt hai biến cố trên (Như P.H.Menoud, La Pentecôte lucanienne et LIhistoire, tron… Rev dihist. et de phin. relig. 42. 1962) tr. 146tt).

Về vấn đề này, có một điểm nên lưu ý. Đó là thánh Luca không đợi đến bình thuật Hiện xuống mới liên kết việc tuyển chọn các môn đồ với Thánh Thần. Ngay từ đầu sách Công vụ, ông đã gọi họ là những kẻ mà Chúa Giêsu “đã chọn dưới tác động của Thánh Thần” (Cv 1 ,2).

Giải pháp của vấn đề một phần tùy thuộc vào mối tương quan mà người ta có thiết lập hay không giữa cuộc hiện ra cho các môn đồ và những lời Chúa Giêsu nói với Maria Mađalêna. Các giáo phụ đã tự hỏi chẳng biết cuộc hiện ra ấy có giả thiết là Chúa Giêsu đã hoàn toàn lên cùng Chúa Cha hay không, việc đi lên mà Người đã mặc khải cho Maria Mađalêna vào sáng cùng ngày với nhường lời như sau: “Hãy đi gặp anh em Ta và bảo họ: Ta lên cùng Cha Ta …”. Nếu quả thật là có thì trong tư tường của thánh sử, cái ông Giêsu đã hiện ra cho các môn đồ không những là chúa Giêsu phục sinh, hiện sống, mà còn là Chúa Giêsu “đã về cùng Cha” và nay đến thực hiện những lời hứa trong diễn từ giã biệt cùng mang lại cho các môn đồ những của đã tiên báo: bình an và niềm vui (x 14,3.18tt; 16,16), sứ mệnh (x.17,18), Thần khí (x.15,26; 16,7).

Có nhiều lý do xác đáng khiến ta nghĩ ráng dưới nhãn quan của thánh sử, trạng huống vẫn là một tràng lần hiện ra cho các môn đồ vào chiều Phục sinh và “tám ngày sau đó” (20, 19.26) cũng như trong lần hiện ra với mang Mađalêna sáng Phục sinh: Chúa Giêsu mà người ta thấy và đụng chạm được (20, 17. 20. 27) Cũng chính là Chúa Giêsu “chưa lên cùng Cha” (20, 17) của lần gặp gỡ với Maria. Còn về chuyện ban Thần khí, không nên đồng hóa nó với việc Thần khí ngự đến đã được loan báo trong diễn từ giã biệt việc này chỉ xảy tới khi Chúa Giêsu đã “ra đi” (16;7), đã lên cùng Chúa Cha (15, 26), vượt ra khỏi tầm tay của giác quan hay với biến cố Hiện xuống là biến cố cũng chỉ xảy ra khi Chúa Giêsu đã biến đi trong đám mây thần linh, lên “trời” và “ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cv 1, 9-11 ; 2, 33- 35) cho đến ngày trở lại vào cuối thời gian.

Điều đó không cố ý nói là Chúa Kitô phục sinh, Đấng hiện ra cho các môn đồ, còn đang ở trong tồn tục thời gian và Người cần phải có thời gian để lên với Chúa Cha cùng ngự bên hữu Ngài. Khi tắt thở là Chúa Kitô đã qua bên kia thời gian rồi. Về cái chuyện bên kia thời gian đó, chúng ta không thể nói tới được chúng ta chỉ biết rằng Thánh Kinh, để dạy chúng ta, có phân biệt các giai đoạn và như là một nhiệm cục tiệm tiến trong việc mặc khải về mầu nhiệm sự tôn vinh Chúa Kitô. Cảnh ngày Phục sinh với cuộc hiện ra tám ngày sau tượng trưng, trong Tin Mừng Gioan, giai đoạn cuối cùng của mặc khải tiệm tiến này: cảnh đó là sự tỏ hiện hữu hình sau cùng của Chúa Kitô đang lên cùng Cha (20, 17) ; hiệp nhất với Cha, Người sẽ sai” (l5,26) Thánh Thần Bàu chữa đã hứa trong bữa Tiệc ly (14, 26 ; 16, 7- 14).

Thành thử, nói cho đúng cảnh hôm nay không dựng trước cuộc Hiện xuống, cũng chẳng tăng đôi biến cố này; nó mở đầu cho cuộc Hiện xuống trong mức độ biến cố này đi vào nhãn giới của Gioan, cũng như mở đầu cho cả đời sống Giáo Hội mà nó liên kết với nguyên lý là Chúa Kitô tử nạn và phục sinh. Nó bảo đảm việc thực hiện những lời hứa trong bữa Tiệc ly. “Lên cùng Cha”, Chúa Gỉêsu phục sinh sẽ trở lại với thuộc nhân Người (14, 18tt) ; Người “sẽ tỏ mình” ra cho họ (14, 21- 23); Đấng Bầu chữa (cũng) sẽ dẫn … là Thần khí sự thật, Ngài sẽ dẫn dắt (họ) vào tất cả sự thật (16, 7tt. 13 – 15). Với kỳ của những cuộc hiện ra phục sinh tiên trưng, sửa soạn và đặt nền móng cho tương lai ấy, cái tương lai sẽ là thời gian riêng của Giáo Hội và của Thánh Thần.

Sự phân biệt như vừa nói giữa cảnh chiều Phục sinh và cuộc Hiện xuống không phải là không quan trọng. Nó làm nổi bật sự kiện căn bản này là: sự đổi hướng thiêng liêng, từ đó phát minh cộng đoàn Kitô hữu, bắt nguồn từ chính Chúa Giêsu phục sinh: Cộng đoàn sơ khai đã không gán sự đổi hướng ấy một cách đơn thuần cho việc tuôn tràn Thần khí trong ngày Hiện xuống. Họ cũng không tự coi mình như bắt nguồn từ một biến cố hoàn toàn của Thần khí; nhưng họ biết rằng mình là tác phẩm cá nhân của Chúa Giêsu phục sinh, Đấng đã hiện ra với môn đồ người để truyền thông cho họ sứ mệnh Người và thổi Thần khí của Người vào trong họ. Cộng đoàn Kitô hữu đã ý thức mình trước tiên là cộng đoàn phục sinh, điều kiện cần thiết để trở nên cộng đoàn hiện xuống. Lc cũng nói lo điều đó trong tín mừng (24,48) và trong Cv 1, 1tt.

Tuy thế, viễn tượng của Gioan và của Luca khác nhau xa vời Luca liên kết việc ban Thần khí vào việc Chúa Giêsu ngự trị vinh hiển bên hữu Chúa Cha (Cv 2,33). Còn trong tư tưởng Gioan, việc ban Thần khí chiều ngày Phục sinh chỉ hiểu được trong sự nối dài thảm cảnh Canvê, thảm cảnh mà nó liên kết làm một. Cử chỉ Chúa Giêsu bày tỏ vết thương cạnh sườn cho môn đồ hiển nhiên ám chỉ điều đó. Trong hơi thở cuối cùng (pneuma) của Chúa Giêsu trên thập giá cũng như trong nước và máu chảy ra từ cạnh sườn Người sau khi chết Gioan đã nhận ra một dấu chỉ nhân tính của Chúa Kitô, hy tế đẫm máu của người và xác thịt bị đóng đinh của Người được mặc khải cho ông như là nguồn cứu độ, từ đó Giáo Hội phát sinh để tăng triển trong ơn Thần khí Cuộc hiện ra chiều ngày Phục sinh chỉ lấy lại việc mặc khải ấy, và chiếu soi nó với một ánh sáng mới mẻ và dứt khoát. Cuộc hiện ra đó tiêu biểu, bên kia cái chết, bộ mặt khác của cùng .một sự thật sau đây: sự thật về giời của Chúa Giêsu (12,23 ; 13, 1 .32; 17, 1).

2. Khía cạnh Phụng vụ.

Cần lưu ý một nét cuối cùng. Đó là khía cạnh phụng vụ phục sinh và thánh thể, khía cạnh đặc trưng tênh thuật Gioan.

Các môn đồ tụ họp nhau vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, các cửa đều đóng, kín. Chúa Giêsu đến. Người xuất hiện, mang đầy dấu tích của cuộc Khổ nạn. Người chào bình an với các môn đồ. Niềm vui ngập tràn lòng họ. Chúa Giêsu làm trên họ một cử chỉ nghi lễ là thổi hơi để thông ban cho họ Thần khí cùng với quyền tha tội cho anh em. Trong những nét tô điểm trình thuật Gioan này, có nhiều nét chả có trong Lưca (Lc 24,36-49). Có thể cất nghĩa chúng như là phát xuất từ một nguồn g.ốc phụng vụ phục sinh.

“Ngày thứ nhất trong tuần”, như ta biết, đã sớm trở thành ngày hội họp của Kitô hữu (Cv 20,7; 1Cr 16,2). Buổi canh thức ban đêm, khung cảnh tuyệt vời cho việc cử hành lễ Vượt qua, cũng là khung cảnh của cuộc hội họp phụng tự của Kitô hữu. Người Do thái đã liên kết sự trông chờ Đấng Messia đến với đêm vượt qua. Theo chứng từ của thánh Hiêrônimô, thì các Kitô hữu đã thừa hưởng từ các sứ đồ truyền thống này. Ngài viết: “Theo một truyền thống Do thái thì Chúa Kitô sẽ ngự đến vào nửa đêm, theo hình ảnh của việc cử hành lễ Vượt qua tại Ai cập … Chính vì lý do này mà vào đêm canh thức Phục sinh, người ta’ đã duy trì truyền thống của các sứ đồ, là không để tín hữu trông đợi Chúa Kitô đến ra về trước nửa đêm” (Comm. in Ev.Matth. IV, 25 trong PL 26, 192).

Ta biết trong cử hành mầu’nhiệm tạ ơn của Kitô giáo, chủ đề Chúa đến đã có một chỗ đứng đặc biệt. Lời cầu nguyện Maranatha (1Cr 22; x.Kh 22,20; Didaché 10,6) công bố việc ấy vừa được thực hiện trong cử hành vừa được mong chờ cách mãnh liệt. Khi trình bày cuộc hiện ra của Chúa Giêsu phục sinh như là một việc Chúa “đến” (20, 19. 24. 26 ; 21, 13) các trình thuật Gioan có thể là phản ảnh quan niệm phụng vụ trên.

Vết thương cạnh sườn, thấy được trên thân xác Đấng Phục sinh, gợi nhớ Con chiên, hy lễ của hy tế Vượt qua, mà người ta “đã chẳng bẽ gãy một xương nào” (19, 36 ; x. Xh 12,46 ; Ds 9, 12 ; Kh 5, 6). “Cửa đóng kín cũng có thể nhắc lại lễ Vượt qua mà người Do thái cử hành sau những khung cửa ghi dấu máu chiên (Xh 12, 22). Ngay cả nỗi sợ hãi người Do thái của các môn đồ cũng mặc cho cảnh này nét bi thương và đặc trưng đêm vượt qua như là đêm giải phóng. Rồi lời chúc bình an, niềm vui và sự sáng tạo mới trong quyền năng của Thánh Thần, đến lượt chúng cũng đi vào trong cùng khung cảnh.

Tất cả những điều vừa nói cho thấy trong hậu cảnh của trình thuật gian cũng như của trình thuật hai môn đồ Emmau (Lc 24, 13-25) có sự hiện diện của cừ hành Thánh Thể Kitô giáo. Việc hiện ra của Đấng Sống lại, vào chiều Phục sinh, được xem như là khuôn mẫu của cử hành này. Vì quả thật cử hành Thánh Thể là hiện tại hóa sự kiện đó cho đức tin.

Lần hiện ra với sự có mặt của Tôma (20,24-29) có lẽ nên đặt trong cùng một viễn tượng. Chi tiết “tám ngày sau” (20, 26) bấy giờ sẽ nói lên sự duy nhất giữa buổi hội họp phụng vụ Kitô giáo và việc Chúa Giêsu “đến” chiều ngày phục sinh. Cứ mỗi lần cử hành thì biến cố Phục sinh được tái diễn. chúa Kitô phục sinh “đến” mang tới cho tín hữu Người những ơn huệ như chiều sống lại: niềm vui thấy Người hiện diện, sự bằng an ; ơn tha tội, quyền năng của Thần khí người, để họ có thể tiếp tục sứ mệnh của Người trên thế gian. Vì thế Chúa Giêsu tuyên bố là có phúc cho những tín hữu nào, dù không thấy dấu đinh trên tay lẫn vết thương cạnh sườn Người, vẫn tin vào sự Phục sinh của Người dựa trên niềm tin của những kẻ đã chứng kiến người đến vào chiều phục sinh, vẫn cùng với Tôma và toàn thể anh em thừa nhận Người là “Chúa và là Thiên Chúa” của họ (20, 28tt).

(Bài của Donatien Mollat, Assembléesĩ du Seigneur 30, tr.42-56.)

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG

1. Ý chính rút từ các bài đọc: Được Thánh Thần dẫn đến hiệp nhất. Bài đọc 1 trích từ Cv là trình thuật lịch sử về cuộc Hiện Xuống. Trình thuật này vừa nhắc đến sinh: gió, tiếng động, lửa, vừa nhắc đến biến cố Babel, nơi loài người chia rẽ nhau và phân tán. Nhờ các sứ đồ, Thánh Thần bắt đầu sự nghiệp hiệp nhất: Ngài ban cho con ngươi thuộc mọi văn hóa, chủng tộc? khả năng hiểu nhau trong Chúa Kitô.

Bài đọc 2, trích thư thánh Phaolô gởi giáo hữu Côrintô, là một suy tư của lần hữu Phaolô về hành động của Thánh Thần trong Kitô hữu: “Không ai có thể nói: Giêsu là Chúa, mà lại không phải bởi sức Thánh Thần”. Hình ảnh thân thể diễn tả đúng sự hiệp nhất trong sự đa phức các chức vụ: Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất đó. “Tất cả chúng ta làm thành một thân thể duy nhất trong Thánh Thần”.

Trong bài Tin Mừng, thánh Gioan ghi lại cách Chúa Giêsu Phục sinh lần đầu tiên hiện ra cho các môn đồ. Chúa Giê-su bị cho các môn đồ quen một hình thức hiện diện mới: từ đây Người sẽ không hiện diện hữu hình một cách thể lý nữa, nhưng “một khi ra đi” Người sẽ hành động trong họ: chính đó là công việc của Thánh Thần. Và chúng ta đã biết sức mạnh nào, động lực nào đã thúc đẩy các sứ đồ Phúc âm hóa thế giới; từ đây chính Thánh Thần của Chúa Giêsu sống trong Giáo Hội và thực hiện sự hiệp nhất Giáo Hội quanh Chúa Kitô.

2. Hãy khám phá trong đời mình hành động của Thánh Thần. Đi từ đặc điểm hiệp nhất này, hãy khám phá công việc mà Thánh Thần đã thực hiện, và hãy nói lên những phần chưa hiệp nhất mà Thánh Thần còn phải thực hiện. Trong đời tôi, tôi có thể nhận ra sự hiện diện của Thánh Thần ở đâu? Ngài là lửa, là nước hằng sống, là sự hiệp thông, là ơn Chúa ... Ta cũng có thể tìm kiếm sự hiện diện của Thánh Thần qua các hoa quả của Ngài: ơn huệ của Thánh Thần là niềm vui, bình an, tình yêu......”

3. Sự hiện diện của Thánh Thần trong phép Thánh Thể. Ngay trước lúc truyền phép, linh mục xin Chúa Thánh Thần thánh hóa các của lễ được dâng tiến: “Chúng con nài xin Chúa dùng ơn Thánh Thần Chúa thánh hóa lễ vật này …” (Kinh nguyện Thánh Thể II) Khi đọc các lời đó, linh mục đồng thời đặt tay trên lễ vật. cử chỉ này tượng trưng việc Thánh Thần chiếm hữu các hiện vật đó. Qua cử chỉ và lời nói trên, linh mục cũng mời gọi ta nhận ra hành động nhiệm mầu của Thánh Thần trong phép Thánh Thể và trong đời ta. Chính nhờ Thánh Thần mà ta nhận biết Mình và Máu Chúa Kitô hiện diện trên bàn thờ, chính .nhờ Thánh Thần mà ta có thể tuyên xưng Chúa Giêsu trong cuộc đời ta. Mọi việc hiệp lễ đều là công việc của Thánh Thần; Chúa Kitô đến trong ta để ban cho ta Thánh Thần của Người, Đấng đã làm cho Người sống và cũng làm cho chúng ta sống.

-----------------------------------

Tác giả: Nguyễn Văn Mễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây