Dọn mình chết lành - Phần II số 41-77

Thứ bảy - 21/07/2018 10:44
don-minh-chet-lanhPhần II số 41-77
don-minh-chet-lanhPhần II số 41-77
Dọn mình
Chết lành

Phần II số 41-77
41. Trong giờ lâm chung, kẻ lành đặng sớm nếm sự vui vẻ thiên đàng là thể nào ?  2
42. Chẳng nên đợi đến giờ sau hết mới lo dọn mình, là thể nào ?. 5
43. Phải sửa sang lương tâm cho chính đính, và hằng ngày phải lo ăn ở cho có kỷ luật, là thể nào ?. 7
44. Phải dứt lòng dính bén sự thế gian, là thể nào ?. 10
45. Linh hồn có tội ra trước mặt Quan Đoán, là thể nào ?. 13
46. Mọi sự ẩn vi, thôi mới tỏ bày, là thể nào ?. 15
47. Quan Đoán chí công định an thưởng phạt là thể nào ?. 17
48. Đến ngày tận thế, xác loài người đều sống lại hết là thể nào ?. 20
49. Loài người khi phải sống lại đoạn phải tề tựu tại đồng Giodaphát, là thể nào ?  23
50. Chúa định án thưởng lành phạt dữ đời đời, là thể nào ?. 26
51. Những hình khổ phạt ngũ quan kẻ dữ đau đớn nhức nhối, là dường nào ?. 28
52. Lửa hoả ngục nồng nàn rát rao là dường nào ?. 32
53. Hình phạt Thất khổ rất khốn cực nặng nề, hơn hết các thứ hình phạt trong hoả ngục, là thể nào ?. 34
54. Hoả ngục chẳng có cùng, chẳng có hạn, là thể nào ?. 38
55. Hoả ngục phạt đời đời kiếp kiếp, thì nặng nề là dường nào ?. 40
56. Hoả ngục cứ phạt một mực luôn chẳng hề gia giảm, là thể nào ?. 44
57. Kẻ dữ thấy mình rày phải phạt nặng nề muôn kiếp, tại xưa đã ham mê những sự sung sướng xác thịt, một nháy mắt chẳng đáng chi, nó hằng rên xiết là thể nào ?  47
58. Kẻ dữ phải nhớ lại những việc xưa mình phải làm cho đặng rỗi linh hồn thì ít oi dễ dàng, nên nó hằng phàn nàn là thể nào ?. 50
59. Kẻ dữ thấy mình phải mất Của trọng vô giá, thì nó tiếc đứt ruột đứt gan là thể nào ?. 52
60. Linh hồn khải hoàn, mà vào nơi cực lạc, là thể nào ?. 55
61. Phước lộc thiên đàng làm cho kẻ lành phỉ dạ, là dường nào ?. 58
62. Thiên đàng thưởng kẻ lành đời đời, là thể nào ?. 62
63. Kẻ đã quen đường tội lỗi, thì khó mà cải sửa là thể nào ?. 65
64. Tính hư nết xấu, làm cho lòng ra cứng cỏi, là thể nào ?. 69
65. Kẻ đã mắc tính hư nết xấu, đến chết cũng chẳng ăn năn trở lại, là thể nào ?. 71
66. Muốn rỗi linh hồn, cần phải bền đỗ cho đến cùng; lại muốn thắng trận ma quỷ, phải dùng phương nào?. 74
67. Thế gian làm thủ hạ tướng Luxiphe, nên ta càng phải tu binh khí mà phản công cho mạnh, là thể nào ?. 78
68. Muốn đánh dẹp xác thịt cho yên, phải dùng những phương nào?. 81
69. Đức Chúa Trời nhân từ có lòng thương yêu người ta, là thể nào ?. 88
70. Chúa bởi lòng thương yêu ta quá bội, nên đã liều mình vì ta, là thể nào ?. 91
71. Phép Thánh Thể thật ơn rất quý trọng là thể nào ?. 93
72. Phép Thánh Thể làm chứng lòng Chúa thương yêu ta, là dường nào. 96
73. Đức Chúa Giêsu ước ao cho ta kết hiệp cùng Người, là dường nào ?. 99
74. Đức Chúa Giêsu liệu cách cho ai tới cùng Người cũng được hết là thể nào ?. 104
75. Đức Chúa Giêsu chịu tiếp hết mọi người, chẳng kỳ giờ, hạn buổi, là thể nào ?  108
76. Đức Chúa Giêsu chỉ ưng ban phát ơn lành cho hết mọi người, là thể nào ?. 111
77. Sự vâng theo thánh ý Đức Chúa Trời. Nhân đức ấy cao trọng, là thể nào ?. 114

 

41. Trong giờ lâm chung, kẻ lành đặng sớm nếm sự vui vẻ thiên đàng là thể nào ?

Ông thánh Xyphirianô suy rằng: ai chết rồi, mà trông cậy phần thưởng triều thiên trên nước Chúa trị, thì có bao giờ sợ chết sao? Vì kẻ nào biết hễ mình chết trong ơn nghĩa Chúa, thì xác mình sẽ đặng sống đời đời, ắt chẳng còn có lẽ sợ chết đâu; như lời thánh Phaolô nói rõ điều ấy rằng: "Xác hay chết này phải mặc lấy sự sống đời đời" (1 Cr 15,53). Kẻ có lòng kính mến Chúa mà ước ao xem thấy mặt Chúa, lấy sự sống làm bựt rựt, còn sự chết lại lấy làm vui sướng, ấy là lời thánh Augustinô nói làm vậy. Trong sách ông thánh Tôma đề Vilanôva có chép rằng: "Sự chết đến như kẻ trộm, nếu có gặp người ngủ mê, thì lột sạch giết chết rồi quăng xuống vực sâu hoả ngục; song nếu nó gặp kẻ tỉnh thức, lại chào hỏi từ hoà, như sứ thần Chúa sai đem tin mà rằng: Ớ anh, Chúa đợi anh đến dự yến vui mừng; anh hãy đi, tôi xin dẫn lộ mà đem anh vào nước phước lạc, anh trông ước bấy lâu".

Ôi! kẻ có ơn nghĩa cùng Chúa, trông đợi giờ chết một cách vui mừng là dường nào. Vì trông cậy chút nữa sẽ đặng xem thấy mặt Đức Chúa Giêsu và đặng nghe lời dịu dàng này rằng: "Ớ đầy tớ giỏi dang trung nghĩa, bởi mầy đã hết lòng chu chuân trong việc nhỏ mọn, thì Ta sẽ đặt mầy lên cai quản những việc to lớn; nay mầy hãy vào nơi phước lạc, mà hưởng sự vui vẻ cùng Chúa mầy". (Mt 25,21). Ôi! đã siêng năng hãm mình đền tội, đã ái mộ đọc kinh cầu nguyện, đã dứt tình bén của đời, đã làm mọi việc vì Chúa, thì trong giờ chết sẽ đặng an thoả là dường nào! Như lời tiên tri Isaia: "Bây hãy tin cho kẻ lành hay rằng: được giỏi! Vì sẽ hưởng hoa quả bởi những việc lành đã làm trước" (Is 3,10).

Kẻ nào đã có lòng kính mến Chúa, thì trong giờ lâm chung sẽ đặng nếm trái ngon ngọt bởi các việc lành mình đã làm xưa. Cha Hiphôlêtê Doradô về dòng Đức Chúa Giêsu, bởi tin lẽ chân thật ấy, nên khi người thấy một thầy dòng bạn hữu mình gần chết, người chẳng buồn chẳng khóc, lại vui mừng hớn hở. Thánh Gioan Kim Khẩu nói: tin có thiên đàng là nơi vui vẻ vô cùng, mà còn khóc thương người soạn về chốn phước lạ ấy, thật phi lý không biết là mấy! Nhất là trong giờ lâm chung, mà nhớ lại những việc mình đã làm để tỏ lòng kính mến Đức Mẹ Chúa Trời! Như lần hạt chuỗi Môi khôi, đi viếng Đức Mẹ, ăn chay ngày thứ bảy, vào các hội Đức Bà, thì được vui sướng biết là ngằn nào! Ôi! Đức Nữ trung chính thật thà sẽ giữ tin, mà an ủi tôi tớ trung nghĩa Người trong giờ sau hết là thể nào. Cha Binê kể chuyện một người sốt sắng làm tôi Đức Bà, nói khi gần chết rằng: "Nếu mà anh em biết, kẻ trót đời đã ra sức kính thờ Rất Thánh Đức Mẹ đặng vui lòng an tâm trong giờ lâm tử là chừng nào, chắc anh em cũng sẽ lấy làm lạ, mà cũng sẽ lấy làm an ủi nữa; tôi nay được khoái lạc trong lòng đến là ngằn nào, như anh em hiện thấy tôi bây giờ đây, tôi không thể nói ra cho xiết đặng". Còn kẻ đã có lòng kính mến Đức Chúa Giêsu, đã năng đi chầu Mình Thánh Chúa, cùng đã ân cần chịu lễ, khi thấy Chúa ngự đến trong phòng mình phen sau hết, nên như lương thực hành lý, đưa mình qua khỏi thế này, mà vào kiếp đời đời, cũng đặng vui mừng không biết là bao nhiêu! Phước cho kẻ nói đặng như thánh Philiphê Nêri xưa rằng: "Này là Đấng lòng tôi kính mến, này là Đấng lòng tôi mến yêu; xin ban cho tôi đặng sự lòng tôi yêu mến". Song hoặc có kẻ sợ mà nói rằng: có ai bết số phận tôi đã định thể nào chăng? Ai biết, hoặc sau cùng, tôi không chết dữ chăng? Phỏng như con nói điều ấy thì đây ta chỉ hỏi tắt con một lời: tại chi mà phải chết dữ? Thánh Ambôrodiô trả lời cho con nghe, mà rằng: tại tội trọng mà thôi; nên phải sợ một mình tội trọng cho lắm; còn sự chết không nên sợ làm chi. Vậy nếu con muốn cho khỏi sợ chết, thì con hãy lo mà sống lành; như lời Thánh Kinh: "Kẻ có lòng kính sợ Chúa, thì giờ sau hết sẽ đặng an hảo" (Eccli 1,13).

Cứ lời cha La Colombiêrê, thì kẻ đã hết dạ trung thành làm tôi Chúa trót đời, theo lý thường chẳng có lẽ nào chết dữ đặng. Ông thánh Augustinô cũng nói một ý ấy mà rằng: "Ai đã sống lành, thì không lẽ chết dữ đặng, vì sinh thuận ắt tử an" (De disc, Chr. c.2). Kẻ đã dọn mình chết sẵn sàng, dầu phải chết cách nào, cho dầu chết thình lình đi nữa, thì cũng chẳng sợ. Như lời Thánh Kinh: "Kẻ lành hằng dọn mình chết luôn, dầu phải chết bất thời, thì cũng sẽ đặng yên hàn vô sự" (Sap 4,7). Mà vì ta không có thể đi đường nào khác, cho đặng hưởng mặt Chúa, một phải đi qua đường sự chết, mới đặng mà thôi, nên ông thánh Gioan Kim Khẩu khuyên ta sẵn lòng dưng của tế lễ thiết yếu ấy cho Chúa. Ta phải biết: hễ ai dâng sự chết mình cho Chúa, thì tỏ ra lòng kính mến Chúa một cách rất trọn hảo, vì khi mình vui lòng chịu chết, mọi giờ mọi cách theo ý định, thì mình được nên giống các thánh tử đạo. Ai kính mến Chúa, phải ước ao chết, cho đặng kết hiệp cùng Chúa đời đời, và cho đặng khỏi sự hiểm nghèo mất Chúa nữa. Còn kẻ nào chẳng trông ước về hưởng mặt Chúa cho mau, lại đặng vững chắc không mất Chúa nữa, thì là dấu kẻ ấy không có lòng kính mến Chúa bao nhiêu. Vậy ta phải ra sức kính mến Chúa cho lắm ở đời này, vì Chúa sinh ta ra ở thế gian, có một ý cho ta đặng kính mến Người càng ngày càng hơn; hễ trong giờ chết, ta kính mến Chúa ngằn nào, thì ngày sau ta sẽ đặng kính mến Chúa ngằn ấy, đời đời trên chốn tiêu diêu.

Lời than thở
Ly Đc Chúa Giêsu! Xin Chúa hãy kết hip con li cùng Chúa cho con chí thiết, hu con chng còn lìa khi Chúa đng na. Ly Đng cu chuc con! Xin Chúa hãy làm cho con trót nên ca Chúa, trước khi con lìa khi đi tm này, hu khi con mi thy Chúa ln đu hết, con đng gp Chúa hn đã nguôi cơn nghĩa n ri. Con đã trn Chúa, mà Chúa đi tìm con. Ôi! rày con tìm Chúa, xin Chúa ch xua đui con. Xin Chúa hãy th tha ti con đã bt đáng cùng Chúa.

T rày con quyết mt lòng lo làm tôi Chúa, và lo kính mến Chúa mà thôi. Chúa đã làm ơn cho tôi quá hu, Chúa đã chng n đ máu mình ra, và cũng chng qun liu mng sng mình, vì lòng thương yêu con! Ly Đc Chúa Giêsu! Chúa phi tiêu hao mòn mi vì con, thì con cũng sn lòng chu nát tht tan xương vì Chúa! Ly Chúa lòng con! Con dc quyết yêu mến Chúa hết lòng. Ly Đc Chúa Cha hng có đi đi! Xin Chúa hãy kéo trót lòng con đến cùng Chúa, làm cho nó dt tình yêu s thế, hu cho nó đng cháy đượm la kính mến Chúa. Cy vì công nghip Đc Chúa Giêsu, xin Chúa khng nhm li con kêu xin. Xin Chúa ban cho con đng lòng bn đ và cho con hng xin ơn y luôn.

Ly Đc Bà Maria là M con! Xin M phù h con, và chuyn cu cùng Con M cho con đng ơn bn đ.

 

42. Chẳng nên đợi đến giờ sau hết mới lo dọn mình, là thể nào ?

Thiên hạ đều công nhận rằng: ai ai cũng phải chết, song chết chỉ có một lần mà thôi; lại cũng phục lý rằng: giờ chết là một giờ rất đỗi quan hệ, vì được phước vô cùng hay là phải hoạ muôn kiếp, thì do tại giờ ấy hết: hễ chết lành, thì được phước mà chết dữ, thì mắc hoạ. Mà chết lành hay là chết dữ, tuỳ theo cách đã ăn ở mà ra: ăn ở tốt, sẽ đặng chết lành, mà ăn ở xấu, thì sẽ phải chết dữ chẳng sai. Đã vậy, sao còn thấy nhiều người có đạo, ăn ở một cách như tuồng mình chẳng hề phải chết bao giờ, hoặc dường bằng không biết chi đến sự chết lành hay là chết dữ? Thường người ta ăn ở ngang tàng, tại chẳng hề suy đến sự chết. Xin hãy nghe lời Đức Chúa Thánh Thần phán: "Trong mọi việc mầy làm, mầy hãy nhớ đến các sự thân hậu mầy, thì chẳng bao giờ mầy phạm tội" (Eccl 7,40).

Phải biết rằng: giờ chết không phải là buổi xứng hạp mà tính toán sổ sách lương tâm, để bảo toàn việc đại hệ phần rỗi đời đời đâu. Kìa xem, những người khôn ngoan trong việc phần đời: lúc khoẻ mạnh, thường lựa buổi tiện mà sắp đặt mọi phương thế cho xuôi xắn, để hưởng mối lợi nọ, hoặc được công sở kia, hay là yên việc hôn nhân nào khác; lúc ốm đau, mà biết có vị này thuốc kia phải uống mới lành, thì lập tức tìm kiếm chẳng dám trì hoãn. Ví như có ai muốn đi thi, mà chỉ khoanh tay đợi đến giờ vô trường mới ôn luyện kinh sử, mới tập văn bài, thì con nghĩa làm sao? Hoặc có quan cai đồn nào cứ ngồi đợi đến chừng bị vây, mới lo vận gải binh lương, mới lo sắm sửa khí giới, thì con có cho quan ấy là tướng giỏi việc trận mạc chăng? Phỏng có người hoa tiêu, mà khinh suất không lo sắm neo chằng buồm lạt cho sẵn, đến chừng phát cơn bão tố, mới chạy táo tác, thì con có cho tên thuỷ thủ ấy là người thạo việc hàng hải hay chăng? Mà người có đạo chỉ đợi đến giờ lâm chung mới lo thu xếp việc linh hồn, thì cũng về một môn ấy cả.

Có lời Thánh Kinh rằng: "Khi sự chết ào tới như giông tố, thì nó mới kêu đến Ta, song Ta chẳng nghe lời nó, thì nó phải ngậm đắng nuốt cay trong đàng tội lỗi" (Prov 1,27). Giờ lâm chung là một giờ rối rắm loạn lạc: khi ấy kẻ có tội sẽ kêu xin Chúa cứu, song kêu xin chỉ vì sợ hoả ngục, thấy mình hòng phải xa xuống; ấy nó ăn năn trở lại chẳng thành tâm, nên Chúa chẳng thèm nghe, vì trước không thảo, sau lấy chi làm tình. Nhân vì lẽ ấy, mà nó phải nếm đắng nuốt cay, bởi cách mình đã ăn ở xấu xa: "Hễ đã gieo giống nào, thì sẽ gặt giống ấy" (Gl 6,8), ấy lời Thánh Kinh nói chẳng sai. Trong buổi can hệ dường ấy, chỉ chịu các phép bí tích, thì chớ tưởng là đã đủ, cần phải có lòng ghét bỏ tội thật, và có lòng kính mến Chúa trên hết mọi sự, thì mới trông chết lành. Song kẻ cả đời đã ham mê vui sướng xác thịt, lẽ nào đến giờ chết, mà chê ghét tội đặng sao? Kẻ trót đời chỉ để lòng trắn tríu vật thọ sinh hơn Đấng Tạo Hoá, thì lẽ nào khi ấy mà yêu mến Chúa trên hết mọi sự đặng sao?

Chớ ta không thấy những người nữ ơ hờ, không lo soạn sẵn dầu đèn mà đợi bạn tới, thì đã phải Chúa trách là nữ vô tình hay sao? Người đời ai ai cũng sợ chết thình lình, không kịp khuôn xếp việc gì hết. Mọi người đều nhìn nhận các thánh là kẻ khôn ngoan thật, vì các thánh hằng lo dọn mình chết sẵn sàng luôn. Còn phần ta thì làm sao? Ta chỉ chờ đến khi giờ chết khít bên lưng mới lo dọn mình, lẽ nào trông đặng chết lành, mà chẳng phải hiểm nghèo sao? Vậy điều gì, đến giờ chết, ta sẽ ước ao chớ chi đã làm lúc đang khoẻ mạnh, thì rày hãy lo làm đi. Ôi! Khi ấy nhớ lại ngày giờ mình đã uổng phí, nhất là ngày giờ đã dùng chẳng nên; ngày giờ Chúa đã ban cho để lập công, đã bỏ qua vô ích, chẳng còn trông lui lại nữa, thì sẽ phải cực lòng biết là chừng nào. Khi nghe tiếng bảo: chẳng còn buổi ăn năn đền tội, hết giờ chịu các phép bí tích, hết kỳ nghe giảng dạy, hết ngày chầu Mình Thánh Chúa, hết thì đọc kinh cầu nguyện; đã làm xong việc gì hay việc nấy, rồi rồi, khi ấy sẽ phàn nàn tiếc nối biết là dường nào! Lẽ đáng khi ấy, trí khôn phải cho tỉnh táo bình tĩnh, mới trông xưng tội nên, mới trông gỡ những việc rối rắm nặng nề cho lương tâm đặng yên hàn nhẹ nhẽ; song thương ôi! buổi đâu còn nữa mà liệu mà lo!

Lời than thở
Ôi! ly Chúa con! nếu con phi chết đêm n ti kia là điu có mt mình Chúa rõ biết mà thôi, thì con đâu bây gi? Con đi ơn Chúa đã ch đi con; con cám ơn Chúa muôn phn, vì t lúc con đã c dám mt lòng Chúa ln đu hết, con đã đáng chu pht trong ho ngc ri. Ôi! xin Chúa hãy soi sáng con, cho con đng rõ thu con đã làm s nhc cho Chúa quá l, vì con đã đành lòng mt ơn thánh, Chúa đã chu chết trên thánh giá mà chuc li cho con. Ly Đc Chúa Giêsu! Con đã d duôi lòng nhân t Chúa vô cùng, nay con ăn năn đau đn trên hết mi s, xin Chúa hãy th tha cho con. Con c lòng trông cy Chúa đã dung th cho con.

Ly Đng cu chuc con! Xin Chúa hãy giúp con lánh khi s mt lòng Chúa na. Ôi! ly Chúa rt hin lành! Con đã đng Chúa soi sáng không biết my phen, Chúa đã ban ơn cho con khôn k xiết, nếu con còn c dám mt lòng Chúa li, tht con đáng sa ho ngc rõ ràng, không lý cha mình đng na. Cy vì công nghip Máu Thánh Chúa đã đ ra vì lòng thương con, xin Chúa ch đ con lâm điu khn nn th y. Xin ban cho con đng ơn bn đ, cùng ơn kính mến Chúa. Ly Đng tt lành vô cùng, con kính mến Chúa, con quyết lòng yêu mến Chúa cho đến chết. Ly Chúa con, cy vì lòng Chúa mến yêu Đc Chúa Giêsu, xin Chúa hãy thương xót con cùng.

Ly Đc Bà Maria là Đng con trông cy! Xin M hãy thương xót con, xin M hãy phú thác con cho Chúa, vì Chúa hết lòng yêu M, thì li M ký thác, t chng bao gi mà chng thn hiu trước toà Người.

 

43. Phải sửa sang lương tâm cho chính đính, và hằng ngày phải lo ăn ở cho có kỷ luật, là thể nào ?


Vậy ớ con! Thể nào con cũng phải chết, là điều chắc chắn rồi; nên con hãy sấp mình xuống trước ảnh chuộc tội, mà cám đội ơn Đức Chúa Giêsu đã dủ lòng thương xót, ban cho con ngày giờ để thu xếp việc lương tâm con cho yên, đoạn con hãy nhớ lại mọi tội lỗi con đã phạm cả lúc trước nhất là lối con còn thanh niên. Con hãy xét mình lại coi đã giữ điều răn Chúa thể nào, có làm việc các việc bổn phận con cho trọn chăng, đã năng lui tới cùng những hội hàng nào; rồi con hãy biên lấy mọi tội lỗi con, nếu xưa nay con chưa xưng tội chung lần nào hết, thì rày hãy xưng chung lại trót đời con. Ôi! sự xưng tội chung, là một điều rất có ích cho con nhà giáo hữu, đặng sửa mình đổi tính cho chính nên người mới là dường nào! Son con phải nhớ, những việc con tính toán đó là những điều rất can thiệp đến sự đời đời; cho nên con phải lo làm hết sức cẩn thận, dường bằng con hòng ra trước toà Đức Chúa Giêsu mà trả lẽ vậy. Các tình ý trái, các điều oán hận, con hãy tẩy trừ cho khỏi lòng con; có cầm giữ của ai trái phép thì hãy lo trả lại cho yên; có làm cho ai mất tiếng tốt, thì hãy đền bồi phạt ta chớ hoãn; có làm gương xấu cho kẻ khác, thì hãy kiếp sửa lại; con hãy dốc lòng lánh hết các dịp có lẽ làm cho con mất lòng Chúa. Sau hết phải suy rằng: điều gì bây giờ con lấy làm rất khó, thì trong giờ lâm chung không lẽ làm đặng.

Có điều này càng can hệ hơn nữa, là con phải quyết lòng dùng những phương thế cho đặng giữ nghĩa cùng Chúa luôn, như: xem lễ hằng ngày, thường bữa suy gẫm những lẽ chân thật đời đời, năng xưng tội chịu lễ, ít chăng nữa tám ngày một lần, thường ngày chầu Mình Thánh Chúa, viếng thăm Đức Mẹ, vào hội Đức Bà, xem sách thiêng liêng, xét mình mỗi tối, và làm một đôi việc lành riêng mà kính Đức Mẹ: như ăn chay các ngày thứ bảy vv... nhất là con hãy có ý năng phú dâng mình cho Chúa và Đức Mẹ; năng kêu tên cực trọng Giêsu Maria, nhất là trong khi phải chước cám dỗ. Ấy là những phương thế có sức làm cho con đặng chết lành, cùng đặng phần rỗi đời đời.

Nếu con cứ giữ các việc ấy làm cho thường, đừng bữa làm bữa bỏ, thì là dấu chắc chắn con đặng vào sổ kẻ Chúa đã chọn lên thiên đàng. Con về việc đã qua, con hãy trông cậy Máu Thánh Đức Chúa Giêsu, là Đấng ban ơn soi sáng cho con hôm nay, vì Người muốn cho con đặng rỗi; con hãy trông cậy Đức Mẹ cầu bầu cho con đặng những ơn ấy. Cứ ăn ở theo mẹo mực ấy, mà hết lòng trông cậy Đức Chúa Giêsu, cùng Đức Mẹ như vậy, thì phần hồn đặng Chúa ban ơn giúp sức phù hộ chở che biết là dường nào! Vậy ớ con, con hãy phấn chí, hãy dâng trót mình con cho Chúa, vì Người gọi con, thì con liền đặng nếm sự bình an con đã mất xưa nay, tại tội con. Kẻ nào mỗi tối khi đi ngủ mà nói đặng rằng: như tôi đây đêm nay, thì tôi trông cậy chết trong ơn nghĩa Chúa, ắt kẻ ấy có phước biết là trùng nào còn kẻ nào, dầu nghe sét đánh, dầu thấy đất động, mà lòng cũng cứ an chực chết theo thánh ý Chúa, thì được sự yên ủi là dường nào!

Lời than thở
Ôi! Ly Chúa! Con đi ơn Chúa đã ban ơn soi sáng cho con biết là chng nào, con đã b Chúa không biết my phen, và đã xây lưng cho Chúa chng biết my ln; mà Chúa chng t b con. Nếu Chúa chng đoái đến con, thì con hãy còn mù quáng như trước, con còn chp mê trong đàng ti li như xưa, mà chưa chu nhã nhm ra đâu, cũng chưa ân cn đến s kính mến Chúa na.
Bây gi con hết lòng đau đn, vì đã phm đến Chúa, và hết lòng ước ao gi nghĩa cùng Chúa; con chê ghét mi s vui sướng xu xa, vì nó làm cho con mt ơn nghĩa Chúa, con nay được các điu y, là nh bt nhiêu ơn Chúa rưới xung cho con, và làm cho con trông cy Chúa s th tha con, cùng s cu ly con cho đng ri. Du con đã phm ti vô s, song Chúa cũng không b con, mà li mun cho con ri linh hn; nên ly Chúa! Này con xin dâng trót mình con cho Chúa: có điu này làm cho con cc trí hơn c: là con đã mt lòng Chúa; con quyết t rày thà chết ngàn ln, mà chng thà li nghĩa cùng Chúa. Đng tt lành vô cùng! Con yêu mến Chúa. Ly Đc Chúa Giêsu đã chu chết vì con, con kính mến Chúa! Cy vì Máu Thánh Chúa, con trông chc Chúa không n đ con cách xa mt Chúa na. Con mt quyết kính mến Chúa luôn lúc còn sng đi này, kính mến Chúa khi hòng lìa thế gian, kính mến Chúa ngày sau đi đi trên nước thiên đàng. Cy vì công nghip Chúa, xin Chúa khng gìn gi con luôn, và xin Chúa làm cho con đng luôn luôn thêm lòng kính mến Chúa.

Ly Đc Bà Maria là Đng con trông cy, xin M cu bu cùng Đc Chúa Giêsu cho con vi.

 

44. Phải dứt lòng dính bén sự thế gian, là thể nào ?


Hằng giây hằng phút, ta hãy lo ăn ở cách làm sao cho được như lòng ta sẽ ước ao trong giờ lâm tử. Có lời Thánh Kinh: "Phước cho kẻ chết trong Chúa" (Apoc 14,13). Ông thánh Ambôrôdiô rằng: Kẻ nào trong giờ lâm chung, mà thấy mình đã chết cho thế gian rồi, nghĩa là đã dứt bỏ mọi của cải đời này đi trước, chẳng đợi đến giờ chết, mới bỏ cho phiền lòng cực dạ, thì kẻ ấy thật là có phước. Vậy từ bây giờ ta phải sẵn lòng chê bỏ tiền tài của cải, dứt lìa cha mẹ con, cùng hết mọi sự đời này; vì nếu đang khi còn khoẻ mạnh, mà ta chẳng tự nguyện dứt bỏ cho sớm, đến giờ chết, dầu muốn dầu không ta cũng phải ép tình mà lìa; song lìa bỏ khi ấy, thì thật đau lòng xót ruột quá lẽ, lại thêm hiểm nghèo cho phần rỗi đời đời ta lắm. Vì lẽ ấy, mà thánh Augustinô vẽ khôn cho ta rằng: Muốn chết bình an, lúc còn sức mạnh, phải kíp khuôn xếp các mối lợi phần đời cho yên, của cải trối lại cho ai, hầu đến giờ sau hết đặng rảnh lòng mà kết hiệp cùng Chúa; lo được trước như vậy, thì thật có ích lắm. Khi ấy chỉ chăm một việc nói khó cùng Chúa, và tưởng nhớ đến thiên đàng, thật là một điều rất tốt. Vì những giây phút sau hết rất đỗi quý báu, chẳng nên uổng phí mà trù tính những việc hèn thế gian. Đến giờ lâm chung, phần thưởng kẻ Chúa chọn, mới được hoàn thành, vì nếu khi ấy bằng lòng chịu các cơn đau đớn, sẵn lòng chết vân theo ý Chúa, cùng tận tâm mến Chúa, thì có lẽ lập được nhiều công nghiệp hơn các buổi khác bội phần.

Song nếu bình nhật không lo tập trước cho quen những tình ý tốt lành ấy, trong giờ hấp hối không lẽ tự nhiên mà có sẵn được đâu. Bởi đó thấy nhiều người sốt sắng đạo đức, có thói lập luật riêng cho mình, mỗi tháng đọc (Lời Cam Kết) một lần, mà xin ơn chết lành, lại lo xưng tội chịu lễ, rồi giục lòng vững tin, bền cậy, sốt mến, dường bằng mình gần chết, lìa khỏi thế này; mà thói lành ấy đã sinh nhiều ích lắm[1].

Điều chi chẳng lo làm khi còn sống khoẻ mạnh, đến giờ chết rất đỗi khó làm. Có một nữ rất nhân đức, là chị Catarina về dòng bà thánh Têrêsa, khi gần chết than thở rằng: "Chị em ơi! Chẳng phải tôi sợ chết mà than thở như vậy đâu, vì tôi dọn mình chết đã hai mươi lăm năm nay; song tôi than thở, vì thấy nhiều người hằng theo đàng tội lỗi, cứ dối mình đợi đến giờ chết sẽ làm hoà lại cùng Chúa, và không biết trong buổi ấy, dầu kêu một tên cực trọng Giêsu, cũng đã gần không nổi thay, huống lựa là lo việc gì khác".

Vậy ớ con! Con hãy xét coi thử, lòng con hiện còn dính bén vật gì thế gian: còn yêu người nọ, còn ước chức kia chăng? Còn tiếc nhà đó, còn nuối của khác chăng? Còn theo hội hàng này, còn thích cuộc chơi nào nữa chăng? Nói tắt, con hãy nhớ con không phải là sống đời đâu. Một ngày kia, con phải bỏ hết mọi sự, mà có khi không lâu, gấp đây bây giờ; sao con còn để lòng vương vấn những sự ấy, và liều mình chết lúc đang còn rối rắm làm chi? Từ bây giờ con hãy dâng mọi sự cho Chúa vì Chúa có quyền phép muốn cất đi buổi nào thì cất đi buổi nấy, mặc thánh ý Người. Nếu con muốn chết cho an tâm, thì bây giờ con phải bằng lòng cam chịu mọi điều tai bay hoạ gởi; con phải phủi sạch mọi tình yêu sự thế. Con hãy vẽ giờ chết ra trước mặt con luôn, con sẽ khinh chê mọi sự mà chẳng xa xót gì hết, như lời thánh Ambôrôdiô bảo con làm vậy.
Nếu con còn đương chân trống, thì khuyên con hãy chọn một đấng bậc nào cho con được thoả lòng trong giờ sau hết, thì mới giúp con chết bình an hơn. Mà nếu con đã chọn một đấng bậc nào rồi, con hãy ăn ở làm sao cho xứng đã bậc ấy, để đến giờ lâm chung con được phỉ tình. Con hãy ăn ở dường bằng mỗi ngày là ngày sau hết, mỗi việc con làm, mỗi kinh con đọc, mỗi phen con xưng tội, mỗi lần con chịu lễ, như là việc sau hết đời con vậy. Mỗi giờ con hãy tưởng như con đương hấp hối, nghe tiếng giục con rằng: "Hãy lìa khỏi thế này". Ôi! suy như vậy, thì sẽ giúp con ăn ở tử tế, và dứt tình yêu sự đời là thể nào. Chúa khen đầy tớ trung nghĩa hằng lo dự phòng, mà rằng: "Tôi tớ nào, khi chủ đến thấy đang chăm công ăn việc làm, thì rất có phước" (Mt 24,46). Ấy kẻ nào hằng lo dọn mình chết mỗi giờ, mỗi khắc, dầu phải chết thình lình, chắc sẽ đặng chết lành chẳng sai. Vậy ai là người có đạo, khi gần chết phải sẵn mà than thở[2]

Lời than thở
Ly Chúa! Con ch còn sng được vài gi na mà thôi, con quyết dùng chút ngày giy mà kính mến Chúa hết sc con, hu cho con đng kính mến Chúa đi sau hơn na. Con chng còn chi my chút mà dâng cho Chúa: con xin dâng cho Chúa mi s đau đn, và mng sng con làm l mn hip cùng ca l Đc Chúa Giêsu đã tế cho Chúa vì con trên cây thánh giá xưa. Ly Chúa! Nhng s cc con chu bây gi, mà sánh vi nhng s cc con đáng chu, thì còn nh, còn ít lm; song du nng nh, ít i thế nào, con cũng xin cam chu, đ chng tình con kính mến Chúa. Chúa mun pht con đi này, hay là đi sau my mc lòng, con cũng xin vâng phc thánh ý Chúa mi đàng, min là con đng kính mến Chúa đi đi, thì con mi mãn nguyn. Xin Chúa hãy hành tr con theo thánh ý Chúa, song xin Chúa ch ct s kính mến Chúa khi lòng con mà thôi. Con biết rõ con chng còn đáng kính mến Chúa na, vì đã ghe phen con chng sá chi đến s kính mến Chúa; song Chúa chng l xua đui k có lòng thng hi ăn năn. Ly Đng tt lành vô cùng! Con hết lòng đau đn, vì đã phm đến Chúa, con kính mến Chúa hết sc, và hết lòng trông cy Chúa. Ly Chúa cu chuc con, Chúa đã chu chết cho con đng vng lòng trông cy Chúa, con xin phú linh hn con trong tay Chúa đã phi đinh thâu vì con. Như li Ca vnh: "Ly Chúa chân tht vô cùng! Chúa đã cu chuc con, thì con xin phú dâng linh hn con trong tay Chúa" (Ps 30,6). Ly Đc Chúa Giêsu, Chúa đã đ máu ra mà chuc ly con, xin Chúa ch đ con xa cách mt Chúa bao gi. Ly Chúa hng có đi đi! Con kính mến Chúa, con trông cy kính mến Chúa đi đi chng cùng.

Ly Đc Bà Maria là M con! Xin M cu giúp con trong gi nguy cp ngt nghèo. T bây gi con xin phú linh hn con trong tay M. M hãy xin Con M thương ly con cùng. Con xin gi mình con cho M, xin M cu con cho khi ho ngc mà thôi.

 

45. Linh hồn có tội ra trước mặt Quan Đoán, là thể nào ?


Về sự phán xét, ta phải suy đến bốn điều này: một là Ra mt cùng Quan Đoán, hai là Nhng phe tiên cáo, ba là Xét cuc lành d, bốn là Đnh án thưởng pht.

Trước hết về sự linh hồn phải Ra mt cùng Quan Đoán, thì các Đấng thông thần học đều hiệp một ý mà dạy rằng: khi linh hồn lìa ra khỏi xác, liền phải chịu phán xét riêng tức thì, chính mình Đức Chúa Giêsu đến tại nơi người liệt tắt hơi mà phán xét, chẳng sai Đấng nào đại diện mình đâu, như lời Thánh Kinh nói: "Con Người sẽ đến, mà giờ nào, bây chẳng ngờ" (Lc 12,40). Ông thánh Augustinô rằng: Kẻ lành thấy Chúa đến, thì vui mừng; còn kẻ dữ thấy Chúa đến thì khiếp vía. Ôi! ai đứng trước mặt Đấng thịnh nộ mà chẳng run sợ sao? (x. Nah 1,6). Thầy Luy Duphong, khi suy đến sự phán xét rất đỗi nghiêm ngặt, thì thất vía kinh hồn, tứ chi đều run lẩy bẩy, đến đỗi cả phòng người cũng đều rúng động theo. Đấng đáng kính Giuvênan Anxina, khi nghe hát kinh "Thẩm phán" thì rởn óc hết hồn, dường bằng mình hòng đến trước toà Chúa, mà chịu phán xét vậy; nên người đã quyết từ giã thế tục, thật người đã làm như lòng đã quyết. Có lời Thánh Kinh rằng: "Thấy mặt quan đoán ra oai thạnh nộ, là dấu tội nhân phải án tử chẳng sai" (Prov 16,14). Theo lời thánh Bênađô, hễ khi linh hồn đến toà phán xét, mà thấy Chúa Giêsu thịnh nộ, thì nó phải khốn khổ hơn là chịu hình phạt hoả ngục muôn phần.

Đã từng thấy nhiều đứa tội nhân, khi đứng trước dinh án phần đời, mà chịu tra khảo, thì thất kinh hồn vía, thoát mồ hôi hột, quyết lạnh cả mình. Xưa Phidong chẳng phải bậc bình dân, bởi mắc tội phạm luật nước, nên phải mặc áo tù phạm điệu đến trước mặt toà án, thì ông ấy lấy nhục quá, đến đỗi tự tử cho khỏi xấu với trần gian. Ví như con thất hiếu, mà thấy cha đương cơn nóng nảy, ví như tôi bất trung, thấy vua phạt nộ ra oai, thì còn chịu không thấu thay; huống nữa là linh hồn đã khinh mạn Đức Chúa Giêsu xưa rày, mà nay thấy Người nổi cơn thịnh nộ, thì nớp oai khiếp sợ, biết là trùng nào! Ôi, xưa ở thế, thì linh hồn trót đời đã dể duôi Đức Chúa Giêsu, nay lại thấy mặt Người, ắt nó càng phải khốn cực hơn nữa bội phần! (x. Ga 19,37). Thuở linh hồn còn ở thế gian, Chúa đã hết lòng nhịn nhục hiền lành như chiên con vậy, nay thấy Người oai nghi thịnh nộ, chẳng còn trông làm cho Người nguôi đặng nữa; nên có kêu trời van đất, xin núi non lở xuống, đề nó đi cho khỏi cơn nghĩa nộ Đấng chí nghiêm dường ấy! (x. Apoc 6,16). Khi ấy kẻ có tội sẽ xem thấy Con Người (x. Lc 21,27). Kẻ tội nhân thấy Quan Đoán mặc lấy hình dạng người ta, mà phán xét mình, ôi thôi! Nó khốn cực là dường nào. Khi thấy Chúa làm người, xưa đã chịu nạn chịu chết cho nó đặng rỗi, thì nó mới nhìn biết mình đã bạc ngãi vong ân. Thuở Chúa cứu thế ngự về trời, thì các thiên thần phán bảo môn đệ Người cho biết, ngày sau Người lại xuống thế cũng một cách ấy. Vậy khi Quan Đoán bởi trời, mà ngự xuống phán xét ta, thì thấy nơi mình Người, còn các đinh thương nguyên vẹn, như lúc Người thăng thiên vậy. Kẻ lành nhìn xem những dấu thánh ấy, thì được vui mừng an ủi, còn kẻ dữ nhìn vào phải kinh hoàng khủng khiếp. Xưa Giuse con ông Giacóp, phải anh em mình bán cho lái buôn nước Ai Cập, sau nhờ phúc nhà đặng làm quan đệ nhị trị nước ấy. Đến năm cơ cẩn, anh em người sang qua nước ấy, mua lương về trợ cơn đói khát, lại đụng lấy Giuse. Sách Thánh thuật lại, khi anh em nghe Giuse nói mình là ai, thì thất ngã xuống khựng miệng hết lời (x. Gen 45,3). Vậy con hãy suy, anh em Giuse nguyên đã ở bất nhân cùng em mình có một lần mà còn sợ em trả thù đỗi ấy; huống chi kẻ có tội đã cả lòng phạm đến Đức Chúa Giêsu ghe phen, mà rày phải ra trước toà Người chịu lời tra xét, thì run sợ biết là ngằn nào! Khi ấy kẻ có tội sẽ lấy lời gì mà thưa lại với Đức Chúa Giêsu? Ông Êudebê rằng: Tiên vàn phải trả lẽ về sự đã khinh thị lòng nhân từ Chúa nhiều phen, thì gan nào dám xin Người thương xót nữa sao? Có lời thánh Augustinô rằng: Đang khi kẻ có tội phải chịu tra cứu, trên kia thấy Quan Đoán oai nghi thịnh nộ, dưới nọ xem hoả ngục mở ra kinh khủng, bên này ngó tội mình chất chồng như núi, bên khác nhìn ma quỷ hằm hằm như mông dữ, trong lòng nghe tiếng lương tâm quở trách, ba bên kẻ lạ, bốn bề người dưng, chẳng ai bênh vực chữa bầu, người cô thế biết kiếm đường nào đào thoát cho khỏi đặng sao?
Lời than thở
Ly Đc Chúa Giêsu! Con hng ước ao kêu tên cc trng Chúa luôn, vì tên cc thánh Giêsu có sc an i con, làm cho con đng vng lòng trông cy, cùng nhc li cho con nh Chúa là Đng cu chuc con, đã chu chết mà cu ly con! Này con sp mình xung dưới chân Chúa, mà xưng tht con đã đáng sa ho ngc by nhiêu ln, con đã làm mt lòng Chúa cách nng n th y! Con chng đng ơn tha th, song Chúa đã chu chết mà dung xá cho con. Ôi! ly Đc Chúa Giêsu chí ái Chúa lòng lành, xin nh đến con, bi vì con Chúa mi ra đi, xin đng hu hoi con ngày y!

Ly Đc Bà Maria là M cc khoan cc nhân! Đng bu cha k có ti, xin M cu cho con đng hết lòng đau đn ăn năn ti li con, xin M nguyn giúp cho con đng ơn tha th, và đng bn lòng kính mến Chúa.
Ly N Vương con! Con kính mến M và xin phú thác mình con cho M

 

46. Mọi sự ẩn vi, thôi mới tỏ bày, là thể nào ?


Trong lẽ này con hãy suy cho biết, phe tiên cáo là những ai, và sự xét vic lành d là thể nào. Kìa sổ bộ đã ghi chép. Quan cứ đó mà tra người thế: một là cứ sách Evang mà khảo cứu những việc kẻ tội nhân buộc phải giữ; hai là cứ sách Lương tâm mà tra xét những điều nó đã làm. Cân phép công thẳng Chúa chẳng có cân nhắc của cải, chức quyền, sang trọng người thế, một cân nhắc việc làm mà thôi. Như lời tiên tri Đaniel nói cùng vua Bantaxa xưa rằng: "Chúa đã cân nhắc các việc vua làm, mà thấy nhẹ bỗng, không được mấy ly" (Đan 5,27). Thầy Anvarê cắt nghĩa lời ấy rằng: cân Đức Chúa Trời chẳng cân vàng bạc quyền phép của vua đâu, một cân chính vị vua.

Về việc tiên cáo, thì hãy nghe lời thánh Augustinô rằng: Đương buổi Quan Đoán tra xét con về việc lành dữ con đã làm, trước hết ma quỷ ra mặt tiên khống mà cáo con đã lỗi lời thề trước lúc chịu phép rửa tội, con đã phạm tội ngày nọ giờ kia, ở nơi nào và với ai nữa. Rồi nó thưa cùng Quan Đoán rằng: Lạy Chúa, phần tôi xưa không chịu giổ chịu vả, không chịu đòn đánh, cũng không chịu chút gì cực khổ cho linh hồn này hết, nó đã nguyện theo tôi, cả đời đã làm nô bộc tôi; còn Chúa đã chịu thương khó, chịu đóng đinh, cùng chịu chết mà cứu lấy nó cho đặng rồi; song nó lại đành bỏ Chúa, thì nay nó là của tôi, xin cho tôi kéo đầu nó xuống hoả ngục, ấy là lời thánh Xyphyrianô nói làm vậy. Ma quỷ trình mấy khoản vừa xong, liền lui ra khỏi đó. Rồi thiên thần Hộ thủ cũng đến công đường mà kiện ta nữa, theo lời đấng thông thái Oridênê, thì khi ấy thiên thần Hộ thủ ra mặt nại rằng: Lạy Quan Đoán chí minh chí công, Chúa đã uỷ phân việc cho tôi phải coi sóc gìn giữ linh hồn này, tôi đã tận tâm kiệt lực mà giúp nó lo phần rỗi, tôi chẳng nài công lao, không từ gian khổ, để phò trợ nó, song không xuể, như cá thúi cứng xương, chẳng kể chi lời tôi khuyên giục, thật đà uổng công vô ích. Ấy xem dầu kẻ nghĩa thiết với ta, cũng trở nghịch cùng ta. Sau hết các Dấu Thánh Đức Chúa Giêsu đã chịu những đinh đã đóng Chúa, và thánh giá đã treo Chúa xưa, cũng đều trách ta cùng các tội ta trước Quan Đoán nữa, như lời thánh Gioan Kim Khẩu đã dạy làm vậy. Còn điều chứng cớ chẳng cần phải đòi đâu xa làm chi, chính lương tâm ta chứng việc ta đã làm, như lời thánh Phaolô rằng: "Trong ngày Chúa phán xét, thì lương tâm mỗi người sẽ chứng việc nó làm" (Rm 2,15). Có lời thánh Bênađô rằng: chính tội lỗi ta đã phạm xưa, không chịu bỏ ta đòi theo ta cho đến toà phán xét mà làm chứng nó là công việc ta đã làm lúc ta còn sống ở đời. Sau hết dầu đá gạch vách nọ tường kia, cũng ra tiếng chứng tội ta đã phạm chùng lén ở nơi kín đáo nữa (x. Habac 2,11).

Còn về việc tra cứu, hãy nghe lời Thánh Kinh rằng: "Trong giờ phán xét, Ta sẽ thắp đàn thiệt sáng mà soi thấu những nơi hiểm hóc kín đáo" (Soph 1,12). Đấng thông thái Manđôda cắt nghĩa lời ấy rằng: Thắp đèn mà soi, ấy là tra xét mọi việc người ta đã làm chùng làm lén trong những chốn khuất tịch, cũng như rọi đèn mà tìm vật gì nơi tối tăm vậy. Về tiếng "Đèn soi" thì ông Cornêliô giải rộng ý hơn nữa mà rằng: Trong giờ phán xét, Chúa sẽ bày tỏ ra trước con mắt kẻ có tội, cho nó thấy rõ những gương tốt các thánh đã làm xưa, mọi ý lành Người đã soi sáng cho nó, mọi ơn thánh Người đã xuống cho, cùng những năm tháng Người đã hoãn cho nó sống ở đời mà làm lành lánh dữ. Rồi Chúa cũng tra xét đến các việc lành nữa, như xưng tội chịu lễ, ăn chay bố thí, cùng các việc lành khác, coi thử đã làm có thiệt trọn hảo hay không (x. Ps 74,3), chẳng khác nào bò vàng vào lửa, mà luyện cho ròng vậy. Tắt một lời, trong thì thẩm phán nghiêm nhặt thể ấy, dầu người nhân đức cũng chưa đặng vững; như lời thánh Phêrô: "Nếu người lành gần khó rỗi, thì kẻ dữ sẽ đi đâu?" (Pr 4,18). Nói một tiếng vô ích, còn phải trả lời thay, những lời tục tĩu hoa tình mà đã luôn miệng, nhất là những gương xấu xa đã làm mà hại linh hồn kẻ khác, càng phải tra cứu nghiêm nhặt biết là bao nhiêu! Như lời Chúa đã phán riêng về kẻ làm gương xấu rằng: "Ta sẽ hại nó như gấu mẹ mất con vậy" (Os 13,8). Còn khi Quan Đoán chí tôn xét chung đến các việc khác, phán về mỗi một người trong chúng tôi rằng: "Hãy trả công cho nó xứng theo việc nó đã làm" (Prov 31,31).

Lời than thở
Ôi! Ly Đc Chúa Giêsu, nếu bây gi Chúa xét vic con đã làm mà tr công cho con, thì con ch đáng ho ngc mà thôi! Biết bao phen chính tay con đã viết án pht con phi hình kh đi đi! Con cám đi ơn Chúa đã nín nhn con lâu đi y. Chúa con! Như bây gi Chúa đòi con đến trước toà Chúa, mà tra xét các vic con đã làm trót đi con, thì con hu biết khai làm sao? Ôi! Ly Chúa! Con nài xin Chúa hãy hoãn cho con mt chút na, xin Chúa khoan phán xét con đã, vì nếu Chúa đnh phát xét con bây gi, thì phn s con s ra th nào? Vy xin Chúa hãy nâm nương cho con mt bui; Chúa đã d lòng thương xót mà ch đi con cho đến rày, xin Chúa khng ban cho con ơn này, là cho con đng lòng đau đn ti li con. Đng tt lành vô cùng! Con ăn năn vì đã d duôi Chúa dường y! Nay con kính mến Chúa trên hết mi s. Ly Đc Chúa Cha hng có đi đi! Vì lòng yêu du Đc Chúa Giêsu, và vì công nghip Người, xin Chúa hãy ban cho con đng lòng bn đ. Ly Đc Chúa Giêsu! Con trông được mi s bi Máu Thánh Chúa.

Ly Rt Thánh N Đng Trinh Maria! Con xin gi mình con cho M, xin M đoái đến con là đa khn nn, mà thm tình thương xót con cùng.

 

47. Quan Đoán chí công định an thưởng phạt là thể nào ?


Ai muốn cho trong ngày phán xét đặng lòng nhẹ nhàng khoan khoái, là dấu chắc phần rỗi đời đời, thì khi còn sống ở thế, phải lo cho nết hạnh mình nên một khuôn một rập, cùng hạnh thánh Chúa Kitô, như lời thánh Phaolô chứng rằng: "Kẻ Chúa đã tiền định lên thiên đàng, Người đã định nên giống hình ảnh Con Người" (Rm 8,9). Xưa có quan cận thần vua Philipphê thứ II, lần kia tâu dối với vua một điều, vua ban quở có một lời nhè nhẹ rằng: "Ngươi phỉnh ta như vậy sao?". Quan ấy về nhà liền phát phiền mà chết. Vậy kẻ có tội sẽ lấy lời gì mà thưa lại cùng Đức Chúa Giêsu, là Quan xét mình rất công thẳng? Chắc nó sẽ làm như người kia đã thuật chuyện trong Evang, được mời đến ăn cưới, song chẳng ăn mặc theo phép thì phải ngậm miệng làm thinh, chẳng biết làm sao mà trả lời (x. Mt 22,12). Kẻ có tội cũng vậy, tội nó sẽ bưng miệng nó lại, làm cho nó cứng hàm xai (x. Ps 106,42). Ông thánh Badiliô rằng: Khi ấy sự xấu hổ thẹn thuồng sẽ làm khốn kẻ có tội hơn chính lửa hoả ngục đốt nó bội phần.

Vậy khi đã tra xét mọi khoản xong rồi, thì Quan Đoán chí công lên án cho kẻ dữ rằng: "Ớ loài khốn nạn bây, hãy lui ra cho khỏi mặt Tao mà xuống trong lửa đời đời" (Mt 25,41). Thầy Đêny suy lời ấy la lên rằng: Ôi! kinh hoàng thay án phạt! Rúng động bấy đất trời! Tiếng sét đánh chác tai người tội lỗi. Ông thánh Ănxenmô nói về điều ấy mà rằng: Khi nhớ đến án phạt rất hãi hùng dường ấy, mà muốn cho hết sợ, phải chết khô đi mới hết. Ông Êudêbiô tiếp lời: kẻ có tội khi nghe án phạt nó nặng nề đỗi ấy, thì rủa nộp mình chết đi cho rồi, song ngặt không chết đặng nữa. Ông thánh Tôma Villanova nói: khi ấy chẳng còn phương cầu cứu, không biết cậy ai bênh vực chữa bầu đặng nữa. Quả nhiên như vậy, chạy đến cùng ai trong buổi ấy? Có khi chạy đến cùng Chúa, là Đấng mình đã khinh mạn bấy lâu, phải không? Hay là chạy đến cùng Đức Bà cùng các thánh chăng? Chắc không rồi; vì khi ấy sao trời sẽ sa xuống, mặt trăng chẳng còn sáng nữa (x. Mt 24,29); ấy là chỉ ta chẳng còn trông các thánh bổn mạng ta đỡ vớt, cũng không còn cậy Đức Mẹ cứu giúp đặng nữa; vì Đức Mẹ sẽ tràng đi, chẳng còn ra mặt nữa, như lời thánh Augustinô đã nói làm vậy.

Có lời thánh Tôma Villanova than thở: Hỡi ôi! khi ta nghe nói về việc phán xét, mà ta dửng dưng vô sự, dường bằng án phạt chẳng bao giờ hại đặng ta, hay là phần ta không khi nào phải chịu phán xét hết, thật ta vô tình vô ai là dường nào! Ớ con, con chớ rằng: "có lẽ chi mà Chúa đành lòng phạt tôi sa hoả ngục sao?". Thánh Augustinô khuyên con chớ nói làm vậy; vì xưa quân Giêudêu cũng chẳng tin Chúa đâu huỷ diệt nó; không chán chi người, hiện bây giờ đương chịu thiêu đốt trong hoả ngục, cũng bởi xưa chẳng tin Chúa sẽ phạt nó, song giờ oán thù đã đến rồi. Ấy sóng trước bổ làm sao, thì sóng sau cũng sẽ bổ làm vậy, chẳng sai! Nếu con không tin như những người ấy, thì con cũng sẽ lâm một cảnh, như chúng nó vậy; lúc đó con mới biết lời Chúa ngăm đe chẳng phải bỏ qua vô ích, như tuồng doạ non con, mà chẳng thực hành.

Có lời thánh Eloa rằng: Quyền phán định số phận ta, cùng quyền chọn lựa án ta, rầy ở trong tay ta. Ta muốn thể nào thì được thể ấy như ý ta. Vậy bây giờ ta hãy kíp lo thu xếp mọi việc lương tâm cho yên, trước ngày ta phải chịu phán xét (x. Eccli 18,19). Ông thánh Bonaventura nghiệm xét, những người buôn bán khéo khôn, bằng kiểm soát tính toán sổ sách mình luôn, cho khỏi suy bổn khánh tận. Ta cũng nên thêm lời thánh Augustinô suy rằng: Bao lâu chưa đến kỳ phán xét, thì ta còn có thể làm cho Quan Đoán nguôi cơn nghĩa nộ, chí như khi Người đã lên toà rao án, thì ta hết phương cầu cứu. Vậy ta hãy kêu xin Chúa, như thánh Bênađô xưa rằng: Lạy Chúa là Quan Đoán tôi, xin Chúa hãy tra khảo tôi, và hãy trừng trị tôi bây giờ, đương khi tôi còn sống; vì nay là thì thương xót, Chúa còn dung thứ tôi đặng; còn khi chết rồi, ấy là buổi công thẳng mà thôi.

Lời than thở
Ly Chúa! Nếu bây gi con không lo làm cho Chúa h cơn nghĩa n xung, thì đến ngày phán xét chng còn bui lo kp đng na đâu! Song con đã c dám d duôi ơn nghĩa Chúa ghe phen, vì mê nhng s vui hèn, như ging súc vt, con biết làm cách nào, cho Chúa nguôi cơn gin đng sao? Ôi! con đã ăn bc nghĩa, mà đáp tình Chúa thương con vô ngn. Kìa loi th sinh hèn h như con đây, l nào trông đn bi ti nó đã phm đến Đng sinh thành nó cho xng đng sao? Ôi! Ly Chúa! Con đi ơn Chúa đã d lòng thương xót, lo liu cho con được mt phương linh nghim mà gii cơn thnh n Chúa: là ly Máu Thánh cùng s chết Đc Chúa Giêsu Con Chúa mà thượng tiến cho Chúa, thì mi trông nguôi phép công thng Chúa, mi trông pht t cơn gin Chúa cho cân xng đng mà thôi! Song con phi tht lòng ăn năn: ôi! Ly Chúa! Con ăn năn thm thiết, vì mi điu s nhc con đã làm cho Chúa. Vy Đng cu chuc con, xin Chúa hãy phán xét con bây gi. Con hết lòng chê gm mi ni phin hà, con đã làm cho Chúa; con kính mến Chúa trên hết mi s, cùng hết linh hn con; con dc lòng kính mến Chúa luôn, thà chết chng thà mt lòng Chúa na. Chúa đã ha tha cho k tht lòng ăn năn, vy thì xin Chúa th tha mi ti li con, và hãy phán xét con bây gi. Con xin cam chu hình pht con đã đáng; song xin Chúa cho con đng bn lòng gi nghĩa cùng Chúa cho đến chết. Con trông cy s đng như vy.
Ly Đc Bà Maria là M con, con đi ơn M đã cu bu cho con đng ơn thương xót dường y; xin M khng phù h con cho đến cùng.

 

48. Đến ngày tận thế, xác loài người đều sống lại hết là thể nào ?


Nếu cầm trí lại mà xét cho kỹ, thì phải chịu rằng: trong đời không ai bị khinh mạn dể duôi cho bằng Đức Chúa Giêsu. Kìa xem một đứa hèn hạ, người ta còn biết vì biết nể hơn chính mình Đức Chúa Trời, vì sợ nếu làm cho nó phải sỉ nhục, dầu nó không làm chi đặng mặc lòng, ít nữa là nó giận mà thù vặt cũng đủ khốn; còn với Đức Chúa Trời, thiên hạ càng ngày càng ăn ở vô phép lộng lượt, hằng làm cho Người phải nhiều điều xấu hổ, nhuốc nha, dường bằng Người không có phép gì mà oán trả đặng khi nào hết; như lời thánh Gióp: "Nó tưởng Đấng phép tắc vô cùng chẳng làm gì đặng nó" (Job 22,17). Cho nên Đấng cứu thế định một ngày mà trả thù, là ngày phán xét chung, Kinh Thánh gọi là Ngày của Chúa, thì thậm phải; vì ngày ấy Đức Chúa Giêsu là Chúa cả muôn loài bởi trời sẽ ngự xuống rất oai nghi vinh hiển cho thiên hạ nhìn biết Người là Quan Đoán cao cả có quyền phán xét hết mọi người thảy thảy (x. Ps 9,17).

Vậy ngày ấy chẳng phải là ngày nhân từ khoan dung nữa, bèn là ngày oai gia thịnh nộ, ngày gian truân khốn khó, ngày ưu phiền khổ não (x. Soph 1,15). Bấy lâu ở thế, kẻ dữ đã tự quyền chiếm đoạt mọi sự sang trọng của Chúa, chính trong ngày ấy Chúa sẽ lấy phép công thẳng mà bắt nó bồi thường lại hết. Này ta hãy xem Chúa sẽ ra oai công thẳng trong ngày thẩm phán rất đáng kinh khủng ấy, cách làm sao cho biết.

Trước ngày Quan Đoán oai quyền ngự xuống phán xét, thì lửa bởi trời sa xuống, thiêu đốt cả trái đất, cháy tan hết thảy mọi loài mọi vật, dưới thế gian này (x. Ps 96,3; 2 Pr 3,10). Nào đền đài cung điện, nào đình chùa miếu vũ, nào thôn trang thành thị, nào làng nước tổng xã, thảy đều nên mồi cho lửa thiêu huỷ, thành ra một đống tro tàn. Ấy nơi đã nhuốm độc tội tình, ắt phải dùng lửa tẩy luyện, mới nên trong sạch. Cho hay vàng bạc của cải, chức quyền danh vọng, phước lộc vui sướng thế gian, đến cùng là phải hoả thiêu mà thôi.

Khi loa thần kíp giục, thấu đế mồ mả muôn dân, thì mọi người đã chết đều sống lại hết (1 Cr 15,52). Ông thánh Hiêrônimô suy đến điều đại biến thể ấy, khiếp vía mà rằng: Khi tôi nhớ đến ngày công phán, thì cả mình tôi rúng động, dường bằng tai nghe loa thần kinh khủng giục bảo muôn dân tựu trường phán xét. Tiếng loa vừa nổi rân, thì linh hồn vinh hiển các kẻ lành, bởi trời liền xuống hiệp cùng xác cũ mình, xưa ở đời đã đồng chịu lao khổ, mà làm tôi Chúa; còn linh hồn khốn nạn kẻ có tội cũng ra khỏi hoả ngục, hiệp với xác cũ mình, xưa ở thế đã cùng nhau đồng tình mà làm mất lòng Chúa.

Ôi! xác kẻ lành sống lại khác xa xác kẻ dữ là dường nào! Xác kẻ lành rực rỡ xinh tốt chói lói, như mặt trời vậy (x. Mt 13,43). Ôi! ai ở đời mà biết hãm dẹp tính xác thịt, không cho tình tư dục lăng loàn, lại bắt lòng thú tuỳ phục lòng thần, dầu những sự nên hưởng, cũng không cho xác hưởng như ý, còn thêm trừng trị rất đỗi nghiêm nhặt, hằng lo hãm khóp gò cương, theo gương mẫu các thánh đã làm, thì có phước biết là dường nào. Ôi! ở đời mà đã ăn ở thể ấy, đến ngày công phán, sẽ được thích tình phỉ chí biết là bao nhiêu! Như lời thánh Phêrô Ancăngtara, xưa khi chết rồi, hiện ra mà nói cùng bà thánh Têrêsa rằng: "Sự ăn năn đền tội thật là có phước, vì đã làm cho tôi đặng vinh hiển thể này".

Còn xác kẻ dữ đen điu xấu xa gớm ghiếc tợ hình quỷ ma. Ôi! khi ấy kẻ dữ phải hiệp với xác cũ mình, lấy làm khốn cực biết là chừng nào. Linh hồn nói cùng xác rằng: Ớ xác khốn nạn kia! Vì xưa tao đã chiều theo ý mầy, cho mầy đặng vui sướng thoả dạ, nên rày tao phải liên can mà mang khổ đời đời! Xác nghe vậy liền đáp: Ớ hồn quái gở nọ! Phần mầy là loài linh tánh biết biện thị phi, thì lẽ ra mầy phải cai trị tao; sao mầy cứ dung tao mê theo xác thịt, để rày phải khốn nạn kiếp kiếp cả hai, mà mầy còn đổ tại tao làm sao!

Lời than thở
Ôi! ly Đc Chúa Giêsu là Đng cu chuc con, có ngày kia Chúa s làm Quan xét con, con cúi đu ly Chúa xin Chúa khng dung th cho con trước ngày c s dường y. Hôm nay Chúa tht là Cha con; vy con tht hiếu này tr v cùng Cha, mà hết lòng thng hi ăn năn, xin Cha khng cho nó đng nghĩa li cùng Cha. Ly Cha! Xin Cha th tha ti con đã di làm mt lòng Cha và t b Cha; tht con đã cùng Cha mt cách bt đáng quá l, nên con đau đn hết lòng; xin Cha tha ti cho con cùng. Xin Chúa ch tr mt đi đàng khác, xin Chúa ch xua đui con, như ti con đã đáng, xin Chúa hãy nh li Mát Thánh Chúa đã đ ra vì con, mà thương xót con cùng. Ly Đc Chúa Giêsu! Con ch ước ao Chúa làm Quan Đoán con mà thôi, vì Chúa đã chu chết cho con, thì con ly lòng trông cy mà xin điu y như thánh Phaolô xưa vy. Con xin mượn li thánh Tôma Villanova, thưa cùng Chúa: Tôi ưng cho Chúa phán xét tôi mà thôi, vì xưa Chúa đã đành chu t hình trên thánh giá, có mt ý cu tôi cho khi pht trong ho ngc.

Ly Cha! Con kính mến Cha và chng còn mun ri chân Cha na. Xin Cha hãy b quên nhng điu s nhc con đã làm cho Cha, và xin Cha cho con đng kính mến lòng nhân t Cha hết sc con.

Tôi ước ao kính mến Chúa cho ln s con đã làm mt lòng Chúa bi phn. Song nếu Chúa chng giúp sc cho con, thì con không tài gì mà kính mến Chúa đng. Ly Đc Chúa Giêsu! Xin giúp con kính mến Chúa cho trn đi con, đ đáp tình Chúa đã thương con, hu ngày sau gia trường công phán, cho con đng xen vào s các k nghĩa thiết Chúa.

Ly Đc Bà Maria là M con cùng là Đng bu cha con! Xin M cu giúp con bây gi; vì nếu trong ngày kinh hoàng y mà con phi mt linh hn thì M cũng hết phương vt con đng na. M là Đng hay cu bu cho mi người hết thy, xin M cũng hãy nguyn giúp cho con cùng, con mà đng làm tôi t trung nghĩa M, thì con ly làm vinh hnh lm, vy con hết lòng cy M hơn m sinh con. Amen.

 

49. Loài người khi phải sống lại đoạn phải tề tựu tại đồng Giodaphát, là thể nào ?


Khi mọi người đã sống lại rồi, thì loa thần kíp giục muôn dân, phải tề tựu tại đồng Giodaphát mà chịu lời phán tra. Khi tựu đó đà đủ mặt, thì thiên thần liền phân kẻ lành ra khỏi đoàn hung (x. Mt 13,49). Con thảo tôi ngay hiệp vầy bên hữu, còn bên tả thì giống dữ loài hung tách riêng.

Ví như ai phải mọi người từ bỏ, chẳng người nào thèm tới lui với nữa, hoặc phải loại ra khỏi thánh hội công, ắt còn phiền muộn lắm thay! Phương chi đoàn dữ, khi thấy mình phải rẽ ra khỏi thần thánh, thì nó đau đớn biết là dường nào! Giả như kẻ dữ chẳng còn phải chịu hình phạt nào khác nữa, thì một sự xấu hổ này cũng đã đủ gia hình nó rồi. Ôi! ngày ấy con phải lìa cha, chồng phải cách vợ, tớ phải xa thầy, mỗi người mỗi ngã, đoạn trường ấy nói sao cho cùng! (x. Mt 24,40). Ớ con, con hãy nói cho ta biết, con nghĩ mình đang đứng bên nào trong khi ấy? Như con ưng dự hàng phía hữu, thì rày phải do dứt bỏ đàng tội lỗi, vì là đàng đưa con đến phía tả ngày sau.

Bây giờ đương ở thế gian, mọi người đều cho ông hoàng bà chúa là có phước; hễ thấy ai được chức quyền sang trọng, giàu có sung sướng, thì phân bì phân lê mà rằng: Ôi! họ phước chi lắm bấy. Chỉ bắt mặt ngó đó mà thôi, còn thấy các thánh ăn ở khó khăn hèn hạ lại hất hủi tất bạt mà chẳng kể ra chi, một cho là người cùng căn mạt kiếp mà thôi. Ớ người giáo hữu là kẻ hết lòng mến Chúa, là kẻ làm tôi Chúa tận trung, chớ thấy mình mắc nhiều nỗi tân toan khốn khó, phải nhiều điều bỉ hổ chê cười ở đời này, mà sửa lòng phiền chí làm chi, vì rày anh em buồn bực, có ngày sẽ đặng vui mừng (x. Ga 16,20); đến ngày phán xét, anh em mới thật có phước, vì sẽ đặng dự phần vinh hiển giữa triều thần thánh Chúa Kitô. Vui mừng thay! Thánh Phêrô Ancăngtara, xưa thiên hạ chê bai, cầm bằng người bỏ đạo; thánh Gioan Chúa Dêu, trước phải nhạo báng dường kẻ điên cuồng; thánh Phêrô Xêlêtinô, xưa đã từ chức Giáo hoàng, mà phải chết rũ tù, khi ấy các đấng sẽ đăng tỏ mặt chói loà là dường nào! Hỉ hoan thay, bao nhiêu thánh tử đạo, xưa ở đời đã phải lý hình xẻ thịt phân thây, bây giờ lại đặng vinh dự biết là trùng nào! Vì Chúa sẽ ban khen mỗi đấng trước mặt muôn dân (x. 1 Cr 4,5). Song đáng kiếp thay cho Herode, Philatồ, Nêrô, cùng nhiều vị lớn lao danh tiếng đời này. Vì ngày ấy sẽ bị án phạt đời đời, mà mang mặt gớm ghiếc biết là chừng nào! Ớ những người phe cánh thế gian, đến đồng Giodaphát sẽ hay! Đến đồng Giodaphát, mới rõ ai vinh ai nhục. Ở đó, chắc các người sẽ thay tình đổi ý, ở đó chắc các người sẽ than thân trách phận. Được lên mặt vênh vang một buổi giữa tuồng hát trần gian, đến sau giữa trường công phán cả thể, lại phải ra vai tù phạm muôn kiếp, ôi vô phước khốn nạn đến đỗi nào!

 Vậy những kẻ Chúa đã chọn, đặng sấp hàng bên hữu; như lời thánh Phaolô đã dạy, thì đứng lộng lộng trên không quá khỏi lừng mây, cho thêm sự vinh hiển hơn nữa, đặng xen vào đội ngũ thiên thần, để nghinh tiếp Đức Chúa Giêsu bởi trời ngự xuống (x. 1 Thess 4,16). Còn kẻ Chúa đã loại ra, khác thể đoàn dê sàm gần phải khỏ đầu làm thịt, thì rẽ riêng bên tả, đứng cặm mặt xuống đất, đợi Quan Đoán rao án trước mặt muôn dân, mà phạt chung hết thảy nhưng người, xưa đã làm nghịch cùng Chúa.

Kìa các tầng trời đều mở ra, liền thấy vô số thiên thần làm hộ sứ, bài hàng phân đội, tay cầm lổ bộ: thánh giá, đinh sắt, lưỡi đòng là những giống khổ hình Đức Chúa Giêsu đã chịu xưa, mà theo hầu Quan Đoán ngự xuống oai nghi, ấy là lời thánh Tôma nói làm vậy. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy thánh giá chói loà rực rỡ, như lời Thánh Kinh rằng: "Dấu Con Người sẽ hiện ra, nhân dân thế giới thảy đều ta thán" (Mt 24,30). Có lời thầy Cornêliô rằng: Thương ôi, khi kẻ có tội thấy thánh giá, thì khóc lóc trách mình, vì xưa ở thế, trót đời chẳng sá chi đến việc rỗi linh hồn, là của trọng vọng châu báu. Con Đức Chúa Trời đã phải mua giá rất cao dường ấy! Thánh Gioan Kim Khẩu tiếp lời: Khi ấy mọi sự thương khó Đức Chúa Giêsu cũng sẽ kiện nài nó nữa.

Tiếp đến các quan phó khảo là mười hai thánh tông đồ, và những môn đệ các đấng ấy, cũng theo hầu Đức Chúa Giêsu ngự ra giám thị, hiệp nghị cùng Người mà tra xét muôn dân (x. Sap 3,7). Đoạn Rất Thánh Đồng Trinh Maria là Nữ Vương các thần thánh, cũng đến mà thương đồng dự xét nữa. Sau hết Quan Đoán hằng sống ngự lên toà oai nghi vinh hiển, như lời Thánh Kinh: "Muôn dân sẽ xem thấy Con Người ngự trên áng mây rất oai nghi phép tắc" (Mt 24,30), thì hãi hùng kinh khiếp (x. Joen 2,6). Thánh Hiêrônimô rằng: Kẻ lành thấy Đức Chúa Giêsu thì vui mừng khoái lạc, còn kẻ dữ thấy Người thì khốn cực buồn rầu quá hơn chịu hình khổ hoả ngục nữa. Hãy nghe lời bà thánh Têrêsa than thở: "Lạy Đức Chúa Giêsu! Xin Chúa cho tôi thà chịu mọi giống hình khổ khác, chẳng thà cho tôi thấy mặt Chúa thịnh nộ cùng tôi trong ngày ấy!". Ông thánh Badiliô nói: Hẳn thật chẳng có hình khổ nào dữ tợn cho bằng thấy Chúa tác sắc thịnh nộ. Khi ấy sẽ ứng nghiệm lời thánh Gioan đã nói tiên tri rằng: "Kẻ dữ sẽ kêu xin núi non lở xuống đè nó chết đi cho rành, kẻo còn thấy mặt Quan Đoán oai nghi thịnh nộ nữa" (Apoc 6,16).

Lời than thở
Ly Đng cu chuc con rt đáng mến yêu! Cao dương Thiên Chúa là Đng đã xung thế chng phi cho đng pht loài người ta đâu, song cho đng th tha ti li mà thôi. Xin Chúa khng dung th con, trước ngày Chúa phi phán xét con. Vì như ri con phi mt linh hn, khi y con xem thy mt Chúa, du là Con chiên rt hin lành, đã nhn nhc con đi y mc lòng, thì con cũng ly làm cc nn, hơn là chu hình kh ho ngc muôn phn. Ôi! con nài xin Chúa kíp th tha cho con, xin Chúa ch hoãn ra mà khn cho con. Xin Chúa hãy giơ tay nhân t, mà cu con ra cho khi vc sâu, vì ti li con đã vùi con xung đó. Đng tt lành vô cùng! Con lo bun ăn năn, vì đã làm mt lòng Chúa dường y! Ly Quan xét con, con kính mến Chúa là Đng đã thương con quá bi! Vì công nghip Chúa đã chu chết cho con, xin Chúa ban ơn cho con đng b d v lành Chúa đã ha nhm li k kêu xin mà rng: "My hãy kêu đến Ta, thì Ta s nghe li my" (Jev 33,3). Con chng xin Chúa ca ci đi này, mt xin ơn nghĩa Chúa, cùng lòng kính mến Chúa mà thôi. Ly Đc Chúa Giêsu! Bi Chúa đã chu chết trên thánh giá, vì lòng thương con, xin Chúa khng nhm ly con. Ly Quan Đoán rt đáng mến yêu, con tht là đa có ti, song du có ti, vn mến Chúa hơn thương mình nó, nên xin Chúa hãy thương xót nó cùng.

Ly Đc Bà Maria là M con, xin M cu giúp con cho kíp, vì bây gi M còn phương cu con đng. Du khi con đã quên M cùng quên Chúa mà M cũng chng n b con thay; hung na là bây gi con dc lòng làm con Chúa luôn, và quyết chng còn li nghĩa cùng Người na, xin M hãy phù h con. Bà Maria! Con trông cy M mà thôi.

 

50. Chúa định án thưởng lành phạt dữ đời đời, là thể nào ?


Khi Chúa vừa ngự toà giám thị, thì đơn trạng khoản khoản liền khai ra minh bạch, sổ sách lương tâm mỗi người đều tỏ bày thảy thảy (x. Dan 7,10). Tiên chứng nghịch cùng kẻ dữ, là ma quỷ ra trước hết mà nài phạt tội nhơn rằng: Lạy Chúa chí công! Những tên nầy xưa chẳng chịu theo Chúa, nay xin Chúa giao về cho chúng tôi, như lời thánh Augutinô đã nói làm vậy. Chứng thứ hai là lương tâm mỗi người đều tiếp liền, mà chứng việc người đời đã làm xưa (x. Rm 2,15). Còn các chứng khác cũng kêu nài oán phạt kẻ có tội, là phên vách nhà nọ, buồng the chỗ kia, cũng đồng thanh chứng tội người ta đã phạm đến Chúa (x. Hab 2,14). Sau hết chính mình Chúa cả làm Quan Đoán, và làm chứng hết thảy tội lỗi người ta đã phạm, vì Chúa ở khắp mọi nơi, nên chẳng có điều gì, là điều ẩn ví trước mặt Người (x. Jev 29,23). Có lời Thánh Phaolô rằng: "Khi ấy Chúa sẽ tỏ ra cho thiên hạ thấy hết mọi tội lỗi kẻ dữ đã phạm, dầu những tội rất kín đáo, rất xấu hổ mà đã giấu trong toà giải tội, cũng sẽ tỏ bày trước mắt muôn dân. (x. Nah 3,5). Song tội kẻ lành, thì những đấng thông lý đoán, đều hiệp một ý, mà dạy không rỏ ra, một giữ kín chẳng cho ai biết, như lời vua thánh Đavít rằng: "Phước thật là hễ ai đặng phần nhơn thứ và khoả lập tiền khiên" (Ps 31,1). Song theo lời thánh Badiliô, thì tội kẻ dữ sẽ phải tố lộ ra trước mặt thiên hạ, liếc qua liền thấy rõ như yết trong bảng treo lên vậy. Ông thánh Tôma suy đều nầy, dạy rằng: "Xem trong vườn Giêtsêmani. Đức Chúa Giêsu phán có một lời: 'nầy là Ta', tức thì quân lính đến bắt Người, liền phải ngã xuống đất sát rạt; huống nữa đến ngày cả nộ, Người ngự trên toà rất cao sang mà phán cùng kẻ dữ: nầy Ta đây là kẻ xưa bây đã khinh mạn để đuôi thới quá, thì số kiếp nó sẽ ra thể nào?

Nay ta hãy lặng tai nghe án định trong ngày công phán: Trước hết Đức Chúa Giêsu trở mặt lại bên kẻ lành mà phán những lời dịu dàng vui vẻ rằng: "Ớ con thảo tôi ngay của Cha Ta, hãy đến mà lãnh nước thiên đàng, đã sắm để cho chúng con, từ thuở tạo thiên lập địa" (Mt 25,34).

Xưa thánh Phanxicô khó khăn, khi được ơn Chúa soi cho biết mình đã dặng vào số kẻ Chúa chọn lên thiên đàng, thì vui mừng quá, đến đỗi chẳng còn hay gì đến sự thế gian nữa; phương chi kẻ sẽ đặng nghe những lời êm ái bởi miệng Quan Đoán chí tôn phán trong ngày ấy, mà rằng: Hỡi chúng con là kẻ có phước thật, hãy vào chốn thường sinh, mà hưởng sự thanh nhàn đương đợi chúng con; chúng con chẳng còn khó nhọc, chẳng còn sợ hãi: chúng con đã đặng phần rỗi đời đời; Cha mừng cho Máu Thánh Cha đã đổ ra vì chúng con, Cha mừng cho nước mắt chúng con đã chảy ra vì tội lỗi chúng con; ta hãy vào nơi cõi thọ mà nghỉ an làm một cùng nhau đời đời chẳng cùng, thì những kẻ ấy đặng hân hoan khoái lạc biết là trùng nào. Rất Thánh Đức Bà Maria cũng sẽ mừng cho tôi tớ trung nghĩa Người, cùng mời theo Người vào đến thiên cung. Tức thì vừa đi vừa hát: "Mừng thảy! Mừng thay! Mừng thay là mừng", như đạo binh thắng trận khởi hoàn, vào thành thiên quốc đặng hưởng mặt Chúa, ngợi khen Chúa, kính mến Chúa, muôn đời chẳng cùng.

Còn kẻ dữ xây mặt lại bên Đức Chúa Giêsu, mà kêu rêu rằng: về phần chúng tôi khốn nạn thể nầy, thì Chúa định cho làm sao? Lập tức Quan Đoán ra oai công thẳng mà phán: "Ớ loài hung dữ vô phước kia! Về phần bây trước đã khinh dể ơn nghĩa Ta, thì bây hãy đi cho rảnh, hãy lui ra cho khuất mắt Ta, mà vào lửa đời đời Ta chẳng còn muốn thấy mặt bây, cũng chẳng còn thèm nghe tiếng bây nữa" (Mt 25,41). Song lạy Chúa! Quân vô phước ấy phải đi đâu? Ớ con, nó phải vào trong hoả ngục mà chịu thiêu đốt cả hồn liền xác. Song thưa Chúa, nó phải chịu mấy năm mấy đời? Con hỏi gì lạ vậy! Có phải mấy năm mấy đời đâu! Bèn là vô cùng vô tận; còn Đức Chúa Trời bao lâu, thì nó còn phải chịu bấy lâu.

Vậy theo lời thánh Ephêrem, khi lên án thưởng phạt xong rồi, kẻ dữ từ giã thần thánh, cha mẹ, bà con cùng Rất Thánh Đức Bà. Liền thấy giữa đồng Giodaphát nẻ ra mà nuốt hết cả ma quỷ, cả loài gian ác, xuống vực thẳm sâu; thương ôi! tức thì nghe các cửa đóng lại dội tiếng ầm ầm kinh khủng, đời đời kiếp kiếp chẳng còn mở ra nữa! Ớ tội rất độc dữ gớm ghiếc! Mầy đã kéo biết bao nhiêu linh hồn, xuống vực thẳm sâu ấy! Ớ những linh hồn đã phải trầm luân giữa biển cả khốn nạn vô cùng! Bây mà đã làm kiếp ấy, thật bây vô phước là dường nào!

Lời than thở
Ôi! Ly Đng Cu thế, cùng là Chúa con! Chúa đ dành án nào cho con, trong ngày công phán! Ly Đc Chúa Giêsu! Như Chúa bt con phi tính s c đi con li bây gi, con hu biết khai cùng Chúa làm sao? t con mt đáng sa ho ngc ngàn ln. Vy ly Đng Cu Chuc con! Tht con đáng sa ho ngc ngàn ln; song con kính mến Chúa, mà kính mến Chúa hơn yêu mình con na, xin Chúa biết đu y cho con vi; còn v ti li con đã phm mt lòng Chúa xưa nay, con nghĩ li ly làm đau đn quá; phi chi con đã chu mi s khn cc, thì còn phước cho con hơn là đã làm mt lòng Chúa bi phn. Ly Đc Chúa Giêsu! K ti li mà chp mê, thì Chúa đoán pht, phi ri, song k có lòng thng hi, cùng quyết kính mến Chúa, thì Chúa chng n pht đâu; ny con sp mình xung dưới chân Chúa, và hết lòng đau đn ăn năn, xin Chúa cho con đng nghe tiếng th tha, như Chúa đã dùng ming thánh tiên tri mà phán t: "Bây hãy ăn năn tr li cùng Ta, thì Ta s xây mt li cùng bây" (Zach 1,3).

Ly Chúa Cu Chuc rt đáng mến yêu! Con xin b hết mi s, con xin t b hết mi đu vui sướng, con xin chê hết ca ci thế gian, con xin tr v cùng Chúa cho đng tríu mến mt mình Chúa mà thôi. Ôi! xin Chúa chu ly con vào trong Trái tim Chúa, mà đt lòng con cháy la kính mến Chúa, cho con chng còn nghĩ đến s tìm đàng b Chúa na. Ly Đc Chúa Giêsu! Xin hãy cu ly con cho đng ri, hu kính mến Chúa, và ngi khen lòng lành Chúa, đi đi chng cùng (Ps 88,2).

Ly Đc Bà Maria là Đng con trông cy, là Đng bàu cha con, cùng là M con! Xin M giúp con bn đ cho đến cùng. Chng có ai chy đến cùng M, mà phi hư mt; vy con xin gi mình con cho M; xin M thương xót con cùng.

 

51. Những hình khổ phạt ngũ quan kẻ dữ đau đớn nhức nhối, là dường nào ?


Kẻ phạm tội trọng, thì khinh mạng Chúa là Đấng tốt lành vô cùng, mà trắn tríu vật hèn hữu hạn thế gian. Bởi nó chuộng vật hèn hơn trọng nghĩa Chúa, nên Chúa cho vật hèn báo hại; là lửa sinh diêm thiêu đốt, ma quỷ hành hạ; ấy kêu bằng Giác khổ nghĩa là hình phạt ngũ quan. Song chính điều nặng nhất, mà làm cho thành tội trọng, là chê bỏ Chúa, thì hình phạt khốn cực nhất trong hoả ngục, là chẳng đặng xem thấy mặt Đức Chúa Trời, gọi rằng Thất khổ.

Trước hết ta hãy suy về hình phạt Giác khổ. Vốn đức tin dạy ta phải tin có hoả ngục, là một giam lao rất gớm ghiếc, mà Đức Chúa Trời đã lập ra, để phạt những kẻ làm nguỵ cùng Người. Thật là một chốn rất sâu hiểm, đầy các thứ hình khổ dữ dằn gớm ghê (x. Lc 16,28). Chính người trọc phú đã phải phạt xuống đó cũng gọi hoả ngục, là chỗ hình khổ; ở đó, thì tam tư ngũ quan người tội nhân đều phải chịu hình khổ riêng cả; trong ngũ quan phần nào đã phạm tội mất lòng Chúa hơn, thì phần ấy sẽ phải chịu gia hình khốn cực hơn; ấy là lời Thánh Kinh dạy làm vậy (Sap 11,17). Mà phải, vì xưa đã sướng bao nhiêu, rày phải cực trả thù (x. Apoc 18,7), mới là lẽ công.

Vậy ngũ quan tứ thể, đều phải chịu hành hình cách làm sao, ta hãy nghe cho biết: Con mt phải hình khổ tối tăm khốn cực (x. Job 10,21). Như khi nghe ai khốn nạn phải cầm trong ngục tối tăm mãn đời, hoặc bốn năm mươi năm, lẽ nào mà chẳng động tình thương xót nó sao? Hoả ngục là một vực sâu đóng khít tư bề, không bao giờ ánh sáng mặt trời lọt vào đặng (x. Ps 48,20). Ở thế gian này, thuyền lửa soi cho sáng; mà lửa trong hoả ngục thì lại tối mò, vì phép Chúa làm cho lửa mất bổn tính sáng; nên nó chỉ còn sức thiêu cho cháy mà không có tài soi sáng nữa, ấy là lời thánh Badiliô nói làm vậy. Lại theo lời thánh Tađêô, thì khói bởi lò lửa hoả ngục cuộn lên nghi ngút từng vầng đen thui, tợ như nước lụt ào, tràn vào con mắt kẻ dữ làm cho xốn cay cực khổ, nước mắt trào ra túa lụa, chẳng còn thấy gì nữa (x. Juđ v.13). Mà ông thánh Tôma rằng: Như trong hoả ngục đôi khi có sự sáng, chẳng phải là điều sung sướng cho kẻ dữ đâu, một làm cho nó thêm cực thêm khốn mà thôi, vì phải thấy mặt mũi gớm ghê chúng dữ khác, phải xem hình dạng yêu quái ma quỷ, thì càng rùng mình rởn óc kinh hoàng hơn nữa.

Mũi cũng có hình phạt lỗ mũi: Mũi phải ngửi những mùi thúi khét nồng nàn sặc sụa, thở ra lửa sinh, thở vào lửa diêm. Như ai phải giam trong buồng, có thây ma thúi tha hôi hám, có chịu nổi chăng? Mà kẻ dữ dưới hoả ngục phải ở giữa muôn vàn kẻ dữ khác, toàn là sống cả để chịu hình khổ, song bắn mùi thúi tha như xác chết vậy thì khốn cực biết là bao nhiêu. Ông thánh Bonaventura nói: Nếu đem một xác kẻ dữ trong hoả ngục ra, mà quăng trên thế gian này, ắt là cả mặt đất phải nhiễm lấy mùi hôi khí độc, mà thiên hạ phải chết tuyệt hết, chẳng trừ ai. Thế mà còn có kẻ dại nói hồ đồ rằng: như tôi sa hoả ngục, có phải chi một mình tôi ở đó mà sợ? Thương hại thương xót! Đông chừng nào, cực chừng nấy; như lời thánh Tôma chứng rằng: Càng đông càng thúi, càng rầy; càng đông càng chật, từng bầy chen nhau; vì như lời Thánh Kinh nói, kẻ dữ ở trong hoả ngục chồng chập nhau, người này đạp đầu kẻ kia, khác nào bầy chiên chen lấn nhau trong tiết đông thiên (x. Ps 18,15). Cũng như trái nho bỏ vào bàn ép cơn nghĩa nộ Chúa mà ép, cho lép dép vậy (x. Apoc 19,15). Bởi đó sinh ra hình phạt bt đng, là tứ chi không nhúc nhích cục cựa gì đặng, nên cả mình kẻ dữ đứng sưng như đá vậy (x. Apoc 19,15). Cho nên ngày sau hết, khi kẻ dữ phải phạt xuống hoả ngục, thì ai đâu cứ đó, chết cứng như nêm, không hề đổi chỗ, cũng chẳng bao giờ máy động tay chân đặng nữa, cho đến đời đời kiếp kiếp.

Tai hằng nghe những tiếng kẻ dữ van vĩ rên xiết chửi rủa gầm tru, lại thêm ma quỷ hầm hét gớm ghiếc liên thanh (x. Job 13,21). Ví như ở đời, khi ai buồn ngủ, mà cứ nghe tiếng người đau rên, chó sủa, gà gáy, trẻ khóc xói một bên tai, còn khó chịu lắm thay; huống nữa là quân tội nhân ở trong hoả ngục đời đời kiếp kiếp hằng phải nghe những tiếng khóc lóc tru trếu, chác óc long tai, khó chịu biết là trùng nào!

Còn Ming hằng ăn hằng nuốt lửa sinh lửa diêm, nên cả mình đỏ hồng những lửa, khác nào đồng nọ cháy trong nồi giót kia vậy. Ôi! kẻ dữ phải đói luỗi, mà không bao giờ trông đặng chút cơm thừa cá cặn cho đỡ lòng; nên nó phát cuồng như chó dại vậy (x. Ps 58,15). Lại phải gia hình khát khao quá độ, đến đỗi dầu uống uống hết nước biển cả năm châu, mà cũng chẳng hề đã khát bao giờ; song đời đời chẳng trông hớp được một giọt nước cho mát cổ, như người trọc phú xưa đã xin nhỏ cho một giọt mà thôi, song kiếp kiếp chẳng hề được giọt nào.

Lời than thở
Ôi! Ly Chúa! Này đa khn nn xưa nay, chng coi ơn Chúa ra gì, cũng chng k chi đến s Chúa pht, xin sp mình xung dưới chân Chúa. Ly Đc Chúa Giêsu! Nếu Chúa không đem lòng thương đến con, t con phi than thân trách phn gia lò la ho hào, đang thiêu đt nhiu người ti li như con, không biết my năm ri. Ôi! Ly Đng cu chuc con, khi con suy đến điu y, l nào con chng cháy la kính mến Chúa sao? L nào sau này con còn dám mong manh, đến chuyn làm mt lòng Chúa na sao? Ôi! Ly Đc Chúa Giêsu, con không dám na, xin cho con đng đem trí đến điu y bao gi. Xin cho con thà chết ngàn ln thì hơn. Vic Chúa đã khi công, xin Chúa hãy làm cho hoàn thành, là Chúa đã khng kéo con ra cho khi bùn nhơ ti li, cùng đã ly lòng thương mà kêu mi con kính mến Chúa, rày xin Chúa giúp con dùng trót ngày gi Chúa còn ban cho con hôm nay, mà làm con Chúa, ch còn dùng mà lo vic nào khác na. K d dưới ho ngc thy Chúa thương ban ngày gi cho con như vy, nó cũng ước mơ cho được mt ngày, cùng ra mt gi mà thôi; song chng đng, nó đem bng phân bì ghen con biết chng nào.

Còn con đây phước phn được ngày gi dư dt, con dùng làm chi? Có phi dùng mà làm nhng điu mt lòng Chúa hay sao? Ly Đc Chúa Giêsu, không, không, cy vì công nghip Máu Thánh Chúa đã gìn gi con cho khi sa ho ngc by lâu, xin Chúa ch đ con làm điu phi nghĩa y. Ly Đng tt lành vô cùng, con kính mến Chúa; bi con kính mến Chúa, nên con hết lòng đau đn ăn năn, vì đã mt lòng Chúa; con quyết chng con làm mích lòng Chúa na, mt yêu mến Chúa luôn mà thôi.

Ly Đc Bà Maria là N Vương, cùng là M con, xin M cu cùng Đc Chúa Giêsu ban cho con đng ơn bn đ cùng đng lòng kính mến Người cho đến gi con tt th.

 

52. Lửa hoả ngục nồng nàn rát rao là dường nào ?


Trong các hình khổ hoả ngục để hành phạt ngũ quan kẻ dữ, thì có lửa là hình phạt nặng nề gớm ghiếc hơn cả, hằng thiêu đốt tứ chi bá hài luôn, như lời Thánh Kinh rằng: "Hình phạt thân xác kẻ dữ, là lửa cùng rắn rít sâu bọ" (Ecci 7,19). Trong ngày phán xét, chính mình Chúa cũng nhắc đến lửa ấy một cách riêng mà rằng: "Ớ loài dữ! Bây hãy lui ra cho khỏi mặt Ta, mà vào trong lửa đời đời" (Mt 25,41). Dầu ở thế gian này, thì lửa cũng nằm về hình phạt nặng nề hơn hết; song lửa thế gian với lửa hoả ngục, khác xa nhau như trời với đất; theo lời thánh Augustinô, lửa ta dùng sánh cùng lửa hoả ngục khác nào lửa vẽ so với lửa thật vậy. Còn Fêryê lại nói, lửa ta ví cùng lửa hoả ngục thì lửa ta lạnh ngắt như đồng. Vì lẽ rằng, lửa tự nhiên Chúa dựng nên để cho ta dùng, còn lửa hoả ngục thì Chúa sinh ra để mà gia hình tội nhân theo phép công thẳng Người, ấy là lời ông Tertulianô nói làm vậy. Lửa hoả ngục nồng nàn quá sức tự nhiên, là vì chính cơn nghĩa nộ Đức Chúa Trời quạt lên cho hàng, mà oán phạt loài gian ác (x. Jev 15,14).

Chớ hiểu rằng: kẻ dữ phải sa xuống một bên lửa hoả ngục đâu, song thật là vào chính chắm giữa lửa đời đời. Cho nên kẻ dữ phải lửa hoả hào bao xung quanh mình, như củi chụm ở trong lò lửa đỏ rực vậy. Dưới vực lửa phừng lên, trên núi lửa tràn xuống, ba bên bốn bề đầy những lửa mà thôi. Như thế, thì kẻ dữ thở ra hít vào toàn lửa, mắt xem, tay đụng những lửa khác nào cá lội giữa nước vậy. Lửa thiêu đốt kẻ dữ chẳng phải ngoài thân xác mà thôi đâu, còn đốt cả lục phủ ngũ tạng nữa, đau đớn nhức nhối cả trong liền ngoài; xác nó đỏ đượm như cục than hầm; ruột non cháy đến ruột già, đốt thấu não cân, đốt cùng huyết mạch, đốt thấu cốt tuỷ, lồng đến tâm ca, cả mình nó như lò lửa hàng chẳng khác (x. Ps 20,10).

Ở đời có mấy ai đương đứng bóng mà dám đi đầu trần giữa nắng chang chang, hoặc đứng gần bên đống than đỏ trong phòng đóng kín, dầu một tàn lửa bay trúng cũng không chịu nổi; thế mà chẳng sợ chi đến lửa nuốt sống cả con người, như lời tiên tri Isaia: "Ai trong chúng bây mà chịu đặng lửa nồng nàn này chăng?" (Is 33,14). Như thú dữ nuốt sống dê con thể nào, thì lửa hoả ngục nuốt sống kẻ dữ cũng thể ấy; tiếng rằng lửa thiêu đốt chẳng làm cho chết đâu.

Có lời thánh Phêrô Đamianô Cả khuyên cả ngăm người mê sắc dục, mà rằng: ớ đứa dại kia, nếu mày cứ ăn chơi thâm đêm mãn ngày, cứ theo vui sướng xác thịt cho thoả thích, mà không lo cải quá tự tân, rồi có ngày các sự ô uế đó sẽ nên như lưu huỳnh tùng hương, làm cho đượm lửa mà nung nấu ruột gan mầy, ở dưới hoả ngục càng thêm rát rao hơn nữa. Mầy chạy đi đàng trời mà có khỏi là hoạ. Ông thánh Hiêrônimô thừa ý ấy mà luận cho rõ hơn nữa rằng: lửa hoả ngục nhóm lại hết mọi giống hình khổ, gồm hết mọi sự đau đớn, người ta thường chịu ở thế gian: đau gân đau cốt, đau đầu đau hông, đau gan đau ruột, đều hội lại trong lửa hoả hào ấy, mà theo lời thánh Gióp thì trong hoả ngục nóng có lạnh có, đến nóng thì nóng cuồng; mà đến lạnh, thì lạnh queo (x. Job 24,19). Song cứ lời thánh Gioan Kim Khẩu, thì phải hiểu rõ hết thảy mọi sự đau đớn cực khổ đời này, mà sánh với hoả ngục, thì như bóng vậy.

Ngũ quan phải phạt đã đành, mà tam tư trong linh hồn kẻ dữ, cũng còn chịu hình khổ riêng nữa. Trí nh (kỳ hàm) hằng nhớ mình đã dại dột chẳng dùng ngày giờ, cùng những ơn Chúa ban cho mà lo phần rỗi, chỉ dùng mà phá hại linh hồn mình; hằng nhớ tại mình đã điên cuồng ham mê vui hèn thế gian, nên đời đời phải mất hết mọi sự châu báu, mọi phước vô cùng dường ấy, thì hằng tiếc nuối, hằng thốn thức, hằng ưu sầu, hằng rên xiết.

Trí khôn (minh ngộ) ra tối tăm u ám, chỉ biết một điều này, là mình phải mất Của rất trọng vọng châu báu, mất nước thiên đàng, mất Đức Chúa Trời, mà phải mất cho đến đời đời kiếp kiếp, thì kinh hoảng sửng sốt. Lòng mun (ái dục) chẳng còn trông được sự mình ước ao (x. Ps 111,10), một phải chịu hình phạt đời đời, thì đau đớn khốn cực khôn xiết. Kẻ dữ muốn thoát cho khỏi hình khổ, mà nghỉ an một chút; song chẳng hề được nghỉ an, lại phải gia hình chẳng bao giờ ngớt.

Lời than thở
Ly Đc Chúa Giêsu! Máu Thánh Chúa cùng s chết Chúa là s trông cy con, Chúa đã chu chết mà cu con cho khi chết đi đi. Ôi! Ly Chúa! Con là đa khn nn đã đáng sa ho ngc nhiu phen, mà con đã đng nh nhiu ích trng bi s thương khó Chúa, nào ai dám bì? Song xin Chúa ch đ con còn ăn vô ân bc ngãi mà đáp tình Chúa đã thương con dường y. Chúa đã cu con cho khi ho ngc, vì Chúa chng đành đ con phi la ho hào thiêu đt, mt mun cho con cháy la kính mến Chúa mà thôi, vy xin Chúa giúp con làm cho tho lòng Chúa ước ao.

Như con đã phi sa ho ngc, thì còn đâu kính mến Chúa đng na, song Chúa còn thương đ cho con có ngày gi mà kính mến Chúa, con quyết lòng kính mến Chúa. Ly Chúa nhân t vô cùng, con quyết kính mến Chúa, Đng cu chuc con đã thương con đi y, con yêu mến Chúa hết lòng, làm sao con đã sng đng lâu như thế, mà không nh đến Chúa? Con đi ơn Chúa chng có quên con, vì nếu Chúa đã quên con, hoc con đã phi sa ho ngc ri, hoc chng còn trông ăn năn đau đn ti con na. Con mà được lòng đau đn, vì đã li nghĩa cùng Chúa, con mà được lòng ước ao kính mến Chúa lm như vy, là nh ơn Chúa giúp cho mi được mà thôi. Ly Đc Chúa Giêsu! Con đi ơn Chúa vì sy hết lòng. T rày con xin dâng trót đi con cho Chúa. Con t b hết mi s cho rnh mình mà làm con Chúa, cùng đp lòng Chúa. Xin Chúa cho con hng nh con đã đáng sa ho ngc, hng nh nhng ơn Chúa đã ban cho con, xin Chúa ch đ con còn sp ct tr lưng cho Chúa na, mà phi trm luân trong kh hãi đi đi.

Ly M Chúa Tri! Xin M cu cho con là đa ti li. Nh M cu bu, nên con đã thoát ho ngc. Ly M rt nhân lành, xin M khng gìn gi con khi sa phm ti, vì có mt s ti làm cho con phi xung ho ngc mà thôi.

 

53. Hình phạt Thất khổ rất khốn cực nặng nề, hơn hết các thứ hình phạt trong hoả ngục, là thể nào ?


Dầu các hình khổ tam tư ngũ quan phải chịu rất đỗi dữ tợn mặc lòng, song sánh cùng hình phạt Thất khổ, thì toàn như không vậy; vì chẳng phải sự tối tăm, mùi hôi hám, tiếng tru la, cũng không phải lửa đốt mà làm nên hoả ngục đâu; song chính sự chẳng đặng xem thấy mặt Đức Chúa Giêsu là một điều rất đau đớn, thì mới làm nên hoả ngục. Như lời thánh Burô nói: Kẻ dữ dưới hoả ngục dầu phải chịu hết thảy mọi hình khổ gấp hai gấp ba, nó cũng lấy là sướng, hơn là phải chịu hình phạt Thất khổ. Ông thánh Gioan Kim Khẩu quyết rằng: một ngàn hoả ngục mà ví với hình phạt Thất khổ, thì như không vậy. Còn thánh Augustinô nói mạnh hơn nữa mà rằng: Nếu kẻ dữ trong hoả ngục đặng xem thấy mặt Chúa, thì chẳng còn phải khốn cực gì nữa, ắt hoả ngục sẽ trở nên thiên đàng.

Cho con đặng hiểu một đôi chút về hình phạt Thất khổ nặng nề là chừng nào, ta thiết ví dụ này, là giả như ai mất ngọc quý giá đáng trăm lượng vàng, thì tiếc lắm, như ngọc ấy đáng hai ba trăm lượng rủi mất đi, thì lại tiếc bằng hai bằng ba; nói tắt, tiếc tuỳ theo của; mất của càng quý, thì ruột càng đau, mất càng nhiều, dạ càng xót. Phương chi kẻ dữ trong hoả ngục mất hưởng mặt Đức Chúa Trời, là chính gốc mọi sự tốt lành vui vẻ, chính nguồn mọi sự thanh nhàn phước lộc; nhất là mất tại mình dại quá, thì càng thêm tức tối, càng thêm đứt ruột đứt gan, đời đời cứ tiếc mãi, như lời thánh Tôma quả quyết.

Cứ theo ý kiến ông thánh Augustinô, ở thế gian này chỉ có một mình các thánh hằng sợ làm điều khốn nạn ấy mà thôi. Như thánh Inhaxiô đề Lôdôla, khi suy đến hình phạt Thất khổ thì than thở rằng: "Lạy Chúa! Con cam lòng chịu hết thảy mọi hình phạt, miễn là cho con khỏi hình phạt Thất khổ, thì đủ rồi!". Chí như kẻ có tội, thì có lấy sự mất Chúa làm chi đâu, thị như thảo giới, mất hay không cũng như nhau; cho nên nó xa cách Chúa hằng tháng hằng năm, mà chẳng ái ngại chút nào, lòng yên như bàn thạch; mà cũng chẳng một chút buồn rầu, mặt tươi như hoa vông, vì trí nó đã ra tối tăm, không hiểu Đức Chúa Trời tốt lành là ngằn nào. Đến giờ lâm chung, mới biết mình đã mất Của rất trọng; song thương ôi! biết mà làm chi khi ấy nữa? Có lời thánh Antoninô nói: Khi linh hồn ra khỏi xác, liền hiểu biết Chúa đã dựng nên mình cho đặng hưởng mặt Người; nên vừa lìa bỏ nhục thân, liền bay mau lên như chớp, mà kết hiệp cùng Đấng tốt lành vô cùng. Song rủi như linh hồn đang mắc tội trọng, thì Đức Chúa Trời đuổi nó xuống hoả ngục lập tức; đó là hình phạt rất kinh khủng. Vậy hết thảy các hình khổ hoả ngục, thì tóm lại trong mấy tiếng đầu án phạt, Chúa rao công phân mà rằng: "Ớ loài dữ! Bây hãy lui ra cho khỏi mặt Ta". Ông thánh Gioan Kim Khẩu suy lời ấy, thì than thở rằng: ôi! thà chịu muôn vàn hoả ngục, chẳng thà phải Đức Chúa Giêsu ghét!

Xưa khi vua Đavit ra án phạt Abxalon không được thấy mặt người nữa, thì hoàng tử lấy làm ưu phiền quá trí, liền cậy kẻ đến tâu vua cha, xin ban phép cho mình đặng thấy mặt cha; bằng không, xin vua cha hạ lệnh giết mình chết đi cho rồi, còn hơn. Vua Philipphê II, ngày kia thấy một quan cận thần ở có hơi thất lễ trong nhà thờ, sắc phạt quan ấy rằng: "Trẫm cấm ngươi tự hậu không được yết kiếm trẫm nữa". Quan ấy nghe lời sắc như vậy, về nhà liền phát phiền mà chết. Vậy con hãy suy: con không đặng thấy mặt cha, tôi, chẳng đặng triều yếu thiên tử, phải ưu sầu phiền muộn đến đỗi ấy; huống nữa là đến ngày công phán, Chúa ra oai thịnh nộ, mà phán lời rất kinh khủng với kẻ dữ thể này rằng: "Đi cho khuất mắt, Ta chẳng còn muốn thấy mặt bây bao giờ nữa" thì nó đau đớn khốn cực biết là trùng nào (x. Os 1,9).

Ví như ở đời, cha thác bỏ con, chồng chết lìa vợ, thì tự nhiên con khóc than, chẳng biết bao giờ đặng thấy mặt cha yêu dấu! Vợ thương tiếc, không biết đời nào đặng gặp mặt chồng tình nghĩa! Kìa thế gian không thấy mặt nhau, một buổi trên đất khách, mà còn đau đớn thương tiếc đến đỗi ấy; phương chi linh hồn phải trầm luân muôn kiếp dưới hoả ngục, thì than van rên xiết lưỡi nào nói cho xiết. Nếu muốn biết nó than khóc vì cớ gì, hãy hỏi nó, ắt nó sẽ nói một điều rằng: ôi trời ôi! tôi chỉ than thân tôi cô quả, vì tôi đã mất Chúa rồi, đời đời tôi chẳng còn trông thấy mặt Người nữa!

Phải linh hồn khốn nạn ấy còn đặng kính mến Chúa, còn đặng vâng theo ý Người, thì còn có phước. Song chẳng đặng đâu; vì nếu đặng, thì hoả ngục chẳng phải là hoả ngục nữa; nó chẳng còn có lẽ theo thánh ý Chúa đặng nữa, vì nó đã làm nghịch cùng thánh ý Người; nó cũng chẳng còn có lẽ kính mến Chúa đặng nữa; song lại ghét Chúa, mà ghét cho đến đời đời kiếp kiếp.

Khốn thay! Nhìn biết Đức Chúa Trời là Đấng tốt lành vô cùng, là Đấng đáng mến yêu vô song, bắt nó phải ghét Người, đó thật là hoả ngục cho nó. Xưa bà thánh Catarina lần kia hỏi ma quỷ là ai, quỷ xưng rằng: "Ta đây là thần dữ đã phải phạt, không được kính mến Đức Chúa Trời!". Kẻ dữ cũng sẽ ghét cùng chửi rủa Đức Chúa Trời như vậy, mà trong khi nó xỉ mạ Chúa, nó cũng nộp rủa những ơn lành Chúa đã ban cho nó xưa, như ơn Người đã dựng nên nó, ơn Người đã cứu chuộc nó, cùng ơn Người đã lập các phép bí tích, mà nhất là phép rửa tội, cùng phép giải tội, thì nó chửi rủa một cách riêng; còn phép Thánh Thể nó càng nộp rủa hơn nữa; nó ghét hết thần thánh chẳng trừ đấng nào, mà thiên thần hộ thủ, cùng thánh bổn mạng nó ghét hơn ai cả.

Còn Rất Thánh Đức Mẹ thì nó gia oán hơn hết, đến Đức Chúa Trời Ba ngôi nó cùng càn ngang chẳng chừa, nhất hạng là Ngôi Hai đã ra đời chịu thương khó, chịu đóng đinh, chịu đổ máu ra, cùng chịu chết mà cứu lấy nó, thì nó càng lăng nhục không thiếu lời!

Lời than thở
Ôi! Ly Chúa con, Chúa là Đng tt lành vô cùng, song biết my phen con đã đành b Chúa, vn con đã biết: h phm ti thì mt lòng Chúa nng n, cùng mt ơn nghĩa Chúa, song con cũng c phm. Ôi! ly Con Đc Chúa Tri, như con không thy Chúa đã chu đóng đinh trên cây thánh giá, như con chng thy Chúa đã chu chết vì con, có l nào con còn dám c lòng trông cy ơn tha th? Ly Đc Chúa Cha hng có đi đi! Xin Chúa ch xem xét ti li con làm chi, mt hãy đoái nhìn Con rt yêu du Chúa, đương nài xin Chúa thương xót đến con, mà nghe li Người kêu van, hu dung th cho con cùng.

Tht con đã đáng sa ho ngc t trước đến nay không biết my năm ri, chng còn trông kính mến Chúa đng, cũng không bao gi trông đng nghĩa li cùng Chúa na. Ly Chúa! Con đã t b nghĩa Chúa, mà chng xem sao đến s kính mến Chúa, cho đng theo nhng s vui hèn thế gian, con đã làm nhc cho Chúa quá l; vy nên con lo bun đau đn trên hết mi s lo. Ôi, thà con chết ngàn ln, còn hơn là sng mà phm ti.

Sao con đã ra mù quáng di dt đến đi y. Ly Chúa! Con đi ơn Chúa đã ban cho con ngày gi, mà đn bi ti con đã phm. May nh lòng nhân t Chúa thương xót, thì con còn ngoài vòng ho ngc, li đng kính mến Chúa, con quyết tr li cùng Chúa ngay bây gi, chng dám ln la rày mai. Ly Chúa nhân t vô cùng, con kính mến Chúa.

Chúa là S Sng con, là Ca Châu báu con, là S Yêu mến con, cùng là Hết mi s con, con kính mến Chúa! Quan thy con rt nhân lành, xin Chúa cho con hng nh Chúa đã thương yêu con, cho con ch bao gi quên phn con đã đáng sa ho ngc, đ mà gic lòng kính mến Chúa luôn, hu cho con hng đng thưa cùng Chúa rng: Con kính mến Chúa, con yêu mến Chúa, con thương mến Chúa chng h nguôi.

Ly Đc Bà Maria là N Vương con, là Đng con trông cy, cùng là M con, như con đã phi sa ho ngc, thì chng còn l nào mà con trông kính mến M đng na; M con, con kính mến M, nh M giúp con, con trông cy chng h nguôi lòng mến M và Mến Chúa con bao gi. Xin M phù h con, và cu thay cho con trước mt Đc Chúa Giêsu cùng.

 

54. Hoả ngục chẳng có cùng, chẳng có hạn, là thể nào ?


Nếu hoả ngục chẳng phải là đời đời, mà có cùng có hạn, chẳng còn gọi là hoả ngục nữa. Vì bất kỳ cực khổ chi mấy, mà cực mau rồi, khổ chóng hết, thì không cho là nặng nề đâu. Ví như người phát mụn nhọt, mà bị mổ xẻ, hoặc phải ung độc phải nung đốt, tuy buổi làm thuốc, nghe đau đớn nhức nhối hung, song vì đau một chặp một hồi, nhức một lát một giây, cũng không kể là cực lắm cho thiệt. Nhưng nếu cứ xẻ cứ đốt, lút tuần trót tháng, thì khốn cực biết là chừng nào.

Còn như đỏ mắt nhức răng, dầu nhẹ mà cứ đau dài dạc hoài quỷ, thì thành ra chịu không nổi. Chẳng nói chi sự đau lâu mà chịu không được; hãy nói việc chơi đó đã, như hội hè hát xướng, mà hát thâm đêm mãn ngày, sau hết cũng thành bực bội; nếu cứ hát dài mãi, tháng nọ qua năm kia, thì chẳng còn gì là thú vị, chẳng còn ai thích nghe ưng coi nữa. Song hoả ngục thì làm sao? Ở đó không phải coi hát ca đàn gì đâu, cũng không phải đỏ mắt nhức răng một đôi chút; cũng không phải dao xẻ sắt nung gì nữa, bèn là phải chịu đủ mọi giống hình khổ, mọi sự đau đớn, phải chịu cả đêm liền ngày, cho đến đời đời kiếp kiếp (x. Apoe 20,10).

Sự đời đời là lẽ đức tin dạy ta phải tin cho vững, chẳng phải là một ý tưởng bông lông, không bằng cứ, ai tin ai chăng, cũng không can hệ gì đâu; song thật là một lẽ chân chính, có chứng Đức Giêsu đã phán trong Kinh Thánh nhiều nơi rằng: "Ớ loài vô phước, bây hãy lui ra cho khỏi mặt Ta, mà vào trong lửa đời đời...".

Quân dữ này phải chịu hình khổ kiếp kiếp (x. Mt 25,41-46), phải gia hình vô cùng vô tận (x. 2 Thess 1,9), hết thảy chúng nó phải lửa ướp (x. Mt 9,48). Lời này chỉ rằng, như muối ướp cá cho khỏi ươn khỏi thối thế nào, lửa hoả ngục có sức thiêu đốt kẻ dữ, song không làm cho nó chết, một giữ nó cho sống luôn cũng thể ấy.

Có ai dại đến đỗi ham vui một ngày mà đành phải giam trong ngục tối hai ba mươi năm sao? Còn như ở dưới hoả ngục một trăm năm có chịu nổi không? Nói trăm năm cho lâu làm chi? Nếu ai liều chịu gia hình trong hoả ngục hai ba năm, vì một chút vui hèn mà thôi, thì đã cho là dại lắm rồi; huống nữa không phải trăm ngàn năm, ức triệu năm đâu; song đời đời kiếp kiếp phải chịu khổ hình đau đớn rát rao, mà chẳng bao giờ trông cùng, trông bớt, thật điên cuồng biết là dường nào! Bởi vậy các thánh lúc còn sống ở đời, cứ khóc lóc than van, run sợ, không biết mình có khỏi mất linh hồn hay chăng, thật chí lý lắm. Như đấng chân phước Idaia xưa, dầu đã ăn chay hãm mình, đền tội ở chốn rừng xanh, mà còn chảy nước mắt than khóc luôn rằng: "Ôi! khốn thân tôi, e chưa thoát khỏi án phạt đời đời".

Lời than thở
Ly Chúa! Gi như Chúa đã quăng con xung ho ngc mà tr ti con đã đáng ghe phen, ri Chúa li đem lòng thương xót, mà cu con ra, thì con đã mang ơn Chúa biết bao nhiêu, và t đó con đã phi nông công ra sc mà sng thánh biết chng nào! Phương chi Chúa đã ly lòng nhân t quá hu mà gìn g con cho khi ho ngc đến bây gi, con càng phi liu ăn làm sao cho xng ơn? Có khi con còn c lòng chc cơn gin Chúa, mà ép Chúa phi pht hn con xung ngc y, đ chu nung nướng vi nhng k ghét Chúa, cho xáp mt biết bao nhiêu người xưa đã phm ti ít thua tôi, hay sao?

Thương ôi! ly Chúa cu chuc con, vn xưa nay con đã ăn th này, là con chng dùng ngày gi Chúa ban cho mà khóc lóc ti li con, mt dùng mà chc cơn nghĩa n Chúa hơn na. Vy con đi ơn Chúa lòng lành vô cùng đã nín nhn con by lâu! Như Chúa chng phi là Đng nhân t vô cùng, l nào Chúa nhn được như vy? Nay con hết lòng cám đi ơn Chúa soi sáng con bây gi, cho con rõ biết con đã trót di mà phm ti vô s, làm mt Chúa dường y! Ly Đc Chúa Giêsu! Con ghê ghét cùng ăn năn hết lòng vì s thương khó Chúa, xin Chúa th tha con và giúp con đng còn làm mt lòng Chúa na. Bây gi con phi lo s, ko ri còn phm li mt ti trng na, chc Chúa s b đt con không tha đâu. Ôi! Ly Chúa! Xin Chúa hng đ s s y trước mt con luôn, hu khi ma qu đến cám d con tái phm, cho con thy mà git mình lo gi.

Ly Chúa! Con kính mến Chúa, con dc lòng chng còn b Chúa na, xin Chúa phù h con cùng.

Ly Rt Thánh N Đng Trinh Maria! Xin M giúp đ con. Xin M ban phép cho con hng chy đến cùng M trong mi cơn cám d, hu cho con khi mt lòng Chúa con. Ly Bà Maria, M là Đng con trông cy.

 

55. Hoả ngục phạt đời đời kiếp kiếp, thì nặng nề là dường nào ?


Một phen đã sa xuống hoả ngục, như đá chìm đáy biển, đời đời chẳng ra khỏi đặng. Vua thánh Đavit xưa suy đến điều ấy, thì run sợ mà than: "Lạy Chúa! Xin Chúa chớ chôn tôi dưới vực thẳm sâu, và xin Chúa chớ niêm phong miệng giếng hoả ngục lại mà đậy tôi" (Ps 68,16). Ấy vua thánh sợ sa hoả ngục, rồi không khi nào ra khỏi đó đặng nữa, vì kẻ dữ vừa té xuống giếng sâu hình khổ, thì miệng giếng liền bít lại chẳng bao giờ hé ra nữa. Như lời ông Eudêbiô rằng: hoả ngục có cửa vào mà không có cửa ra.

Ông ấy cũng cắt nghĩa lời vua thánh Đavit rằng: Một khi kẻ dữ đã lọt xuống khỏi miệng gớm ghiếc hoả ngục rồi, trên bít lại, còn dưới thì hả ra nuốt lần kẻ dữ xuống, không khi nào cùng. Bao lâu kẻ có tội còn sống ở thế gian, còn có lẽ trông cậy trở lại đặng luôn; song rủi chết khi còn mắc tội trọng, liền mất hết mọi sự trông cậy (x. Prov 11,7).

Phải mà kẻ dữ còn trông huyễn đặng để đưa đỗi mình, cũng có lẽ đỡ nuộc ra một chút, như người bị thương nặng, liệt giường liệt chiếu, thầy thuốc đã hết phương chạy dài; song người bệnh cứ dối mình trông khá, mà an ủi mình rằng: có khi may gặp thầy thuốc mà lành đặng biết chừng đâu? Hay là như tù phạm đã phải án phạt binh chung thân, song cũng cứ trông mây trông gió mà an ủi mình cho đỡ nước miếng rằng: may gặp hồng ân đại xá, mà thoát đặng vòng thiết toả cũng có, nào ai biết? Tù phạm thế gian còn trông cõ lẽ mặc may đặng, chí như kẻ dữ đã phải án giam trong hoả ngục vĩnh viễn, thì vô phương đào thoát; phải chi còn hứa chừng đưa đỗi mình đặng thể ấy, thì đã khá rồi! Song thương ôi! không đặng đâu, vì dưới hoả ngục không hề nghe tiếng "trông cậy" trông thiệt cũng không, mà trông giả cũng không; còn tiếng "ai biết" tìm khắp cả hoả ngục cũng chẳng bao giờ thấy, vì Chúa nhất định trị nó cho đến đời đời (x. Ps 49,21).

Án phạt kẻ dữ phải van khóc rên xiết đời đời giữa vực sâu đầy tràn muôn sự đau đớn, nó hằng thấy trước mắt luôn (x. Dan 12,2). Vậy kẻ dữ chẳng những phải chịu gia hình hằng giây hằng phút mà thôi, song lại phải chịu hành hình, liên phút liên giây cho đến đời đời vô cùng, nên nó phải than thân trách phận rằng: Sự cực tôi chịu bây giờ, và tôi còn phải chịu luôn luôn, chẳng hay cùng chẳng hay hết. Như lời ông Tertulianô nói: Kẻ dữ hằng than van kêu khóc mãi mãi, chỉ vì thấy sự đời đời nặng nề quá đỗi mà thôi.

Vậy ta hãy kêu xin cùng Chúa như thánh Augustinô xưa rằng: Lạy Chúa, xin Chúa hãy đốt, hãy xé tôi, xin Chúa đừng dung tôi ở đời này, miễn là Chúa tha phạt tôi đời sau muôn kiếp. Những sự khốn khó đời này chóng qua mau hết; mà hình phạt đời sau chẳng bao giờ hết, không khi nào cùng. Như lời vua thánh Đavit than thở: "Mũi tên Chúa bắn vào liền bay qua, còn tiếng Chúa như tiếng sấm sét, dội quảnh trong vòng nong vậy" (Ps 76,19). "Mũi tên Chúa bay qua" nghĩa là các sự tân toan khốn khó đời này chóng hết; còn "tiếng sấm sét" là tiếng Chúa rao án phạt tội nhân trong ngày công phán; "dội quanh trong vòng nong", ý rằng không khi nào giáp mối, chẳng bao giờ cùng vòng.

Vậy ta hãy sợ hình phạt đời đời cho lắm, ta hãy sợ tiếng sấm sét là tiếng Quan Đoán chí công phán ra trong ngày tận thế, mà rao án phạt kẻ dữ muôn kiếp rằng: "Ớ loài khốn nạn, bây hãy lui ra cho khỏi mặt Ta, mà xuống trong lửa đời đời" (Mt 25,41).

Song hoặc có kẻ hèn tin mà nghĩ rằng: Nói gì nghe dữ vậy, phạm tội có một buổi phải phạt muôn đời, làm sao cho nhằm phép công bình? Đây ta xin hỏi lại rằng: kẻ phạm tội vì ham một chút vui hèn trong giây phút, mà cả gan mất lòng Đấng oai nghi vô cùng, lẽ ấy làm sao? Hãy nghe lời thánh Tôma giải: Chính phép công bình người thế chẳng xét tội phạm lâu mau mà luận phạt đâu; một chiếu theo tội nặng nhẹ mà kết án, xem như người phạm tội sát nhân trong giây phút, mà phép nước phạt mãn đời, nào ai dám nói luật nước là luật chẳng công? Vậy phạm một tội trọng, mà phạt xuống hoả ngục cũng chưa đủ, vì theo lời thánh Bênađinô Xiêna dạy, thì tội phạm đến Đấng oai nghi vô cùng, ắt tội thành nặng vô cùng, nên cũng phải chịu hình phạt vô cùng, mới là cân xứng. Song ông thánh Tôma tiến sĩ luận thêm rằng: Bởi chưng loài người là loài thọ sinh, không lẽ chịu nổi hình phạt nặng vô cùng đặng, nên Đức Chúa Trời phải lấy phép công bình mà trở hình phạt nặng vô cùng ra hình phạt lâu vô cùng.

Vả lại hình phạt hoả ngục cần phải đời đời mới hợp lẽ, vì kẻ dữ ở trong hoả ngục đã hết buổi ăn năn, chẳng còn thế lập công đền tội đặng nữa. Đời này là chốn chiến trường, đương lo thắng bại, nên kẻ có tội mà thật lòng hối cải, thì còn có thể nhờ công nghiệp Đức Chúa Giêsu mà đền bồi tội lỗi mình đặng; còn đời sau là buổi chiến trường mãn cuộc, hết giờ cải quá, nên kẻ dữ chẳng còn nhờ đặng công nghiệp Chúa nữa; như vậy nó không còn phương gì mà làm cho Chúa hạ cơn giận xuống đặng; hễ cơn thịnh nộ Chúa chẳng nguôi, thì tội nó cứ còn mãi mãi, nên Chúa phải phạt nó đời đời (x. Ps 48,8).

Bởi đó ông Vincentê Bôvê rằng: Ở dưới hoả ngục, tội không khi nào đền bồi đặng nữa, cho nên tội phải chịu phạt đời đời; điều ấy cũng hiệp ý ông thánh Augustinô, vì kẻ dữ ở trong hoả ngục chẳng còn có thể ăn năn thống hối đặng nữa, nên Đức Chúa Trời phải phạt nó muôn kiếp chẳng cùng (x. Mal 1,4). Dầu cho Chúa muốn tha, thì kẻ dữ cũng chẳng hề chịu làm hoà, bởi ý xấu nó hằng cố chấp, quyết một lòng ghét Chúa chẳng hề thôi; như lời thánh Innôxenxiô III nói: "Kẻ dữ trong hoả ngục chẳng chịu hạ mình xuống bao giờ, song càng lâu càng thêm bạo ngược kiêu căng" (De cont. m. 13. c. 10). Vì vậy, lòng xấu nó thành ra chứng bất trị, bởi nó không chịu chữa cho lành (x. Jer 15,18).

Lời than thở
Ly Đng cu chuc con, nếu bây gi con đương hì hp dưới ho ngc, như ti con đã đáng, t con cũng phi c chp trong s ghét Chúa là Đng đã chu chết vì con. Ôi! ho ngc khn nn chi lm by, vì đó con phi ghét Chúa là Đng đã thương con dường y, là Đng nhân t vô lượng, tt lành vô biên, là Đng đáng mến yêu vô cùng. Vy nên con phi sa ho ngc, thì con cũng phi lâm cnh rt khn nn, đến đi con chng còn mun ơn dung th na, là ơn Chúa sn lòng ban cho con bây gi.

Ly Đc Chúa Giêsu, con đi ơn Chúa lòng lành vô cùng, đã thương xót con, mà cho con còn phương trông ơn tha th, còn trông kính mến Chúa, con quyết lòng làm hoà cùng Chúa, quyết lòng kính mến Chúa. Chúa sn lòng rng dung cho con, thì con cy công nghip Chúa, xin Chúa th tha cho con.

Đng lòng lành vô cùng, con ăn năn v mi ti con đã phm mt lòng Chúa, xin Chúa th tha cho con cùng. Con kính mến Chúa hết linh hn con. Ôi! Ly Chúa! Chúa đã làm s gì d cho con, mà con phi ghét Chúa đi đi, như k nghch thù con thy? Ly Chúa! Nào có ai nghĩa thiết vi con, mà đã chu nhiu ni khn cc như Chúa đã chu vì phn ri con sao? Xin Chúa ch đ con còn mt ơn nghĩa Chúa, còn mt lòng kính mến Chúa na; con nguyn thà chết, chng thà làm điu khn nn dường y.

Ly Bà Maria, xin M ly áo ngoài ca M mà trùm ph con, cho con khi mc phi gió đc làm cho con tr lòng phn nghch cùng Chúa và Đc M.

 

56. Hoả ngục cứ phạt một mực luôn chẳng hề gia giảm, là thể nào ?


Ở thế gian này kẻ có tội không sợ chi cho bằng sợ chết; mà trong hoả ngục lại chẳng ước ao gì cho bằng ước ao chết; như lời Thánh Kinh rằng: "Nó tìm kiếm sự chết mà chẳng gặp; nó ước ao chết mà chẳng đặng như ý bao giờ" (Apoc 9,6). Bởi đó thánh Hiêrôminô than rằng: Ôi! xưa ở đời kẻ có tội xem sự chết làm một hoạ rất to; rày ở dưới hoả ngục, nó lại lấy sự chết làm một phước rất lớn. Vua thánh Đavit lại nói: "Sự chết là của nuôi kẻ dữ trong hoả ngục" (Ps 48,15). Ông thánh Bênadinô cắt nghĩa điều ấy rằng: khác nào trâu bò ăn cỏ, chỉ rứt hớt đọt non, còn rễ thì chừa lại; cũng vậy, sự chết giết kẻ dữ hằng giây hằng phút, song không giết cho đứt, cứ để nó sống dây dưa mãi mà chịu gia hình muôn kiếp. Vì vậy thánh Ghêrêgôriô suy rằng: Kẻ dữ phải lửa đốt chết ngất ngư mỗi giây mỗi phút, mà không chết cho đứt bao giờ.

Như ở đời thấy ai đau quá, chịu không nổi mà đứt hơi, thì người ta đều đem lòng thương xót; còn kẻ dữ dưới hoả ngục phải đau đớn liên liên, nào có một ai cảm động đâu! Thật không. Xưa hoàng đế Jênon phải giam trong ngục tối, cứ kêu rêu mãi rằng: "Xin thương mở cửa cho tôi cùng". Song chẳng ai động tình thương xót; vua thấy thiên hạ lơ tai, thì cực lòng, đến đỗi cắn hết thịt cánh tay mình mà chết. Kẻ dữ ở trong hoả ngục cũng kêu van như vậy; mà không ai đến cứu, cũng chẳng ai thống tình chút nào.

Mà phải chịu thể ấy cho đến bao lâu? Phải chịu đời đời! Kiếp kiếp! Trong sách thiêng liêng của thầy Xenhơry Hậu đã làm có thuật rằng: xưa ở thành Lamã có một người bị quỷ ám, khi thầy cả làm phép trừ quỷ, thì hỏi ma quỷ phải ở trong hoả ngục bao lâu; quỷ liền nổi cuồng đập bàn đập ghế mà rằng: "Đời đời! Kiếp kiếp!". Cả thành mắng tin ấy đều kinh khiếp quá lẽ, đến đỗi nhiều sĩ tử đương học tại trường Lamã lúc đó đua nhau vội vàng đi xưng tội chung trót đời, cùng ra sức ăn ở sốt sắng hơn trước vì khiếp sợ hai tiếng ma quỷ nói: đời đời, kiếp kiếp.

Thương ôi, Giudà khốn nạn là dường nào khi chịu hoả ngục đã gần hai ngàn năm rồi. Vô phước thay Cain, nó phải chịu lửa thiêu có hơn năm ngàn năm nay, mà ngọn lửa đó hình như mới nhen vậy. Có ngày kia người ta hỏi một thằng quỷ khác rằng: Mầy vào hoả ngục đã bao lâu rồi? Quỷ liền rằng: "Mới bữa qua", người ta lại hỏi: Mầy phải phạt đã ngoài năm ngàn năm rồi, mà mầy nói "mới bữa qua" làm sao?. Ma quỷ liền thở dài mà đáp: "Ôi, nếu các người hiểu đặng sự đời đời là gì, thì mới biết rõ năm ngàn năm dưới hoả ngục mà sánh với sự đời đời, ắt cũng hãy còn thua một giây trên thế gian".

Giả như thiên thần đến truyền cho kẻ dữ rằng: Nước dưới biển cả bầu trời kể được bao nhiêu giọt, cây trên rừng khắp thế giới đếm được bao nhiêu lá, cát ngoài biển cùng tứ phương toán được bao nhiêu hạt, thì mầy phải ở trong hoả ngục bấy nhiêu đời rồi mới được ra, ắt kẻ dữ sẽ lấy làm vui mừng khoái lạc, hơn là người ăn mày, mà nghe tin mình được làm vua bội phần. Song dưới hoả ngục chẳng có sự trông cậy như vậy đâu; vì dầu đã chịu hình khổ muôn đời rồi, thì cũng phải chịu muôn muôn đời nữa, chẳng cùng chẳng hết, dường như mới chịu vậy. Phải chi kẻ dữ trong hoả ngục xin đặng cùng Chúa điều này: Lạy Chúa! Chúa muốn gia tăng hình khổ cho con chừng nào theo ý Chúa, Chúa muốn phạt con lâu mấy mặc ý Chúa, tôi cũng cam chịu; miễn là Chúa phạt tôi cho có cang hạn mà thôi, ắt nó lấy mình làm có phước biết là ngằn nào! Song điều ấy chẳng xin đặng đâu; vì hoả ngục chẳng có cùng chẳng có hạn bao giờ; một nghe tiếng loa công thẳng Chúa thổi thường xuyên bên tai: Luôn luôn! Mãi mãi! Đời đời! Kiếp kiếp mà thôi.

Nếu kẻ dữ trong hoả ngục hỏi ma quỷ rằng: Về phần này, mầy nghĩ làm sao? (x. Is 21,11). Bao giờ đêm này sẽ hết, khi nào tiếng loa này hết thổi? Bao giờ tiếng tru nọ hết nghe? Chừng nào mùi hôi kia hết ngửi? Lúc nào ngọn lửa này hết đốt? Bây giờ hết chịu những hình khổ ấy? Thì quỷ liền trả lời rằng: Chẳng hề hết bao giờ. Thế thì còn lâu cho đến khi nào? Cho đến đời đời! Kiếp kiếp.

Ôi! Lạy Chúa! Xin Chúa khấng khai quang cho nhiều kẻ đương còn tối tăm mù quáng, đương còn cứng lòng chấp mê trong đàng tội lỗi, nếu có ai nhắc nhủ khuyên lơn trở lại, để lo phần rỗi mình, thì trả lời rằng: Thong thả có sa hoả ngục đâu mà lo cho gấp làm chi. Hễ đến buổi lo, thì lo một chút cũng đủ rồi, chi mà sợ cho lắm. Thương ôi! ở đời này mà mới lạnh hơi một chút, thì chịu đà không nổi; mới hơi nóng nóng, thì đã kêu van; mới phải một vài roi, thì đã la trời; mới bị một lời sỉ nhục, thì gan đã lồi lên cửa cổ; mà sao lại cam lòng lặn lội giữa biển hoả hào, đành chịu ma quỷ, xỉ vả giày đạp, chẳng lo Đức Chúa Trời bỏ, không kể thiên hạ từ, cho đến đời đời kiếp kiếp, thì có khốn nạn chăng?

Lời than thở
Cha nhân t lân mn, Cha chng b k tìm đến cùng Cha (x. Ps 9,11). Xưa nay con đã xây lưng cho Chúa ghe phen, mà Chúa cũng không h b con; bây gi con xin tr v cùng Chúa, xin Chúa ch t rãy con. Đng tt lành vô cùng, con ăn năn vì đã d duôi ơn Chúa, đã liu mt nghĩa Chúa cho được mt chút vui hèn như không vy. Xin Chúa nhìn xem thương tích Con Chúa, và nghe li Người nài xin Chúa th tha cho con.

Ôi! xin Chúa dung th cho con cùng! Ly Đng cu chuc con! Xin Chúa cho con hng nh nhng s đau đn Chúa đã chu vì con hng nh Chúa đã thương yêu con quá bi, và hng nh con đã bc nghĩa cùng Chúa, nên đã đáng sa ho ngc nhiu phen; xin cho con hng nh các điu y khăn khn, mà lo bun khóc lóc mi ti li con đã phm, hu cho con đng cháy la kính mến Chúa mt ngày mt hơn.

Ôi! Ly Đc Chúa Giêsu! Khi con suy đến ti con đã đáng chu thiêu đt by lâu trong ho ngc, mà chu cho đến đi đi cũng đáng; khi con nh đến Chúa đã chu chết cho đng cu ly con, hn tht con đã đng khi, nh lòng lân mn Chúa dường y, l nào con chng cháy la kính mến Chúa sao? Nếu bây gi con đương trong ho ngc, thì con phi pht ghét Chúa, mà ghét Chúa cho đến đi đi; song may phước con còn sng thế, con quyết mt lòng kính mến Chúa luôn; con trông cy ơn y vì công nghip Máu Thánh Chúa, Chúa thương con, con cũng mến Chúa. Nếu con chng b Chúa, thì Chúa c thương con luôn; ôi! ly Chúa cu thế! Xin Chúa cu con cho khi s khn nn này là b Chúa, ri xin Chúa phân đnh vic con theo tha ý Chúa.

Tht con đáng chu mi hình kh, mà con xin cam chu, min là xin Chúa gìn gi con cho khi s khn nn mt lòng kính mến Chúa mà thôi.

Ly Đc Bà Maria là chn con nương n, ghe phen con đã làm cho con phi sa ho ngc, mà M đã cu con cho khi biết my ln ri! Ôi, xin M khng gìn gi con t rày khi sa phm ti, mà mt nghĩa cùng Chúa, li phi sa ho ngc na.

 

57. Kẻ dữ thấy mình rày phải phạt nặng nề muôn kiếp, tại xưa đã ham mê những sự sung sướng xác thịt, một nháy mắt chẳng đáng chi, nó hằng rên xiết là thể nào ?


Có lời Thánh Kinh rằng: "Con sâu rúc ráy nó, chẳng chết bao giờ" (x. Marc 9,7). Thánh Tôma cắt nghĩa lời ấy rằng: con sâu chẳng hề chết đó, chỉ sự cắn rứt trong lương tâm, làm khốn kẻ dữ dưới hoả ngục đời đời. Lương tâm sẽ rúc rỉa kẻ dữ khốn cực trăm đường; song có ba điều này làm khốn kẻ dữ hơn cả; một là nhớ đến mình rày phải phạt nặng nề muôn kiếp, là tại xưa đã ham mê những sự vui sướng xác thịt, một nháy mắt chẳng đáng chi; hai là nhớ đến những việc xưa mình phải làm cho đặng rỗi linh hồn, thì ít oi dễ dàng lắm; ba là nhớ đến mình phải mất Của trọng vọng vô cùng.

Trước hết kẻ dữ phải khốn cực, vì nhớ đến mình đã ham mê vui hèn một nháy mắt, mà đời đời phải mất linh hồn. Sách Thánh thuật chuyện ông Esau xưa, bởi them một bát cháo đậu mà bán chức trưởng nam; sau rồi mới biết mình vì đó mà mang hại, nên đau đớn tiếc nuối cho đến nhảy lồng nhảy phách hầm hét (x. Gen 27,34). Ôi, kẻ dữ khi nhớ lại mình xưa ở đời, vì ham một đôi chút vui sướng xác thịt chóng qua, mà phải mất thiên đàng, mất phước vô cùng, còn phải gia hình đời đời trong hoả ngục nữa, nó tru la gầm hét biết là chừng nào. Nó rên xiết khóc la cách cay đắng, hơn Gionathan thuở xưa muôn phần. Sách Thánh kể lại tích Gionathan con vua Saolê, xưa phạm luật binh, mà ăn một chút mật ong, tức thì vua cha lên án trảm quyết. Gionathan liền than van kêu khóc rằng: tôi chỉ nếm có một chút mật mà phải chết!

Ôi, kẻ dữ trong hoả ngục, khi nhớ đến nguyên do, làm cho mình phải phạt đời đời, thì nó sẽ phải buồn rầu biết là dường nào. Hiện ở trên thế tạm này đây, đời ta sống cỡ năm sáu mươi năm, mà ngó có ra lối gì? Chẳng qua là một giấc chiêm bao, dường bằng giây phút thay; huống nữa kẻ dữ ở dưới hoả ngục, là chốn đời đời, thì hạng năm sáu mươi năm có kể vào đâu; vì dầu đã chịu khổ mấy muôn đời rồi, mà cũng như mới khởi đầu vậy. Nói chi chuyện năm sáu mươi năm ở hoả ngục, là nơi phải khốn cực liên không nghỉ, đã cố nhiên; ta một hỏi điều này: sống ở đời năm sáu mươi năm, có chắc được thoả lòng cho trọn luôn không?

Kẻ theo tội mà bỏ Chúa, thì có chắc đặng hưởng toàn một sự sướng trong đàng tội lỗi luôn không? Lại những sự thích tình phỉ chí bởi tội mà ra, có bền đặng lâu không? Chắc không, bất quá được một chặp một hồi mà thôi; rồi bao nhiêu ngày còn sống xa Chúa, thì bấy nhiêu ngày ưu tư phiền muộn. Vậy những buổi vui sướng chóng qua ấy, sẽ làm ích gì cho kẻ sa hoả ngục? Còn chính tội nó phạm sau hết, mà làm cho đầy lường đủ số, nên cớ cho nó phải hư mất, thì có giúp nó được chút gì, một cách riêng chăng? Như vậy, nó sẽ trách mình rằng: ôi, mê chi một chút sung sướng chẳng đáng gì, ham chi một chút vui xác thịt như loài vật, vừa nếm vừa tan như gió, để rày phải thiêu đốt trong lò lửa nồng nàn này muôn kiếp, chẳng còn trông gì nữa, thiên hạ bỏ đã đành, mà Chúa cũng từ cho đến đời đời, thì tôi khốn nạn là trùng nào!

Lời than thở
Ly Chúa! Xin hãy khai quang cho con rõ biết con đã làm điu phi pháp mt lòng Chúa, đáng pht đi đi trong ho ngc. Ly Chúa con, con thy con đã mt lòng Chúa, con ly làm đau đn lm, song đau đn mà vui mng, vì nếu Chúa đã b con xung ho ngc cho xng ti con, mà con nh đến s con đã mt linh hn, vì mt chút vui hèn không đáng chi, thì lương tâm con cn rt khn cc, tht my ho ngc sánh cũng chng bng; song đi này, nếu con lo bun vì ti con, s lo bun y rt đi có phước, vì làm cho con trông ơn tha th, như li Chúa đã ha khoan dung cho k tht lòng hi ci.

Ôi! Ly Chúa đy lòng lân mn, con đau đn vì đã làm s nhc cho Chúa; con vui lòng chu s đau đn y; xin Chúa cho con đau đn thêm luôn, cho đến chết na, hu con đng khóc lóc ti con luôn mãi. Ly Đc Chúa Giêsu, xin th tha cho con cùng.

Ly Đng cu chuc con, Chúa bi lòng thương con, nên chng k chi thân Chúa, mà đành lòng chu chết cách đau đn, đ cu con cho khi ho ngc, xin Chúa hãy thân xác ly con. Xin Chúa cho con thường ba ăn năn ti con đã mt lòng Chúa, cùng hng cháy la kính mến Chúa là Đng đã thương con quá bi, đã nhn nhc con quá chng, mà chng pht con, li còn ban ơn soi sáng cho con hơn na.

Ly Đc Chúa Giêsu, con đi ơn Chúa, và kính mến Chúa; con kính mến Chúa hơn yêu mình con; con kính mến Chúa hết lòng. Chúa chng chê b k có lòng mến Chúa bao gi; con kính mến Chúa, xin Chúa ch b con xa cách mt Chúa. Vy xin Chúa hãy chu ly con, ch đ con còn mt Chúa na.

Ly Đc Bà Maria là M con, xin M nhn ly con làm tôi tá M; xin M giúp con gi nghĩa cùng Đc Chúa Giêsu là Con M cho bn cht. M hãy xin Người th tha cho con, cùng ban cho con đng bn lòng kính mến Người đến hết đi con.

 

58. Kẻ dữ phải nhớ lại những việc xưa mình phải làm cho đặng rỗi linh hồn thì ít oi dễ dàng, nên nó hằng phàn nàn là thể nào ?


Có lời thánh Tôma rằng: Kẻ dữ lấy điều này làm khốn cực hơn hết, là phần thấy mình rày phải phạt trong hoả ngục, vì một chút vui hèn; phần nhớ lại xưa ở đời, nếu mình muốn đặng phần phước trên thiên đàng, thì dễ lắm. Vậy lương tâm nó cứ cắn rứt, vì nhớ đến những việc xưa mình phải làm cho đặng rỗi linh hồn, thì ít oi, lại chẳng khó nhọc gì, nên nó hằng thốn thức quá đỗi. Xưa có một người đã phải sa hoả ngục, bữa kia hiện về nói với ông thánh Humbertô rằng: ở trong hoả ngục tôi chỉ lấy điều này làm khốn cực lắm, là hằng nhớ đến tôi phải trầm luân khốn nạn, tại xưa ham mê một chút vui giả xác thịt; phải chi khi tôi còn sống ở đời, đã chịu khó lo phần rỗi, thì đến đỗi chi rày phải khốn nạn thể ấy.

Vì vậy kẻ dữ sẽ phàn nàn rằng: phải mà tôi đã hãm cầm con mắt đừng xem điều nọ, phải mà tôi đừng vị nể người kia, phải mà tôi đã trốn dịp này đừng bạn bè cùng người ấy, đừng lui tới hội kia, đừng vãng lai đám khác, có đâu mà phải mất linh hồn? Phải chi tôi đã xưng tội chịu lễ thường tuần; phải chi tôi đã vào các hội lành; phải chi hằng ngày tôi đã lo suy gẫm; phải chi tôi đã siêng năng đọc kinh cầu nguyện; phải chi tôi đã phú thác mình trong tay Đức Chúa Giêsu cùng Đức Mẹ, lẽ gì mà sa đi ngã lại, đến phải chết trong vòng tội lỗi, mà phải khốn cực như vầy. Tiếc thay! Đã ghen phen tôi dốc lòng làm các điều ấy, mà cũng đã ghen phen lơ đi chẳng giữ; hoặc có lần đã ra tay làm, song rồi lại bỏ trót, ấy tại đó, mà tôi phải hư mất kiếp kiếp.

Nó còn nhớ đến xưa mình cũng đã từng thấy, anh em bạn hữu ăn ở đạo đức sốt sắng, nên gương tốt cho mình soi mà bắt chước; song mình chẳng thèm ngó tới, nhất là nó nhớ lại, xưa mình đã đặng ơn Chúa rộng ban, bội hơn kẻ khác, để giúp mình lo việc rỗi linh hồn; phần xác đặng sức khoẻ sống lâu, dư ăn dư mặc; phần trí đặng tam tư xuất chúng, nếu biết dùng nên, thì đã đủ mà nên thánh; phần hồn đặng ơn Chúa soi giục bảo, trong bấy nhiêu năm, thật đã quá nhiều mà lập công đền tội; song mình đã chẳng dùng các ơn ấy cho đặng cải dữ về lành, thì rày hết buổi, nên lương tâm nó càng cắn rứt nhức nhối hơn nữa.

Thương ôi, kẻ dữ biết mình phải lâm cảnh sầu khổ cực thể ấy, cho đến đời đời mà hết buổi xây trở, hết phương cầu cứu, mọi sự đã mất hết rồi, nó kinh hoàng sửng sốt. Ôi, khi kẻ dữ thấy ngày giờ mình đã qua rồi, chẳng còn thế mà sửa lại sự tai hại mình phải mang muôn kiếp khi ấy, hết thảy mọi ơn lành nó đã đặng lúc còn ở thế, đều trở nên như mũi tên nhọn, bắn vào tim nó đau đớn biết là ngằn nào. Nên nó ngã lòng trông cậy, hằng than van rên rẩm với bạn đồng giam dưới hoả ngục rằng: ngày giờ phần rỗi đã qua rồi. Thời lập công cũng đã hết, vậy tôi chỉ phải khốn nạn kiếp kiếp mà thôi. Ôi, phải chi tôi đã nong công chịu khó mà làm tôi Chúa, như tôi đã ra sức chịu khó mà phạm tội, thì tôi đã nên thánh trọng rồi. Xưa ở đời vui sướng cho no, bây giờ còn đặng chút chi không? Một chỉ tồn những sự cắn rứt phiền muộn cho đến đời đời mà thôi.

Ôi, khi kẻ dữ suy đến mấy điều ấy, nó lấy làm khốn cực, hơn là phải lửa thiêu đốt, hơn là chịu các hình khổ hoả ngục hình phạt muôn phần, mà kêu rêu rằng: trời ôi, lúc tôi còn sống ở thế, thì tôi cũng dễ rỗi linh hồn, mà hưởng phước vô cùng đặng, song rày tôi lại phải trầm luân khốn nạn muôn kiếp thể này.

Lời than thở
Ôi, ly Đc Chúa Giêsu, nhân sao Chúa nín nhn con đng lâu như vy? Con đã xây lưng cho Chúa ghe phen, mà Chúa cũng chng n đi tìm con mi nhc thy. Con đã mt lòng Chúa nhiu ln, song Chúa cũng c th tha mà thôi. Con đã nhiu khi sa đi ngã li mà Chúa cũng mt nim xung ơn. Ôi, xin Chúa cho con đng d phn đau đn, Chúa đã chu xưa trong vườn Gitsêmai, vì ti li con, đến đi chy m hôi máu ra dm d.

Ly Đng cu chuc con, con ăn năn, vì đã bc nghĩa cùng Chúa thương con dường y. nhng s vui sướng đc đa, tao chê ghét bây, cùng ra np bây, vì bây làm cho tao mt nghĩa cùng Chúa tao. Ly Đc Chúa Giêsu rt đáng mến yêu, bây gi con kính mến Chúa trên hết mi s, con b hết mi s va ý chng nên, con dc lòng thà chết ngàn ln, chng thà li nghĩa cùng Chúa. Bi Chúa thương con quá bi, nên đã đành lòng chu chết trên thánh giá vì con, thì con gn vó nài xin Chúa hãy soi sáng con, hãy ban cho con đng mnh sc, mà chng tr các chước cám d, mi khi ma qu xui gic con phm ti, xin Chúa hãy cu giúp con cùng.

Ly Đc Bà Maria là Đng con trông cy, M rt quyn thế trước mt Đc Chúa Tri; nh M hãy xin cho con đng ơn bn đ, cy M hãy nguyn cho con chng h b lòng kính mến Chúa bao gi.

 

59. Kẻ dữ thấy mình phải mất Của trọng vô giá, thì nó tiếc đứt ruột đứt gan là thể nào ?


Kẻ dữ phải lương tâm cắn rứt khốn cực, vì thấy mình phải mất Của rất trọng vọng châu báu. Theo lời thánh Phêrô Kim Ngôn, kẻ dữ lấy sự phải mất thiên đàng làm đau đớn, hơn là phải chịu các hình khổ hoả ngục muôn phần. Xưa bà Isave hoàng hậu nước Anh bỏ đạo Chúa, ngày kia cả dám mở miệng phát ra những lời gớm ghiếc thể này: "Chớ gì Chúa cho tôi trị nước, đặng bốn mươi năm, thì tôi đành mất thiên đàng".

Hẳn Chúa đã cho bà ta lên ngự long đinh đặng bốn mươi năm, như ý sở nguyện. Song thương ôi, hết bốn mươi năm, linh hồn phải tạ thế mà xuống hoả ngục, thì phước lộc bà cũng tan mất hết. Bây giờ linh hồn bà phải chịu gia hình trong hoả ngục, mà nhớ lại bốn mươi năm trị nước thế gian, những áy náy lo sợ, luôn đêm lẫn ngày, chẳng hề an tâm, đến cùng lại phải mất nước trường sinh nơi cõi thọ, thì trái tim bà ắt phải vỡ ra từng miếng, ruột bà phải đứt từng đoạn.

Kẻ dữ ở trong hoả ngục đã phải cực muôn kiếp, lại càng thêm khổ muôn đời, vì nhìn biết mình mất hưởng mặt Chúa tốt lành vô cùng, mất phước lộc thiên đàng, chẳng phải tại rủi ro, cũng không phải tại ai xấu bụng đâu, một tại tội mình mà thôi, thì càng đau lòng xót dạ, càng ruột héo gan khô, không lưỡi nào nói xiết.

Nó sẽ biết rõ Chúa đã dựng nên nó cho đặng lên thiên đàng; Chúa đã cho nó được phép tự do mà chọn sự sống đời đời, hay là lựa sự chết kiếp kiếp, thì mặc ý, muốn chi được nấy (x. Eccl 15,18). Vậy nó sẽ thấy xưa mình có quyền làm cho mình nên phước lộc vô cùng, như lòng mình sở ước; song nó đã tình nguyện tự ý nhào đầu xuống vực sâu hình khổ, muôn đời chẳng hề ra khỏi, muôn kiếp chẳng còn trông ai ra tay cứu vớt nữa; nó sẽ thấy nhiều người bạn hữu mình, xưa xống ở thế cũng đã phải lâm luỵ đòi cơn, có khi phải khốn khổ hơn mình bội phần; song bởi đã biết vui lòng cam chịu vì Chúa, lại rủi có sa phạm tội gì, thì đã kíp lo ăn năn trở lại cùng Chúa, nên rày đã đặng vào cửa phần rỗi đời đời; còn mình xưa bởi đã buông lung theo xác thịt, mà chẳng chịu khắc kỷ tu thân, nên rày phải trầm luân trong khổ hải, hết vui hết sướng, lại phải khóc phải buồn cho đến kiếp kiếp, chẳng còn bao giờ trông cứu mình cho khỏi đặng, thì nó giận mình trách số, biết là ngằn nào.

Vậy ớ con, nếu xưa nay chẳng may mà con cũng đã dại, đến đỗi liều mất thiên đàng, cùng mất Chúa vì một chút vui xác thịt, con hãy kíp nhờ buổi bây giờ mà sửa mình tu tính, đừng còn chấp mê theo đàng lầm lạc nữa, kẻo rủi có ngày sa hoả ngục, mà phải than khóc kiếp muôn đời chăng. Con hãy giật mình luôn, không biết chừng có khi lẽ gẫm, con đang suy bây giờ, là tiếng Chúa gọi con phen sau hết chăng? Nhược bằng con chẳng lo bỏ dữ về lành lập tức giờ này mà còn tái phạm một tội trọng nữa, thì có ki Chúa bỏ đứt con liền chăng. Ắt con sẽ phải nung nước đời đời giữa lũ dại dột đương gầm hét trách mình đã lầm lạc, mà rằng: "Chúng ta đã lạc đàng rồi" (x. Sap 5,6). Song thương ôi, xưng ngay thú thật bây giờ mà làm chi. Còn có phương gì mà cứu đặng nữa sao?

Phải chi lúc còn ở đời, mà biết đặng sách hoạch như vậy, thì có kẻ khá rồi. Nhân vì lẽ ấy, khi ma quỷ cám dỗ con phạm tội, con hãy chạy đến cùng Chúa và Đức Mẹ; con hãy nhớ đến hoả ngục sẽ giữ con cho khỏi hoả ngục chẳng nghi. Con hãy nghe lời Kinh Thánh mà năng nhớ đến các sự sau con, thì đời đời con chẳng phạm tội (Eccl 7,40); vì khi con đem trí đến các việc thân hậu con như vậy, con dễ mà giục lòng chạy đến cùng Chúa lắm.

Lời than thở
Ôi, ly Chúa rt tt lành, biết my phen con đã liu b Chúa, vì mt chút vui hèn. Biết my ln con đã đáng mt Chúa đi đi, song có li vua thánh Đavit làm cho con đng vng lòng trông cy Chúa s ban phước lành cho k tìm Chúa, mà rng: "Ai tìm Chúa s đng lòng vui mng" (x. Ps 104,3). Vy ly Chúa, con tht lòng tìm Chúa, chc chn con s gp Chúa, con chng ngã lòng đâu. Con khát khao ơn nghĩa Chúa, hơn mơ ước mi ca ci thế gian. Con đành mt hết mi s, du chết cũng đành, min là khi mt lòng kính mến Chúa, thì thôi.

Ly Đng đã dng nên con, con kính mến Chúa trên hết mi s; mà bi con kính mến Chúa, nên con ăn năn, vì đã mt lòng Chúa, ly Chúa, con đã t b Chúa, cùng d duôi Chúa. Ôi, xin Chúa hãy th tha cho con, hu con đng gp Chúa li cho kíp, con dc lòng chng còn b Chúa na. Nếu Chúa cho con đng nghĩa li cùng Chúa, thì con quyết b hết mi s cho đng kính mến mt mình Chúa mà thôi; y là điu con trông cy lòng lành Chúa s ban cho con.

Ly Đc Chúa Cha hng có đi đi, vì lòng Chúa mến thương Đc Chúa Giêsu, xin Chúa khng nhm li con. Xin Chúa th tha cùng ban ơn cho con chng còn lìa b Chúa na; vì nếu con còn nghe ma qu mà b Chúa, t có l s Chúa s b đt con.

Ly Đc Bà Maria, M là Đng cu hoà cho k có ti, xin M giúp con làm hoà li cùng Chúa, xin M hng bu cha bênh vc con, hu cho con chng h lìa b Chúa na.

 

60. Linh hồn khải hoàn, mà vào nơi cực lạc, là thể nào ?


Có lời Thánh Kinh rằng: "Bây giờ bây buồn bực, song có ngày bây sẽ được vui mừng" (Ga 16,20). Ấy là lời Chúa khuyên ta phải kiên tâm mà chịu mọi nỗi gian nan ở đời này. Vậy ta hãy dâng cho Chúa các sự khốn khó ta chịu mà hiệp cùng các sự thương khó Đức Chúa Giêsu đã chịu xưa, vì lòng thương ta; ta hãy ngửa mặt trông lên nước thiên đàng, mà giơ vai gánh lấy mọi điều gian truân cho bền, chớ khá sờn lòng nản chí; vì các sự sầu khổ đau đớn, những điều sỉ nhục chê bai, những cơn giam cầm bắt bớ, những việc âu lo sợ hãi ở đời chẳng những có ngày sẽ hết; song nếu ta đặng rỗi thì nó sẽ làm cho ta đặng vui mừng hoan hỉ trên cõi thường sinh.

Vậy hôm nay ta hãy suy gẫm một hai điều về nước thiên đàng. Song nếu các thánh, dầu những đấng đã đặng ơn soi sáng bởi trời hơn cả, mà còn chưa hiểu thấu những sự khoái lạc Chúa dành để cho tôi tớ trung nghĩa Người thay; huống nữa phần ta non tài yếu sức, ít đức kém ơn, biết phân biên làm sao cho rõ? Như vua thánh Đavit, dầu đã hiểu thiên đàng tốt đẹp chừng nào mặc lòng, song người cũng chẳng biết gọi tên nào cho xứng, người một nói thiên đàng là nhà Đấng chí tôn, rất đáng ước trông vô cùng mà thôi (x. Ps 83,2). Song lạy thánh cả Phaolô! Xưa khi người ngất trí đã lên thấu tầng trời thứ ba mà ngoạn cảnh chốn tiêu diêu, ít nữa là xin người giảng lại cho chúng tôi biết với một đôi chút. Ất thánh cả sẽ trả lời: Hẳn mắt ta đã thấy nước thiên đàng, song không thể nói cho anh em rõ được, vì phước lạc nước thiên đàng rất đỗi mầu nhiệm quá trí khôn lường, lưỡi khen chẳng xiết, bút ngợi khôn cùng (x. 2 Cr 12,4). Muốn biết cho rõ, muốn hiểu cho tường, phải lên đó mà hưởng, mới hiểu biết đặng. Nay ta chỉ nói được điều này cho anh em biết mà thôi, là mọi phước thanh nhàn khoái lạc, đàn ca xướng hát rập ràng, Chúa đã sắm để mà thưởng kẻ có lòng kính mến Người, thì tai người thế chưa từng nghe, mắt người đời chưa từng thấy, trí loài người chưa từng hiểu (x. 1 Cr 2,9).

Nếu thánh Phaolô tai nghe mắt thấy phước lạc thiên đàng rồi, mà còn nói u ơ như vậy, thì phần ta trí khôn thấp hèn, lẽ nào hiểu đặng cho tường mà biện bác cho thông, vì ta chỉ biết chỉ xem những việc thế gian mà thôi. Kìa đêm thanh về tiết hạ thiên, trông lên tinh tú giữa vầng trời, xem chói sáng rạng ngời khắp thế giới, mắt đã lấy làm xinh; nọ đến lúc xuân trường mà thấy biển hồ, gió lặng sóng êm, ba thảo chiếu lòng bóng nước, thì đã cho là tốt đẹp phi thường; như khi dạo chốn ba viên, mà xem thảo một diềm dà tú mận, hoa quả tươi tốt sum sê; thêm nghe dưới suối nước chảy reo reo, trên nhành chim kêu thảnh thót, thì đều thích dạ vừa ý.

Ấy mắt xem phong cảnh giữa cuộc càn khôn, còn khen lao tốt đẹp tợ thiên đàng. Song sánh với thiên đàng là chốn vĩnh lực trên trời, nào có thấm thía gì đâu? Ôi, sự vui vẻ sung sướng trên thiên đàng khác xa là dường nào. Mà cho hiểu phước lộc nước thiên đàng một đôi chút vậy, phải suy thiên đàng là đền đài Chúa Cả phép tắc ngự trị, đầy dẫy mọi phước thanh nhàn, làm cho muôn vàn thần thánh đặng phỉ tình toại chí. Như con muốn biết chừng chừng về nước thiên đàng, hãy nghe lời thánh Bênadiô tóm tắt rằng: "Thiên đàng là chốn đủ no phước lạc, chẳng có chút phiền hà, một thấy những điều như ý, muốn gì được nấy mà thôi" (De divers S,16).

Phước thay cho linh hồn đặng vào nơi vinh hiển. Ta hãy bày vẽ trong trí, dường bằng thấy một người thanh niên đã dâng mình làm tôi Chúa, mới qua đời lìa bỏ thế này. Khi linh hồn vừa ra trước mặt Quan Đoán chí công, Chúa liền tiếp rước cách nhân hậu, cùng phán truyền cho nó biết, nó đã đặng phần rỗi đời đời. Tức thì thiên thần Hộ thủ ra đón chào mừng rỡ mà rằng: Ớ linh hồn có phước, hãy vui mừng vì đã được rỗi. Hãy vào nơi cõi thọ mà hưởng mặt Đức Chúa Trời. Linh hồn xây lại bái tạ thiên thần Hộ thủ, vì xưa đã hết lòng nhiệt thành, phò trợ mình dưới thế gian.

Liền đã thấy linh hồn khải hoàn, phơi phới lên tột lừng mây, xấp xới thấu đến tầng trời, vọi vọi quả khỏi nhật nguyệt tinh thần, mà vào chốn thiên quốc. Vui thay, khi linh hồn vừa bước vào cửa quê vức sang trọng, liền trông thấy những sự khoái lạc cõi thiên thành, thì nhẹ nhàng phơi phới là dường nào. Lại được gặp cha mẹ bạn hữu mình đã lên đó trước, đều hiệp đoàn cùng thánh Bổn mạng vinh sang mình theo muôn vàn thần thánh ra đón rước chúc khen, thì linh hồn ấy hớn hở khoái chí khôn kể xiết. Linh hồn ấy muốn tỏ lòng tôn trọng biết ơn, sấp mình kính lạy các thánh; song các thánh đỡ dậy không cho mà rằng: "Hỡi em! Xin em chớ lạy, vì ta đây cũng là tôi tớ Chúa như em mà thôi" (Apoc 22,9).

Đoạn linh hồn ấy đến hôn kính chân Đức Mẹ là Nữ Vương thiên đàng. Ôi, được gặp Mẹ lành lần đầu hết ở chốn thiên cung, là Đấng xưa đã phù hộ chở che, mà đưa mình vượt qua biển hiểm thế này, cho đến cửa phần rỗi đời đời, thì động tình cảm mến Đức Mẹ biết là trùng nào. Vì khi ấy mới rõ biết các ơn mình đã đặng xưa ở thế, đều nhờ lời Rất Thánh Đức Bà chuyển cầu cho cả. Nữ Vương nhân lành liền dắt linh hồn ấy cách yêu đương, mà đem đến yết kiến Đức Chúa Giêsu; tức thì Đức Chúa Giêsu tiếp rước như bạn nghĩa thiết mà rằng: "Ớ bạn yêu dấu. Ta hãy vui mừng, vì buổi gian nan khóc lóc, thời áy náy lo sợ đã qua rồi; hãy đến mà lãnh mũ triều thiên vinh hiển đời đời. Ta đã lấy giá bửu huyết Ta mà chuộc lại cho bạn" (Cant 4,8). Đức Chúa Giêsu phán bấy nhiêu lời đoạn, liền đem linh hồn ấy đến bái yết Đức Chúa Cha, thì Đức Chúa Cha cũng tỏ lòng thương yêu ẵm lấy, mà ban phép lành cùng phán rằng: "Hỡi tớ rất trung nghĩa, hãy vào nơi cực lạc mà hưởng phước vô cùng, làm một với Chúa mầy" (Mt 25,21).

Lời than thở
Ly Chúa! Này đa bc nghĩa sp mình dưới chân Chúa, mà nhìn biết vn Chúa đã dng nên nó, cho đng lên thiên đàng; song đã ghe phen nó mê theo dc tình trước mt Chúa, mà chê b phước tht, li đành sa ho ngc na. Du mà con trông cy Chúa đã th tha mi tin khiên con, song con còn đau đn ăn năn, và hng ngày ăn năn cho đến chết, hu cho Chúa cũng hng ngày hng th tha ti con mt cách chc chn hơn na. Song thương ôi, du Chúa đã ban ơn tha th cho con mc lòng, con cũng hng xưng tht con đã c dám mt lòng Chúa, là Đng đã liu mng sng, đ cho con đng cai tr làm mt cùng Chúa. Ôi, ly Đc Chúa Giêsu, con xin cám t ngi khen lòng lành Chúa vô cùng, vì đã nín nhn con quá đi; đã không pht con, mà còn ban ơn soi sáng cho con, li kêu mi con cách lân ái cm đng na.

Ly Chúa cu thế rt đáng mến yêu, con biết rõ Chúa hn mun cho con ri linh hn, đ nhp vào s quê vc phước lc, mà kính mến Chúa đi đi; song Chúa mun cho con kính mến Chúa đi này trước đã, ri sau mi đng. Vy con dc lòng kính mến Chúa; du cho không có thiên đàng đi na, thì bao lâu con còn sng, con cũng quyết mt lòng kính mến Chúa hết sc con, hết linh hn con; min là con rõ ý Chúa ước ao cho con kính mến Chúa thì đ ri.

Ly Đc Chúa Giêsu, xin Chúa ban ơn giúp sc cho con, xin Chúa ch t b con; bi linh hn tôi hng sng vô cùng, nên trong hài điu tôi phi chn mt, hoc kính mến Chúa đi đi, hoc ghét Chúa kiếp kiếp. Ôi, con nht đnh la b kính mến Chúa đi đi mà thôi; con dc lòng kính mến Chúa hết sc đi này đã, cho đi sau con đng kính mến Chúa chng cùng. Xin Chúa hãy phán đnh vic con theo ý Chúa; xin Chúa hãy hành tr con mc lượng Chúa; min là cho con khi mt lòng kính mến Chúa thôi, ri s gì Chúa ly làm phi, xin Chúa lo liu cho con. Ly Đc Chúa Giêsu, con trông cy công nghip Chúa.

Ly Đc Bà Maria, con trông cy li M cu bu cho con, khi con đang mc vòng ti li, thì M đã cu con cho khi ho ngc; còn bây gi con ch ước ao mt mình Chúa, xin M hãy cu ly con, và hãy làm cho con nên thánh na.

 

61. Phước lộc thiên đàng làm cho kẻ lành phỉ dạ, là dường nào ?


Linh hồn vào đặng nơi phước lạc, thì chẳng còn phải chịu sự gì khốn khó nữa. Trên thiên đàng hết đau đớn bệnh hoạn, hết nghèo khổ thiếu thốn, hết trái ý cực lòng nữa; chẳng còn đắp đổi đêm ngày không còn đông hàn hạ thử; chỉ thấy trời thanh gió mát, chỉ thấy khí hậu ôn hoà; đời đời hưởng ngày vinh quang, kiếp kiếp hưởng xuân khoái lạc. Chốn thái bình chẳng còn bị hà hiếp khổ sở, không còn đeo lòng ghét dạ ghen; song mọi người đều hoà hiệp yêu nhau, ai nấy an thoả phần phước riêng mình, còn phước người chẳng hề đem bụng ghen tương.

Nơi thanh nhàn hết sợ hãi âu lo, vì linh hồn đặng vững bền trong ơn nghĩa Chúa, chẳng còn phạm tội đặng, cũng không còn mất Chúa đặng nữa. Mọi sự vui mừng trên cõi thường sinh hằng mới lạ luôn, nên lòng chẳng nhàm chẳng ngán, mọi sự đều an ủi, mọi sự đều phỉ tình. Mắt xem phong cảnh chốn thiên đàng tốt đẹp trọn hảo, thì sung sướng quá chừng (x. Thren 2,15). Ví như thấy thành nào quang ánh, đường sá lót toàn thuỷ tinh, đền đài ngoài vách xây bạc, trên mái lợp vàng, trong thiết đá ngọc quý giá, bông hoa đủ sắc xinh đẹp phi thường, ai lại chẳng khen ngợi. Huống nữa thành trên trời, càng oai nghi rực rỡ hơn muôn phần, thêm thay các đấng trong thành, toàn mặc cẩm bào kim ngân chói sáng, đẹp mắt vui xem biết là trùng nào.

Song vui chưa được thoả mãn đâu, lại còn thấy Đức Mẹ chói loà hơn cả thiên đàng, thấy chính vị Đức Chúa Giêsu là Cao dương Thiên Chúa, cùng là bạn thiết các linh hồn, là phước thanh nhàn các thánh thì lòng càng đặng hỉ hoan khoái lạc biết là dường nào! Xưa bà thánh Têrêsa, bữa kia vừa mới thấy cái tay Đức Chúa Giêsu tốt đẹp lạ lùng, liền vui mừng sửng sốt ra ngất trí vậy. Trên thiên đàng mũi hằng hưởng mọi mùi hương thơm ngạt ngào, trầm kỳ đâu dám sánh.

Tai hằng nghe những tiếng đàn hát êm ái, bát âm nào dám hoà? Như xưa, lần kia thánh Phanxicô khó khăn nghe giọng đàn cầm một thánh thiên thần gảy mà thôi, thì đã vui tai sướng quá, ngất đi như chết vậy. Phương chi nghe hết thảy thần thánh đánh nhạc xướng ca rập ràng, mà ngợi khen Chúa Cả thiên tào, thì hưng tâm khoái dạ biết là chừng nào (x. Ps 83,5). Ôi, có tiếng nào dịu dàng thanh bai cho bằng tiếng Đức Mẹ hát mừng Thiên Chúa hiển vinh? Như lời thánh Phanxicô Xalêdiô rằng: Tiếng Đức Mẹ hát trên thiên đàng, khác nào tiếng hoàng anh thảnh thót chốn rừng xanh, trổi xa giọng các thứ chim bội phần. Tắt một lời: Thiên đàng là chốn tích đầy mọi sự vui sướng, là nơi gồm đủ mọi điều khoái lạc, mà lòng chẳng còn có thể khao khát mơ ước đặng sự gì hơn nữa.

Song dầu các sự sung sướng mới suy đó, trí hiểu chẳng thấu, lưỡi nói không cùng mặc lòng, cũng chưa phải là phước nhất nước thiên đàng đâu. Phước trọng nhất làm cho cả thiên đàng đặng vui vẻ thanh nhàn, là xem thấy mọi sự trọn tốt trọn lành Đức Chúa Trời. Phần thưởng Chúa hứa cho ta trên thiên đàng, chẳng phải là đặng hưởng các sự sung sướng đặng xem các điều xinh đẹp, đặng nghe những tiếng đàn hoà đâu; song phần thưởng quý nhất hảo hạng, là chính mình Đức Chúa Trời, nghĩa là đặng xem thấy Chúa nhãn tiền, cùng đặng kính mến Người nữa; như lời Thánh Kinh chứng rằng: "Ta là phần thưởng trọng nhất cho mầy" (Gen 15,1).

Ông thánh Augustinô quả quyết rằng: giả như Đức Chúa Trời cho kẻ dữ trong hoả ngục đặng xem thấy mặt Người, thì hoả ngục liền trở nên thiên đàng lập tức; mà thánh nhân còn tiếp lời rằng: Nếu khi linh hồn nào mới lìa khỏi thế này, mà Chúa ban phép cho chọn một điều trong hai: hoặc đặng xem thấy mặt Chúa, mà phải chịu hình khổ hoả ngục; hoặc khỏi hoả ngục, mà chẳng đặng xem thấy mặt Chúa, chắc linh hồn ấy sẽ lựa điều thứ nhất.

Vậy đặng xem thấy mặt Đức Chúa Trời, cùng đặng kính mến Người, là phước trọng ngằn nào, thì ở thế gian này, trí ta thấp hèn suy chẳng thấu, song cứ những điều tai mắt xác thịt ta nghe thấy, ắt cũng có lẽ hiểu đặng chừng chừng đôi chút vậy. Trước hết phải biết lòng kính mến có sức mạnh, đến đỗi dầu ở thế gian này, mà cũng phát ra nhiều dấu lạ thường, tự bề trong thông ra bề ngoài: như xưa những thánh hết lòng kính mến Chúa, tuy đương còn sống ở thế, mà đôi khi chẳng những linh hồn bay lên thấu trời, song xác cũng nổi lên cao khỏi đất nữa. Kìa xem thánh Philipphê Nêri, ngày kia động tình mến Chúa mạnh quá, thì ngất trí đi; nên cả xác người, cả bàn người đang quỳ, đều bổng lên trên không.

Ông thánh Phêrô Ancăngtara, lần nọ suy gẫm về sự trọn tốt trọn lành Đức Chúa Trời, liền nức lòng kính mến Chúa quá sức, đến đỗi xác người hỏng lên khỏi đất, cũng nhổ bật luôn cây người đang ôm lên theo với nữa. Cũng không chán chi thánh tử đạo xưa, bởi hiểu biết Chúa tốt lành vô cùng, thì sinh lòng kính mến Chúa quá đỗi, nên dầu đương chịu những hình khổ dữ dằn, vẫn cứ tươi cười hớn hở dường hoa xuân mới nở vậy. Như lời thánh Augustinô làm chứng về ông thánh Vicentê rằng: Khi ông thánh ấy đương phải gia hình khảo lược, thì người chuyện vãn vui cười như thường, in tuồng không đau đớn chút gì.

Ông thánh Laurensô, khi đương phải nướng trên rá sắt, song cứ nhạo cười vua dữ, chẳng chút nao núng sợ hãi, vì lửa kính mến Chúa làm cho người không còn biết sức nóng lửa thế gian, thiêu đốt nữa. Song chẳng nói về các thánh làm chi, người tội lỗi cũng có lần nếm được sự ngọt ngào, bởi lòng kính mến Chúa mà ra; như khi nó đau đớn khóc lóc tội lỗi mình, nó thấy trong mình được điều an ủi phi thường. Bởi đó thánh Bênađô than thở thể này, thì thậm phải mà rằng: Lạy Chúa! Nếu như khóc vì lòng mến Chúa, mà còn đặng vui mừng thể ấy, huống nữa là đặng hưởng mặt Chúa, thì vui sướng biết là chừng nào, như khi linh hồn đương lúc nguyện gẫm, được ánh sáng bởi trời soi xuống, mà thấy rõ lòng lành Chúa đã thương xót mình, cùng hiểu biết lòng Đức Chúa Giêsu đã thương yêu mình, và hãy còn thương yêu nữa, thì lấy làm hỉ hoan không nói xiết.

Khi ấy linh hồn liền cháy lửa kính mến Chúa, đến đỗi ra bất tỉnh chẳng còn biết gì nữa. Dầu thế mặc lòng, ở đời này ta không lẽ thấy Đức Chúa Trời cho tường tận được đâu; chỉ thấy Người mờ mờ vậy thôi, vì bây giờ ra như còn có cái khăn, bịt mắt xác thịt ta lại, nên ta phải lấy mắt đức tin mà xem Chúa, dường bằng có màn che khuất vậy; song đến chừng cất khăn vén màn lên thì mắt ta sẽ xem thấy Chúa tợ mặt, ắt bây giờ ta mới hiêu biết, ta mới thấy rõ Chúa cao trọng, công bình, trọn tốt, trọn lành, đáng mến, hay thương là dường nào.

Lời than thở
Ôi, ly Đng tt lành vô cùng, con là đa rt vô phước đã xây lưng cho Chúa, cùng đã b lòng kính mến Chúa. Tht con chng còn đng xem thy mt Chúa, cũng chng còn đáng kính mến Chúa na. Song Chúa là Đng chng k gì đến thân Chúa, nên đã liu mình chu chết cách đau đn nhuc h trên cây thánh giá, vì lòng thương xót con. Vy bi Chúa đã chu chết vì con, con c lòng trông cy, ngày sau s đng phước xem thy mt Chúa, và kính mến Chúa hết sc con.

Song bây gi con còn phi lo s mt Chúa đi đi, vì ti con đã làm cho con mt Chúa ri, thì t rày cho đến mãn đi con, con phi lo liu th nào cho thoát khi s him nghèo y. Có phi con còn c phm ti mà làm mt lòng Chúa na hay sao? Thôi, thôi, Ly Chúa! Con hết lòng chê ghét mi ti li con đã phm, con lo bun hết sc, vì đã làm s nhc cho Chúa. Con li kính mến Chúa hết lòng, có l nào Chúa chê b k có lòng thng hi, cùng hết d yêu mến Chúa sao? Đng cu chuc con rt đáng mến yêu, con biết rõ Chúa chng n t rãy k tht lòng ăn năn chy đến sp mình xung dưới chân Chúa (x. Jo 6,37). Ly Đc Chúa Giêsu, con xin b hết mi s mà tr li cùng Chúa, mà m ly Chúa vào lòng con, xin Chúa cũng khng m ly con vào lòng Chúa cho cht.

Vì Chúa là Đng lòng lành vô cùng, nên con mi c dám thưa cùng Chúa th y; bi Chúa đã đành chu chết, vì lòng thương yêu con, thì con mi dám thưa như vy. Ly Chúa cu thế, xin Chúa cho con bn lòng kính mến Chúa.

Ly Đc Bà Maria là M con rt yêu du, vì lòng M mến thương Đc Chúa Giêsu, xin M cu bu cho con đng ơn bn đ. Con trông cy M s cho con đng như lòng con s nguyn.

 

62. Thiên đàng thưởng kẻ lành đời đời, là thể nào ?


Ở dưới thế gian này, kẻ có lòng kính mến Chúa, lấy điều này làm cực làm buồn hơn cả, là hằng lo sợ không biết mình đáng Chúa thương hay là Chúa ghét; như lời Thánh Kinh rằng: "Chẳng ai biết mình đáng Chúa thương hay là đáng Chúa ghét" (Eccl 9,1). Song ở trên thiên đàng kẻ lành đặng chắc mình kính mến Chúa như Cha, Chúa yêu dấu mình như con vậy; bởi dây thân ái đời đời bền bỉ chẳng hề đứt đặng, nên ngọn lửa kính mến hằng đỏ rực lên trong lòng, càng làm cho kẻ lành đặng thông suốt mọi điều mầu nhiệm trên trời; linh hồn sẽ rõ thấu Chúa bởi lòng thương ta quá hậu, nên đã ra đời làm người chịu nạn chịu chết vì ta, cùng đã lập phép Thánh Thể, để cho Chúa Tạo sinh nên Của nuôi loài hèn sâu bọ thể ấy, sẽ thấy tỏ tường mọi ơn lành xưa Chúa đã rộng ban, để cứu mình cho khỏi những chước cám dỗ, cùng những cơn nguy hiểm dường ấy.

Sẽ thấy rõ rệt những nỗi gian nan, những cơn bệnh hoạn, những sự khốn khó, những điều tai nạn, xưa mình mắc ở đời, thì chẳng phải là điều rủi ro bởi tình cờ mà xảy ra để hành phạt mình đâu; song thật là những dấu chỉ lòng Chúa thương, cũng là những phương rất tốt, Tạo Hoá xây vần để đưa mình về chốn thái bình. Nhất là sẽ thấy tỏ tội lỗi mình đã phạm xưa vô số, mà Chúa nhân từ đã nhịn nhục mình, lại đem lòng thương xót ban cho nhiều ơn soi sáng, và kêu mời nhiều phen cách lân ái, mà giục giã mình hối cải ăn năn nữa. Sau hết tự trên đỉnh núi phước lộc mà xem xuống, cũng sẽ thấy không biết bao nhiêu người đã phạm tội ít thua mình xa, rày đương phải thiêu đốt dưới hoả ngục vô cùng; còn mình thì chắc phần rỗi rỗi, và đặng hưởng mặt Chúa, đời đời chẳng còn sợ mất Của quý trọng ấy nữa.

Vậy kẻ lành hằng đặng hưởng phước lạc muôn đời, mà phước lạc ấy kiếp kiếp hằng giây hằng phút cứ mới lạ luôn, như lúc đầu mới vào cõi thường sinh vậy. Lòng hằng ước ao phước ấy luôn, hằng đặng như ý luôn; vì càng thoả mãn, thì càng khao khát; càng ham hối lại càng no say; vì sự ước ao hưởng phước thiên đàng, chẳng sinh ra điều gì khốn khó, khi đã hưởng đặng rồi, thì chẳng hề nhàm lờn bao giờ. Tắt một lời: kẻ dữ đầy lòng giận hờn ghen ghét, kẻ lành phỉ tình mãn nguyện, chẳng còn trông ước gì nữa.

Như lời thánh Têrêsa làm chứng rằng: Dầu ở thế gian này, khi Chúa ban cho linh hồn nào đặng lòng kính mến Người chí thiết não nồng, thì Người làm cho linh hồn ấy đặng say sưa phước ấy, đến đỗi dứt tình dính bén mọi sự đời này. Phương chi ở trên trời, các thánh đặng say sự kính mến Chúa trọn hảo biết là ngằn nào (x. Ps 35,9). Khi ấy kẻ lành sẽ xem thấy bản tính Đức Chúa Trời trọn tốt trọn lành vô cùng, rõ bằng một, sẽ kết hiệp cùng Người, và sẽ kính mến Người ngây ngất, đến đỗi chẳng còn nhớ chi đến mình nữa, chỉ lo một việc kính mến Chúa, chúc tụng Chúa, cám tạ Chúa và hưởng mặt Chúa tốt lành vô cùng mà thôi.

Vậy khi ta phải những cơn gian nan khốn khó, vui lấp lút đầu ở đời này, ta hãy nhắc trí lên, trông cậy phước thiên đàng, mà giục lòng chịu khó cho mạnh mẽ cho bền chí. Xưa bàn thánh Maria Egiếtpxiaca khi gần giờ mạng chung, thầy Dôdimô hỏi bà thánh ấy, vì cớ nào đã ở trên rừng đặng lâu năm làm vậy, bà thánh ấy liền trả lời: "Vì tôi trông hưởng Nước Thiên Chúa". Như xưa khi người ta toan đặt ông thánh Philipphê Nêri lên chức Hồng Y, người vất mũ lên trên không mà rằng: "Thiên đàng, thiên đàng mà thôi". Thầy Dilô dòng ông thánh Phanxicô khi nghe nói đến tên thiên đàng mà thôi, thì vui mừng quá, đến đỗi xác người bổng lên trên không.

Còn phần ta cũng phải nhớ đến thiên đàng như vậy, khi ta lâm cảnh phiền muộn rầu rỉ, mắc vòng lao lý tân toan ở đời này, hãy ngửa mặt lên trời mà an ủi ta, cùng than thở rằng: Có thiên đàng, có thiên đàng, gắng tới. Ta hãy suy rằng: Nếu ta làm tôi Chúa hết dạ trung thành, có ngày sẽ hết gian nan khốn khó, có ngày sẽ hết buồn rầu âu lo, mà đặng lên chốn bình an, hưởng phước tiêu diêu khoái lạc, chẳng hay cùng chẳng hay hết.

Ở đó, có các thánh đợi ta, ở đó có Đức Mẹ chờ ta, ở đó cũng có Đức Chúa Trời, tay cầm triều thiên chực đội cho ta, trong nước Người trị đời đời.

Lời than thở
Ly Chúa cu thế, Chúa đã dy con cu xin th này: "Nước Cha tr đến", vy con xin cu nguyn cùng Chúa rng: xin Chúa thng tr trót c linh hn con, hu cho nó phc mt quyn Chúa, là Đng tt lành vô cùng mà thôi. Ly Đc Chúa Giêsu, Chúa chng có tiếc gì, cho đng cu chuc con, xin Chúa hãy cu ly con cho đng ri, hu con đng kính mến Chúa luôn đi này, và đi sau chng cùng.

Con sp cp tr lưng cho Chúa đã ghe phen, mà Chúa chng chp, li ha sm ly con trên nước thiên đàng đi đi, cách rt yêu du, dường bng con chng h mt lòng Chúa bao gi. Vy du con đã đáng ho ngc nhiu ln, song con biết Chúa rt nhân t, li mun ban nước thiên đàng cho con, l nào con còn yêu ai đng, mà chng yêu Chúa sao?

Ôi, ly Chúa phi chi con chng làm mt lòng Chúa khi nào hết, thì phước cho con biết chng nào. Ôi, phi chi con còn có th sinh ra li đng mt ln na, đ mà kính mến Chúa cho lâu dài hơn thì tho biết bao nhiêu: song ri s đã l ri, thôi, con còn sng bao lăm ngày thế na, con xin dâng hết, mà kính mến Chúa, chng dám lưu li phút nào. tình yêu s thế gian, bây hãy ra cho khi lòng tao, mà nhường ch li cho Chúa, vì Chúa mun cai tr trót lòng tao, chng rt bt phn nào cho bây đâu. Đng cu chuc con, Đng lòng con yêu mến, Chúa con, xin Chúa hãy

 

63. Kẻ đã quen đường tội lỗi, thì khó mà cải sửa là thể nào ?


Ấy người mắc thói hư nết xấu cũng vậy, nó phải vượt qua biển hiểm thế này, là biển thường động ba đào, hay nhận chìm biết bao nhiêu người, phải đắm tàu chết đuối, nó lại đi chiếc ghe rệp gần hư, là xác thịt loài người, còn muốn chở thêm tội quen phạm cho đầy mặp nữa, thì lẽ nào mà trông vào cửa bình an, cho khỏi chìm ngấm, giữa lòng vực sâu hoả ngục đặng sao? Vì tính mê nết xấu làm cho trí khôn ra tối tăm, làm cho lòng dạ ra cứng cỏi, cũng dễ làm cho kẻ quen phạm tội, ra chấp mê trong đàng tội lỗi đến chết.

Trước hết ta hãy suy, tính hư nết xấu hay che lấp trí khôn. Vì sao các thánh cứ kêu xin Chúa ban ơn soi sáng cho và hằng lo sợ, kẻ trở nên người tội lỗi xấu nhất trong đời. Là vì các đấng ấy rõ biết, hễ mất ơn soi sáng, có lẽ phạm được hết các giống tội nặng nề quái gở. Bởi đâu mà nhiều người có đạo, cố chấp trong đàng tội lỗi, đến đỗi phải mất linh hồn. Là bởi tội lỗi đã làm cho mấy người mù mắt chẳng thấy, nên mới phải hư mất như vậy (x. Sap 2,21)

Bất kỳ tội nào, tự nhiên làm cho trí khôn ra tối tăm, càng thêm tội, thì càng thêm mù. Đức Chúa Trời là sự sáng chúng tôi, mà linh hồn càng xa Chúa, thì càng đục vào trong chốn tối tăm, càng chui xuống dưới vũng bùn tội lỗi, như lời thánh Gióp rằng: "Tính mê nết xấu đã thấm vào cốt tuỷ nó" (Job 20,11). Lẽ thường, chập úp khôn soi, phương chi bình đựng đất tràn miệng, lẽ nào mà ánh sáng mặt trời, soi vào giữa lòng bình đặng sao? Cũng một lẽ ấy, ơn Chúa soi sáng, làm sao mà chiếu thấu lòng đầy tội lỗi đặng? Vì vậy, đã từng thấy nhiều người tội lỗi, bởi mất ơn soi sáng, nên chẳng còn hãm khớp gò cương, chỉ buông lung phạm tội này đến tội kia, chẳng nghĩ gì đến việc cải quá tự tân, như lời Thánh Kinh: "Nó cứ xây quanh trong vòng tội lỗi" (Ps 11,9). Có lời thánh Antoniô rằng: nó lặn lội giữa vực sâu tối tăm, nó chỉ biết phạm tội, chỉ nói về việc phạm tội, chỉ nghĩ về cách phạm tội mà thôi, chẳng còn lấy sự phạm tội làm xấu gì nữa. Tắt một lời, nó ăn ở dường bằng không tin có Đức Chúa Trời, có thiên đàng, có hoả ngục, có sự đời đời!

Vậy khi người ta mới phạm tội một lần đầu, thì thấy trong lương tâm cứ ái ngại luôn không yên, mà sau đã phạm quen, lờn đi chẳng còn sợ sệt gì nữa. Vua thánh Đavít ví những người có thói quen phạm tội, cùng bụi cùng rơm bị gió hốt lên, nhẹ như bấc vậy (x. Ps 82,14). Ông thánh Ghêrêgôiriô cũng nói rằng: Hãy xem vỏ trấu kia đụng chút gió thổi, liền bay bổng lên nhẹ như không kẻ quen phạm tội cũng vậy, lúc đầu mới phải chước cám dỗ, thì còn dần dà, thụt lui thụt tới một chốc, khi đã phạm một lần, hai lần rồi thành quen, sau gặp dịp đụng cơn cám dỗ, thì ngã phạm liền, chẳng chút dụ dự nữa.

Bởi đâu thánh ra như vậy? Bởi tính hư nết xấu bị mắt nó lại. Ông thánh Ănxenmô rằng: Ma quỷ giỡn với kẻ quen phạm tội, cũng như đứa trẻ nọ chơi chim, lấy chỉ cột chân chim lại, đoạn thả cho bay đâu thì bay, đến chừng muốn kéo lui lôi tới mà chơi, thì giật một cái, chim liền té xuống đất. Kẻ có thói quen phạm tội, cũng một thể; tính mê nết xấu, là như sợi chỉ, ma quỷ dùng mà cột kẻ quen phạm tội, ma quỷ muốn giục nó phạm khi nào, cách nào, thì dễ như chơi vậy.

Ông thánh Bênadinô còn nói: Kẻ phạm tội đã quen thói, không cần phải có dịp mới phạm, chẳng khác chi cối xay kia, cứ quay theo gió, dầu không có ngũ cốc, dầu chủ không muốn xay nữa, mà nó cũng cứ xay luôn. Cũng vậy, thấy nhiều người dầu không có dịp nào, dẫu không sướng gì, dầu nhiều khi gần không muốn nữa, cũng cứ phạm tội trong lòng trí mãi, ấy là tại thói quen bắt nó phải phạm, như lời thánh Gioan Kim Khẩu đã nói. Mà thật, vì theo lời thánh Augustinô, tính hư nết xấu lần lần thành ra bệnh nghiện, bỏ đi không đặng nữa; còn theo lời thánh Bênađinô, tập tự tánh thành thói quen hoá nên bản tánh.

Bởi đó, như sự thở ra thở vào, cần cho người ta đặng sống thể nào, thì tội cần cho kẻ làm nô lệ thói quen phạm tội, cũng thể ấy. Ta dùng tiếng nô l, vì tôi tớ, tuỳ việc mà trả công; còn nô lệ, thì niết phải làm việc, mà chẳng trông chủ thương tình nghĩ tới. Cũng có nhiều người xuống đến bậc khốn nạn ấy rồi, vì nó phạm tội bởi thoái hư ép phải phạm mà chẳng sung sướng gì hết.

Trong Kinh Thánh có li rng: "K hư nết, khi đã sa xung vc sâu ti li, chng còn k gì hết, như lươn không qun chi lm đu" (Prov 18,3). Ông thánh Gioan Kim Khu gii câu y rng: Li nói đó ch k quen phm ti, mt phen đã nhn đu xung dưới vc sâu ti tăm, thì chng còn s gì hết; du sa pht khuyên lơn, du qu trách d dành, cũng như nước đ lá môn; du thiên đàng ho ngc, du Chúa du bà, nó đu coi như không c; chng khác nào trâu n tri tai, sét đánh bên lưng cũng không xu; khác th chim qu chim kên, h thy thây ma xác chết, thì đeo như sên, ăn no ăn sướng không ri đi đâu na.

Cha Rêcubitô kể tích một tên phạm kia bị án xử tử, khi phải điệu đến pháp trường, lúc đương đi thì nó ngẩng mặt lên, liền thấy một người nữ lịch sự, nó liền chiều theo ý trái tức thì. Cha Gixonpha cũng thuật chuyện một người nói phạm thượng bị án giải quyết, mà khi phải choàng dây vào cổ, thì nó còn nói lộng ngôn. Ông thánh Bênađô nói đến thức này, thật đã cùng mà rằng: Cầu nguyện cho kẻ có thói quen phạm tội, chẳng được ích gì hết, thà thương hại nó còn hơn, vì phải kể nó như đã mất linh hồn rồi vậy.

Vẫn như thế, vì nó đã nhào đầu xuống vực sâu, và bị đui rồi, lẽ nào còn trông nhảy lên được nữa sao? Chỉ có ơn phép lạ đâu nữa, thì mới trông được mà thôi. Ôi thân nó khốn nạn biết là trùng nào, chờ xuống hoả ngục đã, mới mở mắt ra; song khi ấy chỉ mở ra, để khóc lóc mình đã lầm lạc.

Lời than thở
Ly Chúa! Chúa đã thương con hơn nhiu người khác, mà rng ban cho con muôn ơn lành, k chng xiết; xong con li làm cho Chúa phi xu h nhuc nha quá l, nào xưa nay con có h làm cho k con quen biết, phi xu h đến thc y chăng?

Ôi, trái tim Chúa con, xưa trên thánh giá, đã phi ưu phin đau đn, vì ti li con biết là ngn nào. Cy vì công nghip Chúa, xin Chúa cho con nhìn biết mi ti li, mà tht lòng ăn năn. Ôi, ly Đc Chúa Giêsu, tuy con đy dy tính hư nết xu; song Chúa là Đng phép tc vô cùng, xin Chúa hãy làm cho con đy lòng kính mến Chúa. Vy con hết lòng trông cy Chúa, là Đng nhân t hay thương xót vô cùng.

Đng rt tt lành, con ăn năn vì đã làm mt lòng Chúa; phi chi con chết sm đi, hơn là sng khn sng nn đến nay, mà làm mt lòng Chúa. Con đã quên Chúa, mà Chúa chng quên con; may nh ơn Chúa sáng soi, bây gi con mi thy rõ điu y.

Vy bi Chúa đã ban ơn soi sáng cho con, xin Chúa cũng hãy giúp sc cho con, đng gi mt lòng trung nghĩa cùng Chúa. Con quyết thà chết ngàn ln, chng thà xây lng cho Chúa na. Song con hết lòng trông cy Chúa cu giúp con, thì đi đi con chng phi h thn (x. Ps 30,2). Ly Đc Chúa Giêsu, con trông cy mt mình Chúa, t chng bao gi con phi xu h vì ti, và cũng chng còn mt ơn nghĩa Chúa na.

Ly Đc Bà Maria, là Bà Chúa rt cao sang, con xin chy đến cùng M, con cũng trông cy M, thì đi đi con chng phi h thn. Đng con trông cy, nh li M cu thay nguyn giúp, thì con vng lòng trông cy, chng còn làm nghch cùng Con M bao gi na. Ôi, xin M cu cùng Chúa, thà đ con chết, chng thà đ con lâm điu khn nn dường y.

 

64. Tính hư nết xấu, làm cho lòng ra cứng cỏi, là thể nào ?


Khi tính mê nết xấu đã ám trí khôn rồi, thì lại làm cho lòng ra cứng nữa; ấy Chúa để cho lòng kẻ quen phạm tội ra chai đá như vậy, mà phạt tội nó đã từ rẫy ơn Người kêu mời nhiều phen, thật phải phép công bình lắm. Có lời thánh Phaolô chứng điều ấy cho ta, mà rằng: "Chúa muốn thương xót ai, hay là Người muốn phạt ai ra cứng lòng, thì mặc thánh ý Người" (Rm 9,18). Thánh Augustinô cắt nghĩa lời "Phạt ai ra cứng lòng" thể này: Chẳng phải Chúa phạt ngay kẻ có tội ra cứng lòng liền đâu, song Chúa cất ơn đi lần lần, để phạt tội nó đã dĩ ân báo oán; khi nó đã mất ơn Chúa phù hộ, lòng nó ra cứng trơ trơ như đá, ra lì trọi trọi như đe; như lời thánh Gióp rằng: "Lòng nó chai dường đá thác lăn, lì như đe thợ rèn vậy" (Job 41,15).

Bởi đâu mà các người khác, khi nghe giảng dạy về việc Chúa phán xét rất nhiệm nhặt, về những hình khổ kẻ dữ phải chịu trong hoả ngục, hoặc về sự thương khó Đức Chúa Giêsu đã chịu xưa, thì động lòng ăn năn thảm thiết, chỉ có một mình kẻ quen phạm tội, thì nghe như vịt nghe sấm, chẳng thấm thía vào đâu, dường bằng những lẽ chân thật ấy, không can thiệp chi đến nó; khác nào đe kia càng bị búa đập, lại càng lì lợm hơn nữa mà thôi.

Dầu thấy người này kẻ kia, chết tươi kế tiếp trước mắt, dầu nghe đất động sét đánh, liên thanh bên tai, thì lòng nó cũng không nao chẳng núng chút nào hết; lẽ nó phải tỉnh ngộ mà mở mắt ra, ai ngờ nó càng ngủ mê như chết, không phương đánh thức đặng (x. Ps 75,7).

Tính hư nết xấu, còn làm nghẹt tiếng lương tâm kêu trách nữa. Theo lời thánh Augustinô, thì kẻ có thói quen phạm tội, dầu phạm những tội rất xấu xa quái gở mấy mặc lòng, nó cũng lấy làm thị thường, coi như không cả. Bất kỳ việc gì là việc xấu, tự nhiên sinh trẽn sinh thẹn; mà kẻ quen phạm tội, cứ giơ mặt đen chì, chẳng biết xấu biết hổ gì đến ấy là lời thánh Hiêrônimô đã dạy làm vậy. Ông thánh Phêrô sánh kẻ có thói quen phạm tội với loài trư súc, ưa nằm vùi giữa vũng phân (x. 2 Pr 2,22).

Ví như con lợn cứ lăn lóc giữa đống phân nhớp nhúa, chẳng biết hôi biết thúi, kẻ có thói quen phạm tội cũng chẳng biết gì mùi hôi hám, bởi tính hư nết xấu bay ra, dầu kẻ khác rùng mình muốn mửa, nó cũng lấy làm thơm như thường. Thánh Bênađinô nói rằng: Như vũng phân thúi tha đỗi ấy, mà nó chẳng nhờm chẳng gớm thay, huống nữa khi Đức Chúa Trời đánh phạt nó, mà nó chẳng nhúc nhích, nào có lạ gì?

Bởi đó chẳng những nó không lo buồn đau đớn tội nó, mà nó lại càng vui mừng, reo cười khoe khoang vì đã phạm tội thích ý nữa (x. Prov 2,14; 10,24). Thương ôi, sự cứng lòng như ma quỷ thể ấy, chỉ điềm gì? Thánh Tôma Villanôva trả lời rằng: ấy là điềm phải mất linh hồn.

Vậy ớ con, con hãy sợ, kẻo con cũng phải lâm điều khốn nạn ấy chăng. Rủi mà xưa nay, con đã mắc tính hư nết xấu nào, đương buổi Chúa kêu mời con, con hãy kíp lo gỡ mình ra cho khỏi. Bao lâu con còn nghe tiếng lương tâm kêu trách cắn rứt, con phải lấy con làm có phước, vì là dấu tốt Chúa chưa bỏ con; song con phải thiên thiện cải ác, và phải lo kiếm thuốc mà trị chứng hờm ấy cho gấp, bằng không thì hờm ấy sẽ phá to ra mà khốn.

Lời than thở
Ly Chúa! Con chng biết ly gì mà đi ơn Chúa cho xng, vì nhng ơn Chúa đã xung cho con xưa nay; Chúa đã gi con biết my phen, mà con hng bưng tai chng nghe. L đáng con phi nhìn biết ơn Chúa, mà kính mến Chúa vì đã cu con cho khi ho ngc, và đã gi con cách thương yêu dường y; ai ng con c chc cơn nghĩa n Chúa luôn, mà làm cho Chúa phi s nhc như vy. Ly Chúa! Con chng còn dám phm đến lòng nhn nhc Chúa na, con đã làm mt lòng Chúa lm ri.

Ly Đng lòng lành vô cùng, có mt mình Chúa nhn nhc con đến bây gi; song con thy rõ Chúa chng còn nhn con hơn đng na, vì Chúa đã nín nhn quá chng ri. Vy ly Chúa, là Đng trn tt trn lành, xin Chúa hãy th tha cho con, xin Chúa khng xá mi điu s nhc con đã làm cho Chúa; con ăn năn hết lòng, và quyết t này chng còn dám li nghĩa cùng Chúa na. Gan nào mà con còn c lòng chc cơn nghĩa n Chúa na sao? Ôi, ly Chúa lòng con, xin Chúa cho con đng làm hoà li cùng Chúa, con chng dám công gì con, vì con ch đáng sa ho ngc mà thôi; song con trông cy công nghip Con Chúa, là Đng đã cu chuc con, mà nài xin Chúa khng cho con làm lành cùng Chúa.

Vì lòng mến thương Đc Chúa Giêsu, xin Chúa chu ly con vào trong ơn nghĩa Chúa, cho con đng bn lòng kính mến Chúa luôn. Xin Chúa hãy ty tr mi tình ý chng sch, ra khi lòng con, hu con đng nên ca Chúa cho trn. Ly Chúa c cao sang, con kính mến Chúa, Đng rt thương yêu linh hn người ta, Chúa là Đng đáng mến yêu vô cùng, ch chi con đng lòng kính mến Chúa luôn.

Ly Đc Bà Maria là M con, xin M ch đ con dùng năm tháng ngày gi con còn sng thế, làm điu phi nghĩa mt lòng Con M na, mt dùng kính mến Người, cùng ăn năn khóc lóc nhng ni phin ru, con đã làm cho Người by lâu nay.

 

65. Kẻ đã mắc tính hư nết xấu, đến chết cũng chẳng ăn năn trở lại, là thể nào ?


Vậy kẻ mắc tính hư nết xấu, đã mất ơn soi sáng, lại đã ra cứng lòng, cứ chấp mê cho đến cũng; rồi thường phải chết dữ (x. Eccl 3,27). Người nhân đức chỉ đi theo đàng ngay nẻo chính mà thôi (x. Ps 26,7). Còn kẻ quen phạm tội, cứ xây quanh lộn lui lộn tới (x. Ps 11,9); vì có khi nó bỏ tội được một lúc, rồi sau cũng lui lại mà thôi, cứ quanh quẩn trong vòng đó, chẳng bao giờ giáp mối. Ông thánh Bênađô ngăm nó rằng: Đáng sợ cho nó lắm thay, nếu nó không lo sửa mình lại, chắc sẽ phải khốn đời đời.

Song hoặc có ai trong nố ấy nghĩ rằng: thể nào tôi cũng trở lại trước giờ chết. Thương ôi, kẻ đã quen phạm tội, mà đợi đến tuổi già mới trở lại, thì rất đỗi gay go là dường nào, như lời Đức Chúa Thánh Thần phán tỏ rằng: "Buổi xuân xanh đã theo đàng nào, lúc già cả cũng sẽ theo lối ấy" (Prov 22,6). Cũng vì chúng tôi yếu đuối lắm, sức mạnh chúng tôi khác nào chút tro bả gai mà đốt ra vậy (x. Is 1,31). Bởi đó thánh Tôma Villanova nói: Linh hồn đã mất ơn Chúa, chẳng có lẽ nào mà giữ mình cho khỏi phạm tội mới đặng.

Vả lại ví như người đánh bạc, đánh sòng nào thua sạch lưng sòng nấy, mà còn đem cầm cả gia nghiệp, thảy một chén nữa, một ăn một thua, may chẳng có gỡ lại đặng, thì nó dại biết là chừng nào. Ấy kẻ đã quen phạm tội cả đời, mà ước mong dứt bỏ tính mê nết xấu trong giờ sau hết, thì cũng dại như vậy; vì sắc đen thì đời nào, mà đổi ra sắc trắng đặng sao? Cũng vậy, người cả đời đã mang thói xấu, có lẽ nào mà trông sau cùng, sẽ trở nên người tính tốt đặng chăng? Bởi đó, kẻ đã quan nề phạm tội, cùng đồ phải ngã lòng rủn chí, cho đến hết đời (x. Prov 28,14).

Thánh Gióp có lời rằng: "Nó bấu xé tôi, làm cho xác tôi phải thương tích liền bì, rồi như có người rất to lớn chờm đè oẹp tôi xuống nữa" (Job 16,15). Ông thánh Gêrôgoriô suy lời ấy, thì rằng: Như ai bị đứa côn đồ đánh, ban đầu mới phải một đôi dấu, còn có phương đỡ gạt được, song nếu bị liên đã, phải dấu nát cả mình, thì mỏn sức kiệt lực, ắt sau hết phải bó tay chịu chết mà thôi. Người có thói quen phạm tội cũng vậy: Khi mới phạm một vài tội, thường chưa mất ơn Chúa giúp cho hẳn, nên còn có sức một đôi chút mà chống trả; song nếu không lo trở lại cho kíp, cứ phạm tội hoài, thì tội nên như một người dềnh dàng đè dụi nó sát đất, ắt nó không còn thế gì ngóc đầu dậy nổi, một phải chịu chết mà thôi.

Tiên tri Giêrêmia ví tội với khối đá rất đỗi lớn, đè linh hồn xuống (x. Thêen 3,53). Cho nên thánh Augustinô nói kẻ có thói quen phạm tội cũng khó mà vùng dậy lắm, khác nào kẻ đã bị hòn đá lớn dằn dẹp mình xuống, nằm xếp một bề, không còn nhúc nhích ngo ngoe mà hất khối đá ấy cho văng xa khỏi mình đặng nữa.

Hoặc có người đã quen phạm tội, mà nghe lời ấy, nghĩ rằng: ôi thôi, nói như vậy, tôi đây phải ngã lòng, còn trông chi rỗi linh hồn đặng nữa sao? Chớ nghĩ thế, không đâu, con chưa phải ngã lòng đến đỗi ấy, nếu con muốn sửa mình, thì còn phương trông cậy lắm. Song hãy nghe lời cổ nhân nói rất hữu lý, mà rằng: chứng nguy cấp, phải dùng thần dược; ví như người đau bệnh nguy hiểm, có lẽ chết mà chẳng chịu uống thuốc, bởi không biết mình đau nặng, đến khi thầy thuốc án mạch xong, bảo nó rằng: ớ anh, tôi coi chứng bệnh anh thậm nguy vì không chịu uống thang này, ắt phải lo lui, thì con nghĩ người liệt ấy phải trả lời làm sao? Tất nhiên nó phải thưa rằng: Trình thầy, bây giờ dầu đắng dầu cay chi tôi cũng uống hết, vì người sống hơn đống vàng, nên xin thầy cứ hốt cho tôi.
Vậy ớ con, nay ta cũng bảo con, như thầy thuốc mới nói với người liệt đó, nếu con có thói quen phạm tội nào, thì con cũng mắc một bệnh tối nguy như mấy người đau chứng nan y khó trị, ấy là lời thánh Tôma Villanova dạy làm vậy, ắt con sẽ phải phạt đời đời. Nhưng nếu con muốn cho thuyên bệnh thì có thuốc; song con chớ nên trông ơn phép lạ làm chi; phần con một phải ra sức hãm mình dẹp tính xác thịt, phải xa lánh mọi dịp hiểm nghèo, đừng kết bạn cùng đoàn trắc nết, phải chống trả các chước cám dỗ và phú mình trong tay Chúa; con phải dốc lòng năng xưng tội, hằng xem sách thiêng liêng, và phải có lòng sốt sắng kính mến Đức Bà, mà hằng kêu xin Người cầu thay giúp sức cho con khỏi sa đi ngã lại nữa.

Con phép ép mình, bằng chẳng, con phải vương lấy lời Chúa ngăm kẻ cứng lòng: "Bây sẽ chết trong tội lỗi bây" (Ga 8,21). Nếu bây giờ con chẳng lo dùng ơn Chúa soi sáng cho nên, thì sau khó trông phương chữa. Con hãy nghe tiếng Chúa gọi con, như xưa đã gọi Ladarô rằng: "Ớ Ladarô, mầy hãy chỗi dậy mà ra ngoài" (Ga 11,43). Ớ người tội lỗi đã chết trong ơn nghĩa Chúa, mầy hãy đứng dậy, mà ra khỏi mồ hôi hám tính hư nết xấu mầy, mầy hãy kíp trở lại, mà phú dâng mình cho Chúa; mầy phải lo sợ, kẻo tiếng Chúa gọi mầy hôm nay, có khi là phen sau hết chăng.

Lời than thở
Ly Chúa! Không biết con còn mong đi chi na, có khi con mun đi cho Chúa t b con, mà qung con xung ho ngc chăng? Ôi Ly Chúa! Xin Chúa nín cho con mt bui na, hu cho con đng sa mình li, mà dâng mình làm tôi Chúa. Xin Chúa dy con cho biết vic phi làm, thì con dc lòng làm hết, chng dám b qua đâu.

máu thánh rt châu báu Đc Chúa Giêsu, xin giúp con cùng. Ly Đc Bà Maria, là Đng bu cha k có ti, xin M cu giúp con. Ly Đc Chúa Cha hng có đi đi, vì công nghip Đc Chúa Giêsu cùng Đc Bà Maria, xin Chúa thương xót con. Ly Chúa lòng lành vô cùng, con ăn năn vì đã làm mt lòng Chúa, con kính mến Chúa trên hết mi s. Vì lòng Chúa mến thương Đc Chúa Giêsu, xin Chúa th tha ti li con, xin Chúa cho con đng lòng kính mến Chúa, và hng lo s mt lòng Chúa li mà phi khn nn đi đi chăng.

Ly Chúa là s sáng cùng là sc mnh con, con trông cy Chúa s ly lòng nhân t, ban cho con mi điu con xin. Khi con xa cách Chúa, mà Chúa đã khng ban ơn cho con dường y, thì con càng trông cy Chúa hơn na; bây gi con tr v cùng Chúa, con dc lòng kính mến mt Chúa mà thôi, vì Chúa là Chúa Tri con, là s sng con, cùng là mi s con na.

Ly Đc Bà Maria là M con, con cũng kính mến M, con xin phú dâng linh hn con trong tay M, xin M cu bu cho con, khi s tai nn mt ơn nghĩa Chúa li na.

 

66. Muốn rỗi linh hồn, cần phải bền đỗ cho đến cùng; lại muốn thắng trận ma quỷ, phải dùng phương nào?


Có lời thánh Hiêronimô nói rằng: Mới khỉ sự ban đầu, thì nhiều người giỏi; mà bền chí đến cùng, ít kẻ hay. Xem như Saolê, Giudà, Tertulianô, ban đầu hay giỏi tử tế lắm; mà tại không bền đỗ trong đàng lành, nên chung cuộc chẳng nhằm chi hết. Đầu rốt hết, thì Chúa chẳng ưng là mấy; Chúa muốn cho sau cùng cũng tốt nữa, vì sau cùng có tốt, mới được phần thưởng mà thôi. Như lời thánh Bonaventura rằng: Có một kẻ bền đỗ mới được mũ triều thiên. Ông thánh Laurensiô Giutinianô cũng nói một ý ấy mà rằng: Sự bền đỗ là cửa thiên đàng. Vậy kẻ nào không qua cửa ấy, thì chẳng đặng vào nước thiên đàng.

Ớ con, bây giờ con đã dứt lòng tội lỗi rồi, mà con cũng tin chắc đã được ơn tha thứ nữa, rày con nên người nghĩa thiết cùng Chúa; song con phải biết con chưa chắc đặng rỗi linh hồn đâu. Song nếu con hỏi ta còn phải làm thể nào nữa mới được rỗi, ta xin lấy lời Thánh Kinh, mà nói cho con biết rằng: "Ai bền đỗ đến cùng mới được rỗi" (Mt 24,13). Con đã bắt đầu ăn ở tử tế, con đã cám đội ơn Chúa vì sự ấy hết lòng; song con hãy lắng tai, mà nghe lời thánh Bênađô bảo rằng: "Vẫn Chúa có hứa phần thưởng cho kẻ khỉ sự tử tế chúc; song ai bền đỗ đến cùng, mới lãnh được mà thôi". Vì nhắm đích mà chạy, thì chưa đủ; còn phải chạy cho tột đích nữa mới được; như lời thánh Phaolô khuyên bổn đạo rằng: "Anh em phải chạy làm sao cho giật được giải, thì mới toàn công" (1 Cr 9,24).

Vậy con đã tra tay cầm cày, là con đã khỉ sự ăn ở ra người đạo đức; song bây giờ là chính buổi con phải lo sợ hơn các lúc khác; như lời thánh Phaolô dạy bổn đạo rằng: "Anh em hãy lấy lòng run sợ, mà lo việc rỗi linh hồn" (Pl 2,12). Vì làm sao mà phải run sợ? Vì như rủi con ngoảnh cổ ngó lui lại sau, là trở về đàng xấu nẻo tà. Chúa sẽ loại con ra khỏi nước thiên đàng (x. Lc 9,62). Nay nhờ ơn Chúa giúp, con xa lánh các việc hiểm nghèo, siêng năng chịu các phép bí tích, suy gẫm hằng ngày, con hãy cứ làm như vậy luôn cho tới ngày Chúa đến phán xét con, con mới là có phước, như lời Thánh Kinh rằng: "Đầy tớ nào, khi chủ đến mà thấy đương chăm chú công việc siêng năng, thì thật có phước" (Mt 24,46).

Tuy bây giờ con ra sức làm tôi Chúa mặc lòng, song con chớ trông vì điều ấy, mà hết gian nan khốn khó, không nữa cùng giảm bớt đâu; con đừng trông sự ấy làm chi, vì có lời Đức Chúa Thánh Thần dặn con trước rằng: "Hỡi con, con có lòng làm tôi Chúa, con hãy đứng vững trong đàng công chính, cùng hãy lo sợ và hãy dọn mình cho sẵn mà chịu cám dỗ" (Eccl 2,1). Con hãy biết rày là chính buổi, con phải dọn mình cho sẵn hơn mọi khi khác, mà giao chiến cùng ba thù rất dữ, là tà ma, thịt mình, thế tục, vì ba thù ấy cũng dòm hành lúc này hơn các lúc khác, mà cự địch với con, để làm cho con thất trận.

Có lời thầy dòng Đêni chứng rằng: "Ai càng ra sức làm tôi Chúa, hoả ngục càng chí công chiến đấu kịch liệt"; ấy là điều Kinh Thánh cũng nói rõ rằng: "Khi thần dơ dáy phải đuổi ra khỏi linh hồn nào, nó chẳng nghỉ an đâu, song nó lại làm hết chước để lui vào cho được; nó bèn đi viện những quỷ xấu xa hơn đến giúp, mà nếu nó được việc, thì phen này linh hồn ấy càng phải khốn nạn hơn trước bội phần" (Lc 11,24).

Vậy con hãy chiêm nghiệm cho kỹ, phải dùng những khí giới nào mà đánh cho thắng ba thù ấy hầu đặng giữ nghĩa cùng Chúa luôn.

Mà thắng ma quỷ, chẳng có phương nào mạnh cho bằng sự cầu nguyện. Có lời thánh Phaolô rằng: "Chúng ta chẳng phải chiến đấu với loài có xác thịt máu huyết như ta đâu, song ta phải chống cự cùng những tướng hung dữ hoả ngục" (1 Ep 6,12). Ấy thánh tông đồ có ý dạy ta cho biết, bởi sức riêng ta, ta chẳng có tài nghề gì, mà đối địch với quỷ thần âm binh cho nổi đặng, nên ta cần phải cậy nhờ ơn Chúa phụ giúp mới đặng.

Mà khi có Chúa ban trợ ta, việc gì ta làm cũng kham hết (x. Pl 4,13). Mấy lời thánh Phaolô nói đó, thì ta ai nấy phải nghe lấy, mà bổ ích cho phận riêng mình. Song ơn giúp ấy, ai xin mới được mà thôi (x. Jo 16,24). Vậy ta chớ cậy sức riêng ta; nếu ta ỷ mình tài hay khôn ngõ, sẽ bại trận chẳng sai; nên khi nào ma quỷ cám dỗ ta, ta phải hết lòng cậy trông ơn Chúa cứu giúp, mà phú dâng mình trong tay Đức Chúa Giêsu, cùng rất thánh Đức Mẹ.

Ấy là điều ta phải giữ, nhất là trong những khi bị chước cám dỗ nghịch cùng nhân đức sạch sẽ; vì thường những cơn cám dỗ về sự ô uế xác thịt, thì dữ dằn khó chống trả hơn cả, và ma quỷ cũng thường nhờ đó mà hại đặng không biết bao nhiêu linh hồn. Cho hay nhân đức sạch sẽ rất đỗi mỏng mảnh giòn vỡ lắm, ta không sức mà giữ cho toàn vẹn đặng; nên phải nhờ ơn Chúa giúp sức mới đặng, như lời vua Salomon xưa đã nói về mình thể ấy. Vậy khi mắc phải cám dỗ về sự xấu xa, tức thì phải chạy đến cùng Đức Chúa Giêsu và Đức Mẹ, mà năng kêu tên cực trọng Giêsu Maria. Ai làm như vậy, chắc sẽ thắng; bằng ai chẳng cứ, chắc phải thua.

Lời than thở
Ôi, Ly Chúa! Xin Chúa ch b con xa cách mt Chúa (x. Ps 50,13). Con tin tht, nếu con chng b Chúa trước, thì Chúa chng b con bao gi. Song thương ôi, con đã tng biết sc con yếu đui, nên con ch mt mt s vương điu khn nn y. Ly Chúa! Xin Chúa ban ơn giúp sc cho con chng tr ho ngc, hng ra sc bt con v làm tôi tá nó; vì lòng Chúa yêu du Đc Chúa Giêsu, xin Chúa ban ơn y cho con.

Chúa cu thế, xin Chúa cho con bn lòng gi nghĩa cùng Chúa luôn, hu con đng kết hip cùng Chúa đi đi. Bi đó xin Chúa ban cho con đng lòng kính mến Chúa, vì ai chng kính mến Chúa, thì phi chết (x. Jo 3,14). Ly Chúa lòng con, có mt mình Chúa cu con cho khi chết khn nn thy mà thôi. Con đã hư mt, Chúa biết ri; song nh phước d lòng nhân t Chúa, thì con đã đng nghĩa li cùng Chúa như bây gi, mà con cũng trông cy c gi mt trc y luôn.

Ôi, ly Đc Chúa Giêsu, bi Chúa đã chu chết cách cay đng tt bc vì lòng thương con, nên xin Chúa ch đ con còn đành mt ơn nghĩa Chúa na. Con kính mến Chúa trên hết mi s; con hng trông cy chng h dt dây kính mến Chúa, ch chi con đng chết trong s kính mến Chúa, hu con đng sng mà kính mến Chúa đi đi.

Ly Đc Bà Maria là M s bn đ, M là Đng phân phát ơn lành y, vy con nài xin M, và trông cy M giúp con bn đ đến cùng.

 

67. Thế gian làm thủ hạ tướng Luxiphe, nên ta càng phải tu binh khí mà phản công cho mạnh, là thể nào ?


Bây giờ phải liệu cách nào mà thắng thế gian, ta hãy nghe cho biết. Đã hay ma quỷ, là tà thần hung dữ quỷ quyệt mặc dầu, song thế gian càng đáng cho ta sợ hơn nữa bội phần; vì nếu tà ma không dùng thế tục, cùng những người xấu nết làm thủ túc, nó chẳng thắng đặng nhiều trận đến đỗi ấy đâu. Vì vậy Chúa cứu thế dặn ta phải ra sức chống cự người đời, hơn là chống trả ma quỷ (x. Mt 10,17). Hẳn thật, người thế gian, nhiều lần xấu hơn ma quỷ, vì ma quỷ khi nghe đọc kinh cầu nguyện, nghe kêu tên cực trọng Giêsu Maria, thì liền tẩu thoát; song những bạn bè trắc nết, khi khuyến dụ ai phạm tội, nếu kẻ ấy lấy lẽ đạo mà kháng cự, thì chẳng những nó không trốn tránh, mà càng ra công ép uổng kẻ ấy theo gương mình; bằng chẳng, thì lại nhạo báng cùng xem kẻ ấy, dường bằng vô tâm vô trí bất tướng bất tài; khi nó hết rủ ren, thì lại nói kẻ ấy giả hình làm bộ nhân đức, để cho người ta khen là thánh.

Bởi đó, có nhiểu kẻ non gan, muốn cho khỏi những lời khích báng cười chê thể ấy, thì buông mình phục tùng, đẳng làm tá sứ Luxiphe, mà trở lại ăn giống mình đã mửa ra.
Ớ con, con hãy tin thật, nếu con muốn ăn ở cho ra người tốt lành, thì con hằng phải nên bia cho quân xấu nết khinh dể nhạo cười luôn; như lời Thánh Kinh rằng: "Lũ xấu nết chẳng ưa người theo nẻo chánh" (Prov 29,27). Vì sao? Vì tính hạnh người nhân đức thường chọi nết xấu kẻ tội lỗi. Cách người đạo đức ăn ở, nên như tiếng quở trách tính hư hoang đàng, lại bởi thường kẻ đã hư thân, thì cũng ưng cho người khác bắt chước mình, mà ra hư như mình nữa, để chẳng còn ai tử tế hơn mình, mà xốn lương tâm khó chịu.

Ở đời phải có như vậy, không sao tránh khỏi đặng, như lời thánh Phaolô rằng: "Ai muốn ăn ở theo gương Đức Chúa Giêsu, ắt không khỏi thế gian khuấy khoả" (1 Tm 3,12). Cách thánh đều phải chịu bắt bớ cả; mà ai thánh cho bằng Đức Chúa Giêsu? Thế mà Người cũng đã phải thế gian hành hạ cực khổ, đến đỗi phải giết chết cách đạo đức trên cây thánh giá, thì phận con làm sao?

Chứng xấu ấy nan phương cứu trị, vì những lời cao ý thế gian truyền tụng, thảy đều nghịch cùng những lẽ chân chính Đức Chúa Giêsu khuyên dạy mọi đàng. Những sự thế gian yêu chuộng, như sang trọng giàu có, sung sướng vui chơi, thì Đức Chúa Giêsu gọi là dại dột, như lời thánh Phaolô rằng: "Sự khôn ngoan đời này, là điều dại dột trước mắt Đức Chúa Trời" (1 Cr 3,19). Còn những sự Đức Chúa Giêsu yêu chuộng, như gian nan khốn khó phỉ báng cười chê, thế gian cho là điên cuồng (x. 1 Cr 1,18).

Song ta hãy an ủi mình ta mà vui mừng, vì nếu kẻ dữ chê bai cùng rủa nộp ta, thì Chúa lại khen lao ta, cùng chúc lành cho ta (x. Ps 108,28). Mà nếu Chúa cùng Đức Mẹ, hết thảy thần thánh, và hết mọi người lành đều cho ta là phải, thì chẳng đủ cho ta sao? Vậy ta hãy để cho kẻ tội lỗi muốn nói chi ta, thì nói như ý, phần ta cứ ra sức ăn ở cho đẹp lòng Chúa mà thôi; vì Chúa rất trung tín, rất khoan hậu với những kẻ tận tâm làm tôi Người. Khi ta làm việc lành phước đức, mà gặp những điều trắc trở trái ý, thì ta càng đặng đẹp lòng Chúa, và càng lập được nhiều công nghiệp.

Ta hãy suy như thể có một mình Chúa với ta, ở dưới thế gian này mà thôi. Cho nên khi những kẻ ham mê sự thế làm khổ sở cho ta, ta hãy phú nó mặc thánh ý Đức Chúa Trời; còn phần ta, hãy cám tạ ơn Chúa, vì Người soi sáng bênh vực ta, chẳng soi sáng phù hộ chúng khốn nạn ấy, rồi ta cứ phận sự ta mà làm. Ta hãy ở cho xứng người có đạo, chớ khá thẹn mặt; vì nếu ta hổ ngươi Chúa Kitô, đến ngày phán xét Người cũng sẽ hổ ngươi ta, mà chẳng nhận ta về bên tay hữu Người (x. Lc 9,26).

Nếu ta muốn rỗi linh hồn, ta hãy ép mình chịu khó, và phải hãm dẹp tính xác thịt, vì có lời Thánh Kinh rằng: "Có một kẻ ra sức hãm dẹp mình, mới cướp được nước thiên đàng mà thôi" (Mt 11,12). Nếu chẳng hành trị mình, thì chẳng đặng rỗi. Không có phương nào khác; bổn tính ta vốn lăng loàn, hay làm nghịch, nếu ta muốn tu nhân tích đức, ta phải trị nó cho tới tay, đừng a dua theo ý nó bao giờ, để cho nó biết đàng khắc kỷ phục lễ, thì mới được việc.

Nhất là ban đầu phải gắng công ra sức nhổ các tính hư nết xấu cho tuyệt, mới tập đặng thói lành nết tốt; mà khi tập đã thành rồi, sẽ lấy luật Chúa làm êm ái dễ giữ lắm. Xưa Đức Chúa Giêsu hiện ra cùng bà thánh Birigita mà phán rằng: "Trong việc tập đi đàng nhân đức, đầu hết phải chịu cực, nhiều lần đau đớn, dường bằng gai xóc vào lòng vậy; nếu chịu cho kiên tâm can đảm, đến sau những gai ấy, sẽ trở nên hoa hường thơm tho".

Vậy ớ con, con hãy lo giữ mình cho kỷ, vì có lời Đức Chúa Giêsu phán cùng con hôm nay, như xưa đã phán với người đau bại rằng: "Này con đã lành rồi, song con hãy lo giữ mình đừng phạm tội lại, kẻo sau con lâm phải điều gì dữ hơn trước chăng" (Ga 5,14). Thánh Bênađô lại dặn con rằng: Con hãy giữ mình, vì nếu rủi con ngã lại, thì con sẽ phải tai hại hơn các lần trước bội phần.

Như có lời Chúa phán rằng: "Khốn cho kẻ đã theo nẻo Chúa, rồi lại bỏ" (Is 30,1). Vì nó phải phạt như kẻ phản nghịch cùng ơn Chúa sáng soi (x. Job 24,13). Ấy kẻ đã đặng ơn Chúa soi sáng cả thể, song đến sau bội nghĩa thất tín, thì đã phải phạt ra tối tăm, cho đến chết trong đàng tội lỗi.

Lời than thở
Ôi, Ly Chúa! Con đi ơn lòng lành Chúa vô cùng, vì chng có b con ra ti tăm, mà ct ơn soi sáng như con đã đáng. Vy ly Đc Chúa Giêsu, con mc ơn Chúa quá l, nếu con còn xây lưng cho Chúa na, thì con bc nghĩa cùng Chúa là dường nào. Ôi, ly Đng cu chuc con, con chng dám na, con mt chúc tng lòng lành Chúa đi đi mà thôi (x. Ps 88,2).

T rày cho hết đi con, cho đến đi đi, thì con trông cy hát mng lòng nhân t Chúa, ngi khen lòng lân mn Chúa, hng kính mến Chúa luôn, và chng bao gi mt nghĩa cùng Chúa na. Nhng điu con đã bc nghĩa cùng Chúa xưa, bây gi con chê ghét trên hết mi s d, mà hng ngày khóc lóc thm thiết các s di dt con đã làm, và hng kính mến Chúa não nng hơn na, vì du con đã mt lòng Chúa quá đi, song Chúa cũng đã ban cho con nhiu ơn trng hu dường y.

Chúa đáng mến yêu vô cùng, con kính mến Chúa, t rày Chúa s tr nên s yêu mến con, cùng phước lc on. Ly Cha hng có đi đi, vì công nghip Đc Chúa Giêsu, xin Chúa ban cho con đng bn lòng gi nghĩa cùng Chúa, và kính mến Chúa luôn cho đến cùng. Con biết rõ, h ln nào con xin Chúa ơn y, Chúa chng h t chi bao gi, song con s e có ngày con tr ni, mà chng ân cn kêu xin chăng; nên xin Chúa hãy ban cho con đng lòng bn đ, và cho con hng xin Chúa ơn y luôn.

Ly Đc Bà Maria là Quan thy bu cha con, là chn con nương n, cùng là Đng con trông cy. Xin M cu thay cho con đng vng chí, mà xin ơn bn đ đến cùng. Cy vì lòng M mến yêu Đc Chúa Giêsu, xin M nguyn giúp coh con đng ơn trng y.

 

68. Muốn đánh dẹp xác thịt cho yên, phải dùng những phương nào?


Sau hết ta hãy suy, ta còn một kẻ thù thứ ba càng lăng loàn, càng đáng sợ hơn ma quỷ thế gian nữa, ấy là xác tht ta; chính là giặc nội công, nên ta phải tìm phương liệu kế, mà đánh dẹp nó cho gắt; bằng không, ta khó lo việc rỗi linh hồn ta lắm. Vậy phương thứ nhất là s cu nguyn, mà phương ấy ta đã chỉ vẽ rõ ràng trong điều gẫm trước rồi. Nay ta hãy xét cho kỹ về phương thứ hai, là s xa lánh dịp hiểm nghèo.

Ông thánh Bênađinô có lời rằng: chính điều Đức Chúa Giêsu răn dạy, làm như nền vững chắc cho kẻ có đạo được dựa vào, mà ăn ở nên người đạo đức, là phải xa lánh các dịp tội. Xưa có một thầy cả đi chữa người kia bị quỷ ám; khi làm phép trừ quỷ, thì thầy cả hỏi ma quỷ rằng: Thường mầy sợ bài giảng nào hơn? Quỷ liền thưa rằng: Bài giảng nào răn người ta xa lánh dịp tội, thì ta sợ hơn cả; vì nếu họ nghe mà vâng giữ như vậy, ta hết mưu cám dỗ. Quỷ nói thể ấy phải lắm, vì dầu kẻ có tội ăn năn dốc lòng thề nguyền hết sức, song không chịu dứt bỏ dịp tội thì ma quỷ cũng khinh dể nhạo cười.

Nhất là các dịp tội ô uế xấu xa, thường hay làm cho người ta ra tối tăm, như có cái màn che con mắt lại, không cho thấy những điều mình đã dốc lòng, những ơn soi sáng đã đặng, những lẽ chân thật vô cùng đã tin; tắt một lời, khi gặp dịp vừa ý xác thịt, thì ra như mù mắt, không còn thấy gì nữa. Ấy là căn do xưa đã làm cho tổ tông ta lâm phải tai nạn, mà lưu truyền hậu hoạn cho miêu duệ tử tôn; số là có lệnh Chúa cấm không được ăn trái cây kia, dẫu rờ đến mà thôi, cũng không đặng; như lời bà Evà đã nói cùng con rắn: "Chúa cấm chúng tôi không đặng ăn trái cây này, mà cũng chẳng đặng rờ đến nó nữa" (Gen 3,3).

Song bà Evà ơ hờ vô ý lắm thay, bà ta chẳng lo tránh dịp, cứ dạo ngang qua cây thường bữa, dạo lại bắt mặt ngó lên ngắm nghía, nhìn lui rồi lại nhìn tới, bèn lấy trái cây ấy làm xinh đẹp ngon lành, nên cầm lòng chẳng đậu, thôi. Phen này liền giơ tay vói hái, bỏ vào miệng ăn, mà chẳng còn nghĩ gì đến sự tai ương sau sẽ tới. Ấy mới ứng nghiệm lời Kinh Thánh rằng: "Ai ham sự hiểm nghèo, chắc phải bị" (Eccl 3,27), vì hễ năng cầm dao, thì ghe ngày đứt tay, không khỏi.

Có lời thánh Phêrô dặn ta phải giữ, vì ma quỷ hằng rình mò hai bên ta luôn mà rằng: "Ma quỷ cứ rảo quang gặp ai thì nuốt nấy" (1 Pr 5,8). Bởi vậy ông thánh Xyhphirianô rằng: Khi ma quỷ đã ra khỏi linh hồn nào rồi, nó liềm kiếm chước nọ tìm việc kia mà vào lại đó; hễ linh hồn nào không khéo, mà xoang lấy dịp, thì xong đời; vì ma quỷ sẽ vào trong linh hồn ấy lại, cùng nuốt nó chẳng tha.

Thầy Ghêricô xét chuyện ông thánh Ladarô xưa, tuy đã được sống lại mà ra khỏi mồ, song tay chân còn phải dây cột chặt; nên sau phải chết một lần nữa, thì rằng: Điều ấy chỉ kẻ có tội khi đã đặng khỏi chết về phần thiêng liêng, mà còn phải dây dịp tội buộc trói, ắt phải lo sợ cho lắm, vì dầu đã được sống lại mặc lòng, song rồi cũng phải chết lại chẳng sai.

Vậy muốn rỗi linh hồn, chẳng những phải dứt bỏ tội lỗi mà thôi; song còn phải xa lánh dịp tội nữa, là đừng bạn bè cùng người này, chớ năng lui tới nhà kia, đừng kết nghĩa với kẻ nọ, cũng chớ ân tình riêng cùng người nào khác nữa.

Song con chớ nói rằng: bây giờ tôi đã sửa mình tu tính rồi, nên dầu có nó chuyện vãn với người nọ, có nhìn xem kẻ kia, tôi cũng chẳng còn ý gì trái nữa, mà cũng không thấy trong mình, phải cám dỗ lòng động lòng lo tư tưởng chi hết. Này ta bảo cho con biết, họ nói trong xứ Moritania, có thứ gấu kia rảo cùng núi khắp rừng mà tầm loại khỉ, khi khỉ thấy gấu liền nhảy lên cây, lúc đó gấu làm thể nào? Gấu nằm ngay dưới gốc cây, không nhúc nhích ngo ngoe, giả đò chết; vừa khi thấy khỉ vọt xuống, gấu liền vươn dậy, bấu họng khỉ mà nhai xương.

Quỷ cùng dùng chước dối như vậy, nhiều lần nó nằm ngay đơ, giả đò chết, để cho người ta ngờ nó chẳng còn cám dỗ nữa, ai hay, khi người ta vô ý không lo, mà lần mò đến dịp tội, tức thì quỷ vùng dậy cám dỗ liền, chụp ngay đặng người mà giết chết. Ôi, biết bao nhiêu người, trước thì ân cần đọc kinh cầu nguyện siêng năng chịu lễ sốt sắng, thiên hạ cầm bằng thánh sống, song sau đã liều mình trong dịp tội, mà phải nên mồi cho hoả ngục thiêu đốt khốn nạn đời đời.

Như trong sử ký Hội Thánh có kể chuyện một bà kia nhân đức lắm, trong thì cấm cách, hằng làm những việc tỏ đức yêu người, cứ kiếm xác tử đạo mà mai táng. Ngày kia bà ấy gặp một xác nam nhân, tưởng là thiệt chết rồi, không ngờ còn chút hơi hoi hóp, bà ta liền đem về nhà thuốc thang cấp dưỡng, nuôi bòn hoạ may may hoạ; hay đâu lái ngoái thuyên dủ, lần hồi bình phục như thường. Song rủi thay, phước cho xác, mà hoạ cho hồn, phải chi chết đi khi kia, thì được phước tử đạo rồi. Cho biết lửa gần rơm lâu ngày phải cháy. Hai người thánh ấy như tiếng thiên hạ bây giờ xưng hô, bởi vô ra cận kề nhau thường bữa, ngày ngày lấn lứa trong dịp tội, nên lần lần đã mất nghĩa cùng Chúa, sau hết mất đến đức tin nữa.

Xưa có lời Chúa truyền dạy tiên tri Isaia giảng rao cho thiên hạ biết, loài người chẳng khác gì rơm khô, mà rằng: "Mầy hãy rao cho ai nấy biết, xác thịt loài người giống như rơm vậy" (Is 40,6). Ông thánh Gioan Kim Khẩu suy lời rằng: Rơm kia gần lửa nọ, lẽ nào không bén? Ông thánh Xyphirianô cũng nói rằng, hẳn vậy, ở giữa ngọn lửa không có lẽ nào mà không cháy.

Tiên tri Isaia còn bảo cho ta biết: "Sức ta ví như bùi nhùi gần lửa vậy" (Is 1,31). Vua Salomon cũng nói một ý ấy mà rằng: "Chẳng có chi dại cho bằng đi trên đống than đỏ, mà dám tự quyết không phỏng gan chân" (Prov 6,27). Cũng một lẽ ấy, liều mắc dịp hiểm nghèo, mà cậy mình không ngã, thì dại cũng chẳng thua chi. Hãy nghe lời Thánh Kinh rằng: "Mầy hãy lánh tội, như thấy rắn độc mà tránh đi vậy" (Eccl 21,2). Ông Vanphiriđô cắt nghĩa lời ấy rằng: Chẳng những phải tránh cho khỏi rắn cắn, phải tránh đừng rờ đến nó mà thôi, song cũng chớ đến gần nó nữa.

Có khi con còn nói chữa rằng: Vì có nhiều điều lợi nên tôi phải năng lui tới nhà nọ, phải thiết nghĩa cùng người kia. Này, con hãy nghe lời Thánh Kinh răn con rằng: "Như con thấy nhà ấy đem đường cho con xuống hoả ngục" (Prov 7,27), dầu có lợi chi cho mấy, con cũng đừng sá kể, vì nếu con muốn rỗi linh hồn, con phải từ nhà ấy cho hẳn, không nói lôi thôi gì được hết. Như lời Đức Chúa Giêsu đã phán trong Evang rằng: "Nếu con mắt hữu mầy nên cớ cho mầy phải sa hoả ngục, mầy hãy móc nó mà quăng cho khỏi mầy cho xa" (Mt 5,29). Con hãy xét lời này: Hãy quăng khỏi mầy cho xa, thì có ý chỉ phải dứt bỏ hết thảy mọi dịp cho hẳn, phải trừ hết thảy mọi cớ cho tuyệt.

Ông thánh Phanxicô khó khăn nói rằng ma quỷ thường cám dỗ những người đi đàng nhân đức đã dâng mình cho Chúa một cách khác, không phải như cám dỗ những kẻ đã ra xấu nết hư thân, đầu tiên chính ma quỷ chẳng lấy mây song dây dừa mà trói người nhân đức cho chặt đâu; song trước hết nó chỉ dùng sợi tóc mà thắt, rồi lấy sợi chỉ mành mà cột; lần lần dùng đến dây gai mà buộc, sau cùng lấy dây neo mà trói riết; thôi thì khi ấy nó cứ lôi bừa đến tội lỗi dễ như chơi.

Vậy ai muốn thoát khỏi mấy điều hiểm nghèo ấy, đầu sơ khai chớ lấy những sợi tóc, là hết thảy mọi dịp rất nhỏ mọn làm thị thường, như ăn ở lịch sự cách nọ, tư ơn chác nghĩa thế kia, thơ từ tin tức lúc này, cùng các điều lặt vặt khác như vậy, thì phải lo tránh cho xa. Còn về phần người đã quen lăn mình giữa vũng dâm dục thì dầu lánh các dịp gần mà thôi, ắt cũng chưa đủ đâu; song cũng phải tránh các dịp xa nữa; bằng không, phải ngã lại chẳng khỏi đâu.

Sau hết ta tóm lại cho dễ nhớ, hễ ai thật lòng muốn rỗi linh hồn, hằng ngày hằng phải dốc quyết vững vàng, chẳng hề lìa bỏ Chúa nữa, năng nhắc đi nhắc lại trong trí lời phương ngôn các thánh quen nói: "Thà mất mọi sự thế gian, chẳng thà mất Chúa lầm than đời đời". Song một sự dốc lòng chẳng còn đành dạ xa cách Chúa mà thôi, cũng chưa đủ; lại còn phải dùng mọi phương thế cho đặng giữ gìn Của trọng vô giá ấy nữa, thì mới trọn thỉ trọn chung.

Vậy phương thứ nhất, là xa lánh mọi dịp hiểm nghèo như ta mới dạy trên.
Phương thứ hai là năng xưng tội: ví như nhà năng quét tước, thì không dơ đặng; cũng một lẽ ấy, người năng xưng tội, thì linh hồn sạch sẽ luôn, được khỏi mọi tội lỗi đã đành, lại còn được những của ơn cần kíp, mà chống trả các chước cám dỗ nữa. Phải nặng chịu lễ, vì bí tích nhiệm mầu Thánh Thể, gọi là thần lương bởi trời mà xuống, để nuôi linh hồn cho sống; ví như xác chẳng ăn uống của thế gian, thì xác phải chết; mà linh hồn không dùng lương thực bởi trời, thì linh hồn cũng chẳng sống đặng, vì có lời Chúa phán: "Nếu bây chẳng ăn thịt Con Người, cùng chịu lấy bửu huyết Người, thì bây chẳng đặng sống" (Ga 6,54).

Lại Chúa đã hứa cho kẻ năng ăn bánh thiêng liêng là Mình Thánh Chúa, đặng sống đời đời mà rằng: "Ai ăn bánh này, sẽ đặng sống vô cùng" (Ga 27,52). Công luận Tridentinô gọi sự Chịu lễ là thuốc giải độc chữa ta cho lành các lỗi nhẹ, mà cùng giữ ta cho khỏi các tội trọng nữa.

Phương thứ ba là sự nguyện gẫm. Như lời Thánh Kinh rằng: "Mầy hãy suy các sự sau mầy, thì mầy chẳng hề phạm tội" (Eccl 7,40). Hẳn thật ai hằng nhớ đến những lẽ chân chính vô cùng là sự chết, sự phán xét, sự đời đời, thì chẳng phạm tội bao giờ. Trong khi nguyện gẫm, thì Chúa soi sáng cho ta (x. Ps 33,6); ấy là buổi Chúa nói khó cùng ta, Chúa dạy dỗ ta cho biết những điều phải lánh, cùng những việc phải làm, như lời Thánh Kinh rằng: "Ta sẽ đem nó đến nơi vắng vẻ tịch mạc, mà nói trong lòng nó" (Os 2,14).

Sự nguyện gẫm còn ví như lò lửa đỏ, đốt lòng ta kính mến Chúa, làm cho linh hồn ta đặng mát mẻ. Sau nữa hãy giữ kỹ điều đã dạy nhiều lần trước rồi, là muốn giữ nghĩa cùng Chúa, cần kíp phải siêng năng cầu nguyện, mà xin những ơn mình thiếu thống; ai không quen suy gẫm, thì cầu nguyện cũng khó, còn ai chẳng cầu nguyện chắc phải hư mất.

Vậy phải dùng mọi phương thế cho đặng lo phần rỗi, lại phải ăn ở cho có luật mẹo như thể này: ban mai sớm vừa thức dậy, trước hết phải cám ơn Chúa, rồi dâng mọi việc mình sẽ làm trong cả ngày cho sáng danh Chúa, và vì lòng kính mến Người; đoạn dốc lòng thà chết, chẳng thà phạm tội mất lòng Chúa với đọc một đôi kinh gì, xin Đức Chúa Giêsu cùng Đức Mẹ gìn giữ mình cho khỏi phạm tội trong ngày ấy; sau thì nguyện gẫm và xem lễ; nội trong ngày kiếm buổi, mà xem sách thiêng liêng, Chầu Mình Thánh Chúa, cùng viếng Đức Mẹ; ban chiều tối, lần hạt Mân Côi và xét mình; mỗi tuần rước lễ nhiều lần theo ý cha giải tội, mà phải vâng giữ lời người cho bền đỗ.

Còn như có cấm phòng được trong dòng nào nữa, hoặc làm việc lành phước đức nào khác, thì cũng có ích lắm. Lại cũng nên buộc mình làm một hai việc lành riêng để tỏ lòng kính mến Đức Mẹ, như ăn chay ngày thứ bảy; vì Đức Mẹ là Mẹ sự bền đỗ, mà ơn bền đỗ Người hứa ban cho kẻ làm tội Người (x. Eccl 24,30).

Ơn bền đỗ là một ơn rất trọng, nên hằng phải ân cần xin Chúa ban cho, nhất là lúc bị chước cám dỗ, phải năng kêu tên cực trọng Giêsu Maria, cho đến khi cám dỗ biến mất, mới thôi. Nếu con vâng giữ các điều ấy, chắc con sẽ được rỗi linh hồn, nếu con bỏ đi chẳng làm như vậy, chắc con sẽ phải mất linh hồn, mựa khá hồ nghi [3].

Lời than thở
Ly Đng cu chuc rt yêu du, con đi ơn Chúa vì Chúa đã ban ơn soi sáng cho con đng rõ biết nhng phương thế phi dùng, mà lo phn ri linh hn, con xin ha vi Chúa, con s dùng nhng phương thếy luôn chng h sai chy, vy xin Chúa giúp con hết lòng trung tín cùng Chúa. Con thy rõ Chúa mun cho con đng ri linh hn, thì con cũng ri cho đp lòng Chúa, vì Chúa rt khao khát phn ri con.

Ly Chúa! Con chng còn dám chng tr lòng Chúa thương yêu con na. Bi Chúa thương con chí thiết, nên Chúa đã nhn nhc con đi y, mà chng sá k ti con đã mt lòng Chúa li còn kêu mi con kính mến Chúa, thì con cũng nguyn ước mt điu y mà thôi. Đng nhân t tt lành vô cùng, con kính mến Chúa hết lòng. Ôi, vì công nghip Đc Chúa Giêsu, con nài xin Chúa ch đ con còn bc nghĩa cùng Chúa na; vì con ch ước ao mt điu mà thôi, là có sng, thì sng cho nh nghĩa biết ơn; bng không, thì chết đi cho ri, chng sng làm chi, mà phi ân vi Chúa.

Ly Chúa! Vic Chúa đã kh công, thì xin Chúa hãy làm cho thành tu (x. Ps 67,29). Vy xin Chúa hãy khai quang con, xin Chúa thêm sc cho con, xin Chúa ly la kính mến Chúa, mà đt lòng con.

Ly M là Kho tàng tích đy mi ơn thánh sng, xin M hãy giúp đ con, xin M hãy nhìn ly con, là tôi t M, y là tước con mơ ước hết lòng. M hãy cu cùng Đc Chúa Giêsu cho con, trước là nh công nghip Người, sau là nh li M kêu xin, con chc s được ri linh hn.

 

69. Đức Chúa Trời nhân từ có lòng thương yêu người ta, là thể nào ?


Tiên vàn con hãy suy Đức Chúa Trời đáng cho con kính mến là ngằn nào, vì Người đã thương yêu con trước khi con chưa kính mến Người; lại vì trong hết mọi Đấng trên trời dưới đất, Đấng thương con trước hết, là chính mình Đức Chúa Trời chúc. Đã hay ở thế gian này, kẻ thương con trước hết, là cha mẹ con, song khi biết con rồi đã, thì mới thương mà thôi. Còn về phần Đức Chúa Trời, thì khác lắm: Khi con chưa sinh ra, Chúa đã thương yêu con; dầu lúc cha mẹ con chưa có ở đời, Chúa cũng đã yêu dấu con rồi; mà cho dẫu thuở chưa có trời đất, Chúa cũng đã thương yêu con rồi nữa.

Biết bao lâu trước khi chưa có thế gian, mà Chúa đã đặt trí thương đến con, phải chăng ngàn năm, phải chăng muôn đời, trước tạo thiên lập địa, nào biết đâu mà định chừng đoán phỏng? Trong việc Chúa thương yêu con, thì không tính năm, tính đời đặng đâu; con một phải tin thật rằng, Chúa đã thương yêu con từ trước vô cùng, như lời Thánh Kinh rằng: "Từ thuở đời đời, Ta đã thương yêu mầy" (Jer 31,3).

Tắt một lời, từ khi có Chúa, thì Chúa đã thương yêu con luôn; từ thuở Người yêu mến mình Người, thì Người cũng đã đem lòng thương yêu con nữa. Bởi đó bà thánh Anê, là một thiếu nữ đồng trinh, xưa khi người động tình muốn yêu sự thế, thì nói lời rất chí khí cùng loài thọ sinh rằng: ớ thế gian, ớ loài thọ sinh, tao chẳng yêu bây đặng, tao chỉ yêu mến Đấng đã khởi đầu yêu tao trước hết, là Đức Chúa Trời mà thôi; vậy nên tao phải làm tôi Người, phải thờ lạy Người, và phải dâng trót lòng tao, mà kính mến Người, thì mới nhằm lẽ.

Vậy ớ con, Chúa đã yêu dấu con từ trước vô cùng, vì dầu Chúa có phép dựng nên muôn vàn người khác đặng nữa, song Người chỉ một lòng thương yêu con, nên đã chọn lấy con, mà dựng nên con, hằng nuôi dưỡng con, cùng hằng gìn giữ con cho sống ở đời này. Lại cũng vì một lòng thương con, nên Người đã dựng nên muôn loài khác xinh tốt lạ lùng, trước là để cho con đặng hưởng dùng, sau là để nhắc lại cho con nhớ lòng Chúa đã thương yêu con, mà đừng quên phận con phải kính mến Người.

Như lời thánh Augustinô than thở rằng: "Lạy Chúa tôi, cả cuộc càn khôn, đều cao rao giục bảo tôi phải kính mến Chúa là ngằn nào". Khi người nhìn xem nhật nguyện tinh thần, hải hà sơn phụ thì người tưởng như nghe lời hết thảy các loài thọ sinh ấy bảo người rằng: Ớ Augustinô, mầy hãy kính mến Chúa cho lắm, vì Chúa đã dựng nên ta đây để thu phục lòng mầy, hầu cho mầy đặng hết dạ mến yêu Người.

Xưa thầy Răngxê lập dòng khổ tu, hễ khi thấy gò nổng suối khe, bông hoa thảo mộc, thường nói các loài mỹ hảo ấy, nhắc lại cho người nhớ lòng Chúa đã thương yêu người, khôn kể xiết. Bà thánh Têrêsa xưa cũng tưởng như các loài thọ sinh hằng trách người vô ân bội nghĩa cùng Chúa luôn. Còn bà thánh Maria Madalêna đề Phady, khi nào cầm hoa đẹp, hoặc quà gì ngon, thì thấy trái tim mình như phải tên lửa kính mến Chúa thâu vào mà suy rằng: ấy từ thuở đời đời, Chúa tôi đã đặt trí đến mà dựng nên hoa này, để giục lòng tôi kính mến Người.

Nay con hãy xét về phần con cho biết, Chúa đã dủ lòng thương con một cách riêng, mà cho con sinh ra nhằm nơi có đạo, ở giữa Hội Thánh. Hãy xem xung quanh con, biết bao nhiêu người còn sùng bái bụt thần, còn thờ lạy ma quỷ, còn mê đạo dị đoan, còn nghe theo đạo lạc, mà phải mất linh hồn. Hẳn trong muôn vàn người, không mấy ai được phước sinh ra nơi tin đạo chính, mà phần con lại được ơn riêng, Chúa ban cho dự vào sổ hi thiểu kẻ giữ đạo thánh Người, thì còn có ơn nào, ví cho bằng ơn đặng tin đạo thật nữa sao?

Thương ôi, biết mấy triệu người còn mất phước hưởng các phép bí tích, mất phước nghe lời giảng dạy, mất phước xem những gương lành gương tốt, mất phước nhờ mọi phương linh nghiệm, Hội Thánh liệu cho để lo phần rỗi! Song Chúa đã khấng rộng ban cho con, những ơn rất trọng dường ấy, chẳng phải bởi con có công nghiệp gì đâu, mà lại đầy dẫy tội lỗi vô số nữa; vì khi Chúa đem trí đến mà dựng nên con, cùng thi ân cho con như vậy, thì Chúa đã thấy trước sau này con sẽ làm nhiều điều sỉ nhục cho Người; dầu vậy, Chúa cũng cứ dựng nên con, cũng cứ ban những ơn trọng ấy cho con, thì con phải hết lòng cám mến ơn Người, mới là hiếu đạo.

Lời than thở
Ly Chúa c tri đt là Đng tt lành oai nghi vô cùng. Chúa đã thương yêu loài người quá bi, mà sao loài người tr li khinh mn Chúa đến đi y? Thương ôi, xét trong thiên h, chng có ai đã đng phước Chúa thương mt cách riêng, mà rng ban cho nhng ơn rt l thy cho bng con; song cũng chng có ai đã khinh d Chúa cho bng con na. Ly Đc Chúa Giêsu, là Đng cu chuc con, con xin sp mình xung dưới chân Chúa.

Tht con đã bc nghĩa cùng Chúa, đã đáng cho Chúa t b con; song đã có li Chúa phán ha, chng h t rãy k tht lòng ăn năn, chy đến cùng Chúa mà rng: "Ai chy đến cùng Ta, thì Ta chng đui nó ra đâu" (Ga 6,37); vy muôn ly Chúa, con đau đn ăn năn, vì đã mt lòng Chúa, xin Chúa ch xua đui con. Xưa con chng nhìn đến Chúa, song nay con nhìn biết Chúa là Chúa con cùng là Đng cu chuc con, đã chu chết mà cu ly con, hu cho con đng kính mến Chúa.

Ly Đc Chúa Giêsu, biết bao gi con hết phi nghĩa cùng Chúa? Biết ngày nào con đem lòng kính mến Chúa cho tht? Ôi, t hôm nay, con quyết mt lòng kính mến Chúa cho hết d, và chng đ lòng mà mến thương ai, mt mến thương Chúa mà thôi. Đng tt lành vô cùng, con xin th ly Chúa, thế cho nhng người chng h th ly Chúa, con xin kính mến Chúa, thay vì nhng k chng kính mến Chúa bao gi. Con xin kính mến Chúa, con cy trông Chúa, con yêu mến Chúa, cùng dâng mình làm tôi Chúa, xin Chúa ban ơn giúp sc con cùng.

Chúa rõ biết con rt hèn sc yếu đui, nên du lúc con vô tình lt lo vi Chúa, chng đem lòng ước ao kính mến Chúa chút nào, mà Chúa còn rng ban cho con, nhiu ơn trng hu thy thay, hung na là bây gi con thành tâm kính mến Chúa, và khát khao kính mến Chúa hết sc, l nào mà con chng nên trông cy ơn Chúa thương hơn trước sao? Ly Chúa rt nhân t, xin ban cho con đng lòng kính mến Chúa cho st sng, mà b quên hết mi s gi trá đi này; đng lòng kính mến Chúa cho mnh m, mà lướt thng nhng điu gay go ngăn tr con vâng theo ý Chúa, đng lòng kính mến cho vng bn, mà kết hip cùng Chúa chng h lơi. Ly Đc Chúa Giêsu, vì công nghip Chúa, con trông cy s được mi điu như lòng s nguyn.

Ly Đc Bà Maria là M con, nh li M chuyn cu, con trông s được như ý cu xin.

 

70. Chúa bởi lòng thương yêu ta quá bội, nên đã liều mình vì ta, là thể nào ?


Dầu Đức Chúa Trời đã dựng nên mọi vật, cho ta đặng hưởng dùng mặc lòng, song Người cũng chưa mãn nguyện, Người còn liều mình vì ta nữa, mới phỉ tình; như lời thánh Phaolô làm chứng rằng: "Chúa bởi lòng yêu dấu ta, nên đã liều mình vì ta" (Ep 5,2). Xét mà coi thì rõ tội là một điều rất đáng chê ghét mọi đàng, vì nó làm cho ta mất ơn nghĩa Chúa, mất nước thiên đàng, lại kéo ta xuống hoả ntục chịu hình khổ muôn kiếp nữa; song Con Đức Chúa Trời đã đành bỏ trời xuống thế làm người, mà chuộc ơn thánh cùng thiên đàng lại cho ta, hầu ta đặng khỏi chết đời đời, hẳn là một việc rất lạ lùng, làm cho cả trời đất phải sửng sờ bỡ ngỡ.

Như khi thấy đấng làm vua sang trọng, mà mặc lấy lốt phàm trở nên sâu bọ, vì lòng thương giống côn trùng, thật chuyện cũng đã lạ thường lắm thay; huống nữa là thấy Đức Chúa Trời mặc lấy tính loài người hèn hạ, vì lòng yêu dấu ta, thì ta càng phải lấy làm lạ biết là dường nào. Ôi, Chúa tể càn khôn, mà trở nên loài có xác thịt như ta (x. Ga 1,14).

Song khi suy đến những điều Con Đức Chúa Trời đã làm, đã chịu vì lòng thương ta, lại càng thêm sửng sốt hiểu chẳng thấu. Giả như Chúa muốn dùng một giọt máu mình, hoặc một chút nước mắt, hay là một lời cầu nguyện mà chuộc lấy ta, thế tất cũng đã dư rồi, vì một lời của Đấng có tính Đức Chúa Trời cầu xin, đã có trọng vô cùng, đủ mà chuộc cả thế gian này, cùng muôn vàn thế gian khác nữa. Song ông thánh Gioan Kim Khẩu nói: Đủ mà chuộc lấy chúng ta, thì vẫn đủ, nhưng không đủ mà làm cho thoả lòng Chúa thương ta vô ngằn đâu.

Chúa chẳng những muốn cứu lấy ta mà thôi, song Người còn ước ao cho ta kính mến Người hết dạ, như Người đã thương yêu ta rất nhiều; nên Người đã tình nguyện chọn bậc thấp hèn, ăn ở ti tiện, trót đời những gian nan khốn khó, sau cùng lại chịu chết cách rất cay đắng hơn hết trong đời, để làm cho ta đặng hiểu rõ lòng Người hằng phải lửa thương yêu ta thiêu đốt.

Ôi, lòng Chúa yêu dấu ta thới quá là dường nào, dầu cho loài người dưới thế, dầu cho thần thánh trên trời, cũng không bao giờ hiểu thấu. Ta rằng "thới quá", vì là chính lời ông Môisen và tiên tri Elia, xưa hiện ra trên núi Tabôrê, mà nói về sự thương khó Đức Chúa Giêsu rằng: "Bởi lòng Chúa thương ta quá bội, nên Người sẽ chịu nạn chịu chết, mà làm cho hoàn toàn tất việc cứu chuộc thiên hạ, tại thành Giêrusalem" (Lc 9,31).

Như lời ông thánh Bonaventura than thở rằng: Ôi, sự đau đớn chi mà thới quá làm vậy! Lòng thương yêu gì mà quá hậu lắm bấy. Giả như Đấng cứu chuộc ta chẳng phải là Đức Chúa Trời, song chỉ là một người bạn hữu ta, hay là một người thân thích ta, thì có tỏ đặng dấu nào khác, mà chứng lòng thương yêu ta, cho bằng chịu chết vì ta sao? Lại giả sử Đức Chúa Giêsu phải cứu lấy chính mình Đức Chúa Cha đi nữa, thì có làm được điều gì khác, mà tỏ ra lòng thương Đức Chúa Cha hơn vậy nữa sao?

Thôi ớ con, ta nói cho cùng lý: Cho đi con là Đức Chúa Trời, cùng là Đấng sinh thành Đức Chúa Giêsu, thì Đức Chúa Giêsu có làm đặng việc gì khác mà tỏ lòng thương con, cho bằng thí mạng liều thân, mắc phải trăm điều hèn hạ, xấu hổ, khốn cực, đau đớn chăng? Song nói chi cho cao xa, ta một giả sử thể này cho con dễ hiểu, như một người nào rốt hèn trong thiên hạ, vì con mà đã làm đã chịu các sự Đức Chúa Giêsu đã làm đã chịu xưa, có lẽ nào mà con chẳng thương yêu nó sao?

Vậy thì lương tâm con nghĩ thể nào? Con có tin Đức Chúa Giêsu đã ra đời làm người, cùng đã chịu nạn chịu chết hay không? Như con tin, thì sao con chẳng kính mến Người? Sao con còn để lòng yêu vật khác, mà chẳng yêu mến Người? Có khi tại con còn nghi nan Chúa không thương con đến đỗi ấy chăng?

 

71. Phép Thánh Thể thật ơn rất quý trọng là thể nào ?


Trong phép bí tích nhiệm mầu này, có ba điều ta phải suy cho thâm trầm chín chắn: một là Chúa ban cho ta một ơn rất trọng; hai là Chúa tỏ tình thương yêu ta quá bội; ba là Chúa hết lòng ước ao cho ta chịu lấy Người.

Trước hết ta hãy suy khi ta chịu lễ, Đức Chúa Giêsu ban cho ta một ơn rất trọng, là phút trót mình, làm của nuôi linh hồn ta. Như lời thánh Augustinô rằng: "Dầu Chúa là Đấng phép tắc vô cùng mặc lòng, cũng chẳng có thể ban cho ta ơn nào khác trọng hơn ơn ấy đặng nữa". Ông thánh Bênadinô thừa ý ấy, mà tiếp rằng: Quả nhiên như vậy, vì ai trọng gặp đặng kho tàng nào quý báu hơn Mình Thánh Đức Chúa Giêsu sao?

Có lời tiên tri Isaia rằng: "Hỡi loài người, hãy cao rao những việc Chúa tìm ra, mà tỏ lòng thương yêu ta, rất lạ lùng là dường nào" (Is 12,4). Phải rồi, như Chúa cứu thế chẳng có tự nguyện ban ơn trọng ấy cho ta, thì đời nào mà ai trong chúng tôi, cả dám xin: Lạy Chúa, nếu Chúa muốn cho chúng tôi biết Chúa có lòng thương yêu chúng tôi, xin Chúa hãy ẩn mình trong hình bánh, để phút trót Mình Chúa làm của nuôi linh hồn chúng tôi.

Có lời ông thánh Augustinô rằng: Dầu nghĩ đến điều ấy trong trí mà thôi, cũng đã cho là điên cuồng rồi. Cho nên khi Đức Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ Người, về ơn trọng phép Thánh Thể Người muốn trối lại cho ta, thì phô ông ấy chẳng chịu tin lời Chúa, liền đi tách ra mà nói xầm xuất với nhau rằng: "Lời ấy nghe chói ta, nào ai tin đặng" (Ga 6,61). Song điều gì trí khôn người thế, không bao giờ nghĩ đến đặng, thì Đức Chúa Giêsu bởi lòng thương ta quá hậu, đã lưu tâm cùng đã làm cho thành sự nữa.

Theo lời ông thánh Bênađinô, Đức Chúa Giêsu đã trối phép Thánh Thể lại cho ta, để nhắc ta nhớ đến Chúa đã tỏ lòng thương yêu ta khi chịu nạn chịu chết. Như lời Người đã phán tỏ trong Evang ông thánh Luca rằng: "Bây hãy làm sự này mà nhớ đến Ta" (Lc 22,19). Ông thánh Bênađinô còn nói: Chúa cứu thế đã liều mình chết vì ta, mà chưa phỉ tình yêu dấu, nên trước khi chết, Người chạnh lòng thương, ban cho ta một ơn rất trọng hơn hết mọi ơn khác, là phút trót mình cho ta, để làm của nuôi linh hồn ta nữa.

Cứ lời thầy Ghêricô, thì Đức Chúa Giêsu còn gắng gổ mà lập phép Thánh Thể này để tỏ lòng thương ta một phen sau hết; ấy là điều Công luận thành Tridentinô đã giải rõ ràng rằng: "Trong phép Thánh Thể, Đức Chúa Giêsu đã đổ xuống mọi ơn quý giá bởi lòng thương yêu loài người quá hậu" (Sess 13, cap 2). Có lời thánh Phanxicô Xalêdiô: Nếu vua nào gởi ban cho đứa khó hèn kia một món gì của mình ngự thiện, ai mà chẳng lấy điều ấy làm dấu vua yêu nó lắm sao?

Mà như đức vua truyền ban cho nó, toàn bữa của ngài ngự, ai nấy đều cho là thương lạ thương lùng. Huống nay hoàng thượng lại ra sắc cắt lấy thịt trong thân thể mình, mà nuôi nó hằng ngày, thì chỉ dấu vua yêu nó càng phi thường biết là bao nhiêu? Song trong phép Thánh Thể, Đức Chúa Giêsu ban cho ta chẳng phải một món đồ ăn nào, cũng không phải một phần nào bởi trong thân thể Người đâu, bèn là trót Mình Thánh Người, gồm cả xác cả linh hồn, cùng tính Đức Chúa Trời nữa, để làm của nuôi ta, như lời Người đã phán: "Bây hãy chịu lấy mà ăn, này là Mình Ta" (Mt 26,26).

Ông thánh Gioan Kim Khẩu nói: "Tắt một lời khi Đức Chúa Giêsu ban mình Người cho con trong phép Thánh Thể, thì Người cũng ban cho con mọi sự Người có hết thảy, chẳng lưu lại cho Người phần nào". Vì vậy ông thánh Bonaventura lấy làm lạ, mà la lên rằng: "Ôi Chúa rất sang trọng, cả trời đất chứa chẳng hết,mà bây giờ phải câu giam trong phép Thánh Thể, như tù tội vậy". Mà nếu trong phép bí tích cực trọng này, Chúa ban trót mình Người cho ta, lẽ nào mà ta còn nghi ngại Người từ chối những ơn ta xin cùng Người sao? (x. Rm 8,32).

Lời than thở
Ly Đc Chúa Giêsu, ti sao mà Chúa đem lòng thương chúng con, đến đi phú trót Mình Chúa, đ nuôi linh hn chúng con làm vy? Mà như Chúa đã ban cho chúng con ơn trng khôn lường dường y, Chúa còn có th làm cách gì khác đng na, đ ép lòng chúng con kính mến Chúa sao? Ôi, ly Chúa đã nên ca nuôi chúng con đ mà kết hip cùng chúng con ti li xu xa nước này, xin Chúa ban ơn soi sáng cho chúng con đng rõ biết Chúa yêu du chúng con quá bi, là ngn nào.

Song nếu Chúa đã ban trót mình Chúa cho chúng con, thì theo l công bình, chúng con cũng phi dâng trót mình chúng con cho Chúa. Đng cu chuc con, Chúa đã thương yêu con dường y, cùng chng tiếc gì, cho đng chác ly lòng con, mà sao con li đành d b Chúa thy? Chúa đã xung thế làm người vì con, Chúa đã chu nn chu chết vì con, Chúa đã nên lương thc mà nuôi con na, xin Chúa dy cho con biết, Chúa còn phi làm gì na sao? Ôi, ly Chúa nhân t vô cùng, con kính mến Chúa, Chúa có lòng thương yêu vô lượng vô biên, con yêu mến Chúa, xin Chúa năng ng đến trong linh hn con, xin hãy làm cho con quên hết mi s, hu cho con ch nh đến Chúa, và ch yêu mến Chúa mà thôi.

Ly Thánh N đng trinh Maria, xin M cu thay nguyn giúp cho con đng dn mình năng rước ly Con M trong phép bí tích du yếu này cho xng đáng.

 

72. Phép Thánh Thể làm chứng lòng Chúa thương yêu ta, là dường nào


Bây giờ ta hãy suy, trong phép Thánh Thể, Đức Chúa Giêsu đã tỏ lòng thương ta quá bội là thể nào. Phép bí tích này thật là một ơn Chúa ban cho ta, bởi lòng yêu dấu mà thôi. Vì theo lệnh Đức Chúa Cha dạy, thì Đức Chúa Giêsu phải chịu nạn chịu chết mới cứu chuộc ta, mới phạt tạ phép công thẳng Chúa đặng mà thôi. Song khi Đức Chúa Giêsu đã làm việc cứu chuộc hoàn tất rồi thì thôi, nào có cần gì mà Người còn phải ban Mình Người nên như của nuôi ta làm chi nữa?

Ấy thật bởi một lòng thương yêu ta, nên Chúa muốn như vậy. Có lời ông thánh Laurensô Giutinianô rằng: Chúa đã lập phép Thánh Thể, chẳng có ý nào khác, một có ý cho ta hiểu biết lòng Người yêu dấu ta khôn kể xiết, như lời thánh Gioan tông đồ nói rõ ràng rằng: "Đức Chúa Giêsu biết đã đến giờ Người phải lìa khỏi thế này mà về cùng Đức Chúa Cha, nên Người muốn để lại cho ta một dấu tỏ tình thương ta cho đến cùng, là ơn phép Thánh Thể" (Ga 13,1). Ấy lời "cho đến cùng" thì ông Thêôphilắclê hiệp ý cùng ông thánh Gioan Kim Khẩu, mà cắt nghĩa rằng: Đức Chúa Giêsu bởi lòng thương yêu ta "hết bậc", nên mới lập phép Thánh Thể.

Ta còn phải xét cho biết Đức Chúa Giêsu đã chọn buổi nào, mà ban ơn rất quý trọng ấy cho ta; thật là chính đêm áp ngày chịu nạn, đương lúc quân dữ sửa soạn roi gióc, dây da, mũ gai, thập ác, để sáng mai gia hình khảo lược Đức Chúa Giêsu, khi ấy Chúa cứu thế nhân lành, đã định để lại cho ta một dấu sau hết làm chứng lòng Người rất đỗi thương yêu ta.

Song vì sao Chúa lựa buổi cận ngày chết, sao không lựa buổi khác, cách năm ba bữa trước cho xa, lại chọn buổi cho cận ngày như vậy? Ông thánh Bênađinô trả lời rằng: Vì theo thói thường thiên hạ, hễ ai muốn cho bạn hữu mình của gì, để làm dấu tích vĩnh viễn, hoặc muốn trối điều chi khác nữa, thì quen cho quen trối lúc gần chết, ắt mới gắn nghĩa keo sơn, mới thâm tình thiết cốt, lại của cho, lời trối cũng giữ gìn cách trân trọng hơn nữa.

Thánh nhân còn nói: Đức Chúa Giêsu đã ở hết tình với ta nhiều cách nhiều thế; Người đã nên như Bạn hữu thân ái ta, như Thầy dạy dỗ ta, như Cha yêu dấu ta, như Đèn soi sáng ta, như mẫu cho ta theo, như Của lễ đền vì tội ta; chỉ còn một bậc thượng cực phẩm nữa mà thôi, là phú trót mình làm của nuôi ta, cho đặng kết hiệp cùng ta một cách triến trang, khác nào của ta ăn vào nuôi xác, thì tiêu hoá hoà lộn với máu huyết thân thể ta vậy; chính là điều Đức Chúa Giêsu hằng làm khi phú trót mình cho ta, trong phép Thánh Thể.

Ấy vậy Chúa cứu thế, khi mặc lấy tính loài người ta, đã hiệp cùng ta một cách chung, là nên đồng loài với ta; song Người chưa lấy làm phỉ dạ, Người lại định lập phép mầu nhiệm dấu yêu này, nên như thần phương, để kết hiệp riêng với mỗi một người trong chúng ta nữa, thì mới thoả lòng cho trọn.

Ông thánh Phanxicô Xalêđiô rằng: "Xét mà coi, Đức Chúa Giêsu chẳng làm đặng việc nào khác, mà tỏ tình thương yêu ta chí thiết, cho bằng làm cho mình ra không, biến thành của ăn của nuôi, để thấm nhập vào linh hồn chúng tôi, mà kết hiệp cùng tâm tình, và thân thể con trung hiếu Người, cho mật thiết bền chặt".

Cho nên thánh Gioan Kim Khẩu rằng: Chúa cả cao sang oai nghi vô cùng, dầu các thánh thiên thần cũng chẳng dám ngửa mặt trông xem, mà hiệp nên một thân thể cùng chúng tôi. Thánh tiến sĩ ấy hỏi rằng: Có người chăn chiên nào lấy máu mình, mà nuôi con chiên chăng? Lạ thay, dẫu mẹ yêu con, thường cũng phú con cho vú nuôi thế, song chỉ có một mình Đức Chúa Giêsu ẩnt, phép Thánh Thể, lấy máu mình mà nuôi ta, để nên một máu một huyết với ta. Mà vì sao Đức Chúa Giêsu muốn lấy mình làm của nuôi ta?

Cũng một thánh tiến sĩ ấy trả lời: Vì Chúa thương ta chí thiết não nồng, nên Người muốn hiệp với ta cho trọn, để nên một cùng ta như vậy. Ấy Đức Chúa Giêsu đã muốn làm phép lạ rất cả thể, chẳng có phép lạ nào bằng, để cho phỉ lòng Người ước ao ở lại với ta, mà kết hiệp trái tim ta cùng Trái Tim Người rất đáng mến yêu thờ lạy. Bởi đó ông thánh Laurenxiô Giutinianô than thở rằng: "Lạy Đức Chúa Giêsu! Chúa thương yêu chúng tôi cách gì lạ lùng dường ấy, đến đỗi Chúa phải hiệp cùng chúng tôi mà làm cho chúng tôi, nên một lòng một linh hồn với Chúa luôn, chẳng lúc nào rời".

Đấng đáng kính Colombiêrê nói: "Nếu đức tin tôi có chao chọng, làm cho tôi sinh nghi điều gì, về phép nhiệm mầu Thánh Thể đặng, chẳng phải là nghi Chúa không đủ phép tắc, mà làm các sự rất lạ lùng dường ấy đâu, một nghi Chúa không có lòng thương yêu chúng tôi đến hết bậc như thể ấy mà thôi.

Hoặc có kẻ hỏi rằng: có lẽ nào bánh trở nên thịt đặng, mà cứ thấy rõ là hình bánh luôn sao? Có lẽ nào xác một người mà ở nhiều nơi trong một trật đặng sao? Lẽ nào trong một mụn bánh gần không chia đặng, mà có trót mình một người sao? Về các điều ấy, tôi chỉ thưa một lời mà thôi, là Chúa phép tắc vô cùng làm đặng hết mọi sự.

Song nếu ai hỏi tôi lại rằng: có lẽ nào Chúa thương một loài thọ sinh hèn hạ như loài người, mà thương cho đến bậc ấy sao? Thì tôi xin chịu, không lời mà đáp lại, một phải xưng ngay ra rằng: điều ấy là một lẽ chân thật quá trí khôn, tôi hiểu chẳng thấu.

Song lạy Chúa, Chúa là Đấng oai nghi vô cùng, mà bởi lòng yêu dấu loài người hết bậc, cho đến đỗi trở nên của ăn nuôi nó, thì chẳng là nhẹ thể Chúa đi sao? Thánh Bênađô trả lời rằng: "Ôi, lòng thương không nhường thể thống". Thánh Phêrô Kim Ngôn cũng trả lời rằng: Hễ thương thì thân, bất luận sang hèn, mà cũng chẳng so cân xứng; không thương thì thôi, chớ đã thương thì không lường khó dễ, chẳng đo xa gần, miễn sao cho thoả lòng ao ước.

Vậy ông thánh Tôma gọi phép mầu nhiệm này là Bí tích thương yêu, là Dấu Chỉ lòng thương mến, thì thậm phải. Còn ông thánh Bênađô lại xưng phép Thánh Thể là tình thương yêu, trổi xa mọi tình thân ái hết thảy, thì cũng đúng lắm. Còn bà thánh Maria Madalêna đề Phady gọi ngày lập phép Thánh Thể là "Ngày thương yêu", thì cũng nhằm lý mọi đàng.

Lời than thở
Ly Đc Chúa Giêsu là Đng có lòng thương yêu cùng là Đng đáng kính mến vô cùng, biết khi nào con kính mến Chúa cho cân xng lòng Chúa đã thương yêu con? Chúa đã tn tâm làm cho con kính mến Chúa, song con đành lòng b Chúa, và trn tríu vt hèn thế gian. Ly Chúa! Xin Chúa ban ơn soi sáng cho con, càng ngày càng rõ thu lòng nhân t qung đi Chúa, hu cho con đng cháy la kính mến Chúa đ chăm mt vic đp lòng Chúa mà thôi.

Ly Đc Chúa Giêsu là s yêu du con, là hết mi s con, con kính mến Chúa, con dc lòng năng kết hip cùng Chúa trong phép Thánh Th, cho đng dt tình dính bén mi s đi này, hu mến yêu mt mình Chúa, là s sng con mà thôi. Đng cu chuc con, vì công nghip Chúa chu nn chu chết, xin hãy cu giúp con cùng.

Ly M Đc Chúa Giêsu cùng là M con, xin M cũng hãy giúp đ con, xin M cu cùng Đc Chúa Giêsu đt lòng con cháy la kính mến Người.

 

73. Đức Chúa Giêsu ước ao cho ta kết hiệp cùng Người, là dường nào ?


Sau nữa ta hãy suy Đức Chúa Giêsu hết lòng ước trông, cho ta rước lấy Người trong phép Thánh Thể là ngằn nào. Có lới thánh Gioan tông đồ rằng: "Đức Chúa Giêsu biết giờ Người đã đến" (Ga 13,1). Mà vì sao Đức Chúa Giêsu gọi đêm Người toan chịu nạn, là giờ của Người? Ôi! là vì chính đêm ấy Người phải lập phép Thánh Thể để làm cho hoàn thành sự Người ước ao trông đợi đã lâu, là kết hiệp một cách chí thiết cùng những linh hồn dấu yêu; như lời Người đã phán khi ấy rằng: "Ta nong nả ước ao ăn lễ Phanxica cùng chúng con" (Lc 22,15).

Đức Chúa Giêsu phán lời nóng sốt thể ấy, là có ý cho ta hiểu biết, lòng Chúa rất đỗi ao ước hiệp làm một với mỗi người; nên khi Chúa lập phép Thánh Thể này, thì đã muốn dùng giống bánh hơn các thứ khác, để cho dễn đến với hết mọi người; vì nếu Chúa chọn vật ăn nào quý giá, thì kẻ khó nghèo không sao hưởng nhờ đặng; như Chúa lựa giống gì khác hèn giá, chắc chắn khắp đâu đó trong thế gian đã dễ kiếm đặng hay chăng; bởi vậy Đức Chúa Giêsu là Đấng rất nhân từ, đã sẵn lòng ẩn mình trong hình bánh, là một của ăn rất thường, đã rẻ lại đâu đâu cũng có, nên ai nấy đều gặp được cả, mà chịu lấy đặng hết khắp nơi.

Bởi Chúa rất đỗi khát khao, cho ta rước lấy Người trong phép Thánh Thể, nên Người khuyên giục kêu mời ta, nhiều lời thiết yếu mà rằng: "Bây hãy đến mà ăn bánh Ta, cùng uống rượu Ta đã dọn cho bây" (Prov 9,5) "Ớ bạn hữu nghĩa thiết, hãy ăn; ớ kẻ Ta rất yêu dấu, hãy say" (Cant 5,1). Người mời ta mà chưa thoả, Người lại ra luật rõ ràng mà buộc ta nữa rằng: "Bây hãy chịu lấy mà ăn, này là Mình Ta" (Mt 26,26).

Người còn hứa sự sống đời đời cho kẻ chịu lấy Người mà rằng: "Ai ăn bánh này, sẽ đặng sống vô cùng" (Ga 6,59). Song nếu ta không vâng, thì Người lại ngăm loại ta ra khỏi nước thiên đàng mà rằng: "Nếu bây chẳng ăn thịt Con Người, cùng chịu lấy máu Người, thì bây chẳng đặng sống đâu" (Ga 6,54). Những tiếng Chúa mời, những lời Chúa hứa, những câu Chúa ngăm, đều bởi lòng Chúa mong mỏi ước ao kết hiệp cùng ta trong phép Thánh Thể; song lòng ước ao ấy, lại bởi tình thương ta lắm mà ra.

Hẳn thật như lời ông thánh Phanxicô Xalêđiô nói, tình thương không hề rời kẻ mình tríu; mà trong phép Thánh Thể này, Đức Chúa Giêsu kết hiệp với linh hồn rước lấy Người một cách rất trọn hảo mọi đàng; vì có lời Người đã phán tỏ rằng: "Ai ăn thịt Ta cùng chịu lấy máu Ta, thì nó ở trong Ta và Ta ở trong nó" (Ga 6,57). Nghe lời ấy, ta biết Chúa hết tình ao ước cho ta chịu lấy Người. Như có lần kia Chúa phán cùng bà thánh Mactindê rằng: "Tuy ong ham hoa, thấy hoa liền trắn vào mà nút mật một cách thèm khát, song cũng chẳng bằng lòng Ta khát khao ngự vào linh hồn ước ao rước lấy Ta đâu".

Ta còn phải suy những ích trọng bởi sự chịu lễ mà ra. Ôi, chớ chi giáo hữu hiểu biết sự rước lễ sinh ích trọng cho linh hồn là dường nào. Vốn Đức Chúa Giêsu là Chủ tể mọi sự giàu sang phú quý, lại Đức Chúa Cha đã phú mọi quyền phép trong tay Người hết (x. Ga 13,3). Cho nên khi Người ẩn mình trong phép Thánh Thể mà ngự vào linh hồn nào, thì Người đem mọi ơn quý giá theo mình luôn như lời vua Salomon nói về Đấng Khôn ngoan vô cùng mà rằng: "Người đã đến, mà Người cũng đã đem theo hết mọi ơn lành cho tôi nữa" (Sap 7,11).

Phép Thánh Thể có sức rất mạnh, mà làm cho linh hồn nên thánh. Ông thánh Vincentê Fêrié nói: Rước lễ một lần, thì đặng ích nhiều hơn là ăn chay một tuần, mà uống nước lã ăn bánh không. Như lời công luận thành Tridentinô dạy rằng: "Phép Mình Thánh Chúa, là như thuốc giải độc, có sức khử trừ mọi tội nhẹ, cùng giữ gìn cho khỏi các tội trọng nữa" (Sess 13-cap 2).

Ông thánh Inhaxiô tử đạo, lại gọi phép Thánh Thể là thiên dược làm cho ta đặng phước thường sinh. Có lời Đức Giáo Tông Inoxenxiô thứ III nói rằng: Đức Chúa Giêsu đã chịu nạn chịu chết, mà cứu lấy ta cho khỏi tội; còn Người đã lập phép Thánh Thể mà giữ gìn ta cho khỏi ý muốn phạm tội (De Alt. Myst. L.4-C.44).

Vả lại phép Thánh Thể đốt lửa kính mến Chúa trong lòng ta. Theo lời thánh Ghêrêgôriô thành Nixê, thì phép Thánh Thể thật là kho rượu nhiệm mầu, hễ linh hồn vào đó, ắt phải say tình kính mến Chúa quá, đến đỗi ra như bất tỉnh, mà quên đứt mọi sự đời này vậy. Thầy đáng kính Phanxicô Olymphiô nói: Chẳng có gì, có sức đốt lòng ta cháy lửa kính mến Chúa cho bằng sự rước lễ; vì Chúa là sự yêu mến, cùng là lửa kính mến nữa (x. Ga 4,8). Ôi, những ngọn lửa kính mến Đức Chúa Giêsu đốt trong linh hồn kẻ hết lòng mong mỏi rước lấy Người, khi chịu lễ, thật mát mẻ khoẻ khoắn là dường nào.

Có một lần kia, bà thánh Catarina Xiêna thấy Mình Thánh Đức Chúa Giêsu, thầy cả đang cầm trong tay, hừng lên như lò lửa đỏ phừng phừng vậy; mà vì sao sức lửa mạnh thể ấy, chẳng đốt lòng thiên hạ cho tiêu tan, thì bà thánh ấy lấy làm lạ, không hiểu đặng. Xưa bà thánh Rôsa thành Lima, khi được phước chịu lễ, xem ra như người nuốt cả mặt trời vào; nên mặt người sáng loà ra hết, làm cho chói mắt người ta, chẳng ai ngó vô đặng; còn miệng người, hực hơi ra nóng quá, đến đỗi tay người kia, bưng nước cho bà thánh ấy súc miệng, khi chịu ơn trọng rồi, cũng thấy nóng lên cả, như thể để khít lò lửa vậy.

Vua thánh Vinhxêlaô, khi đi chầu Mình Thánh Chúa mà thôi, thì lửa kính mến Chúa đã đốt lòng người, nóng từ trong ra ngoài, đến đỗi quan hầu theo vua đi trên tuyết, cứ bỏ chân mình vào dấu chân vua, thì chẳng còn biết lạnh nữa. Ông thánh Gioan Kim Khẩu nói: Thánh Thể là lò lửa đỏ rực; cho nên khi ta ở Bàn thánh mà lui ra, lẽ đáng ta phải cháy lửa sốt mến, đến đỗi ma quỷ sợ chẳng còn dám xớ xênh nhiễu hại ta nữa.

Hoặc có ai nói rằng: tôi không dám năng rước lễ, vì tôi thấy trong mình tôi nguội lạnh, chẳng đặng lòng kính mến Chúa là bao lăm, xin hãy nghe ông Gierxông trả lời cho đây rằng: kẻ nói mình nguội lạnh, mà không dám năng chịu lễ, cũng như người biết trong mình lạnh, song chẳng muốn đến gần lửa mà hơ; ấy thật là người rất dại. Vậy ta càng biết mình nguội lạnh, thì càng phải năng đến gần Bàn thánh, miễn là có lòng ước ao kính mến Chúa thì đủ.

Ông thánh Phanxicô Xalêđiô dạy rằng: "Như có ai hỏi con sao năng rước lễ, thì con hãy trả lời thể này: có hai hạng người phải năng chịu lễ, một là hạng kẻ trọn lành, hai là hạng kẻ chẳng trọn lành; hạng trọn lành, phải năng rước lễ mà giữ mình cho bền vững trong đàng trọn lành; còn hạng chẳng trọn lành, cũng phải năng chịu lễ, để đưa mình cho đến bậc trọn lành. Ông thánh Bonaventura cũng nói một ý ấy mà rằng: Ai nấy phải trông cậy lòng lành Chúa mà năng chịu lễ; vì ai càng thấy mình đau nặng, lại càng phải chạy tìm thầy thuốc mới chóng thuyên bệnh.

Này con hãy nghe lời Chúa phán cùng bà thánh Mectinđê xưa rằng: "Khi con phải chịu lễ, con hãy giục lòng ước ao kính mến Cha hết sức; Cha sẽ kể lòng ước ao ấy như lòng kính mến thiệt, mà nhậm lấy cho con".

Lời than thở
Ôi, ly Đc Chúa Giêsu, Chúa là Đng yêu linh hn người ta quá bi, đến đi Chúa chng còn t đng du nào c th hơn, mà làm chng lòng Chúa thương yêu chtc. Chúa còn bày đng cách nào khác, mà mua lòng mến chúng con na sao? Ôi, ly Đng nhân t vô cùng, xin Chúa hãy làm cho con kính mến Chúa hết sc con, và hết lòng con.

Vy ly Đng cu chuc con, Chúa là Đng đã liu mng sng vì con, li còn phú trót mình cho con trong phép mu nhim cc trng này, thì con còn đ lòng mà mến thương ai chí thiết hơn Chúa na sao. Ôi, Chúa nhân t là dường nào. Ch chi con hng nh lòng Chúa thương yêu con, hu quên hết mi s, mà kính mến mt mình Chúa cho trn chng h nguôi. Ly Đc Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa, con kính mến Chúa trên hết mi s, con dc lòng mến yêu mt mình Chúa mà thôi, xin Chúa hãy xua đui mi tình trái ra khi lòng con.

Con đi ơn Chúa còn ban cho con có ngày gi, mà kính mến Chúa, mà khóc lóc ti con đã phm mt lòng Chúa. Ly Đc Chúa Giêsu, con ước ao ch chi mi ái tình con đu quy hướng v mt mình Chúa mà thôi. Xin Chúa giúp con, xin Chúa cu ly con cùng. Ch chi con đng hết lòng kính mến Chúa luôn đi này, cho ngày sau đng ri linh hn, mà yêu mến Chúa đi đi chng cùng.

Ly Đc Bà Maria là M con rt yêu mến, xin M giúp con kính mến Đc Chúa Giêsu, xin M cu thay cho con cùng.

 

74. Đức Chúa Giêsu liệu cách cho ai tới cùng Người cũng được hết là thể nào ?


Chúa cứu thế khi đã làm hoàn tất việc chuộc tội cho thiên hạ rồi, mà phải bỏ thế gian, chẳng nỡ để chúng tôi ở lại mồ côi cô độc nơi sủng khóc lóc này. Như lời thánh Phêrô Ancăngtara rằng: "Lòng Đức Chúa Giêsu thương yêu linh hồn người ta mênh mông quả hải hà, chẳng có lưỡi nào kể cho xiết đặng; vì khi Người hòng lìa khỏi thế, vì Người sợ vắng mặt lâu dài, e ta lơ tình thương nhớ, cho nên Bạn thiết cốt linh hồn ta đã trối phép Thánh Thể lại, có chính mình Người ẩn ngự đó mà làm như dấu chỉ lòng thương yêu, để cho ta hằng nhớ đến Người trước mặt ta luôn", vậy Chúa đã tỏ dấu thương yêu ta dường ấy, ta phải kính mến Người cho hết dạ.

Bi đó trong thi sau hết đây, Chúa đã t ra cho tôi t trung nghĩa Người là bà thánh Maria Magarita a la Côca biết ý Người mun lp mt l mà kính th Rt Thánh Trái Tim Người; trước là cho ta đng làm nhng vic thành kính mến yêu Chúa mà báo đáp tình Chúa thương ta hng ng gia ta trên các bàn th, sau là cho ta đng đn bi pht t Chúa vì nhng s s nhc k ri đo và k xu đo đã làm, cùng hng làm cho Người luôn trong phép Thánh Th.

Vậy Đức Chúa Giêsu đã phú mình cho ta mà ẩn ngự trong phép Thánh Thể vì ba ý này: một là cho ai tới cùng Người cũng được hết; hai là cho đặng tiếp hết mọi người mà nghe lời cầu xin; ba là để mà ban bố ơn lành cho hết mọi người.

Trước hết Chúa đã muốn ngự trên các bàn thờ khắp thế giới, để ai ước ao gặp Người, thì đến mà gặp cho dễ. Trong đêm buồn bã Chúa cứu thế giã từ các thánh tông đồ đi chịu nạn, thì phô đấng ấy ưu sầu cất tiếng than khóc, vì nhớ mình gần phải lìa Thầy rất yêu dấu; song Đức Chúa Giêsu lấy lời dịu dàng, mà an ủi các thánh tông đồ, cũng là an ủi ta nữa rằng: "Ớ các con, Cha đi chịu chết cho các con, để chứng lòng Cha thương yêu các con; song dầu Cha chết, thì Cha cũng chẳng bỏ chúng con còn sống ở thế gian, Cha cũng sẵn lòng ở lại với chúng con, trong phép Thánh Thể luôn, cho đến tận thế, Cha để xác hồn Cha gồm tính Đức Chúa Trời, cùng trót cả mình Cha lại cho chúng con. Chúng con còn ở thế này bao lâu, thì Cha chẳng lìa bỏ chúng con bấy lâu" (Mt 28,20).

Có lời thánh Phêrô Ancăngtara rằng: "Trong lúc vắng mặt lâu ngày, Đức Chúa Giêsu là Bạn chí thiết, đã muốn cho bạn yêu dấu mình, có người ở cùng hôm sớm, kẻo một mình hiu quạnh đơn cô, nên Người đã lập phép Thánh Thể, có chính vị Người ngự ở đó; ấy Người đã cho ta một bạn thân thiết hơn ai hết".

Kìa Đức Chúa Giêsu ngự trên bàn thờ khác nào phải tù vì nghĩa, phải giam vì tình. Có khi, thầy cả đem Người ra ngoài nhà tạm cho ta thờ lạy, có khi đưa cho ta chịu lấy, rồi đem cất lại trong nhà tạm, mà Chúa bằng lòng ở đó cả đêm cả ngày. Song lạy Chúa cứu chuộc con, nào Chúa được ích gì, mà phải ở lại trong đền thờ, cửa đóng then gài kín mít, đêm hôm cô quạnh một mình, chẳng ai lui tới viếng thăm. Như Chúa chỉ ở đó suống ngày sáu khắc, ắt cũng đủ rồi.

Thế mà Chúa không lấy làm thoả; đã biết đêm hôm quạnh quẽ mặc dầu, song Người cũng ưng ở đó đợi ta trót cả năm canh, để ban thái tảo ai đến tìm Người, thì gặp Người có sẵn đó liền. Không phải như xưa, bạn lành đi tìm Đấng mình yêu dấu khắp nơi cùng chốn, gặp ai hỏi đấy, có thấy Người chăng mà rằng: "Xin anh em nói cho tôi hay với, anh em có thấy Đấng lòng tôi tríu mến chăng?" (Cant 3,3). Song chẳng gặp Người đâu cả, mới cất tiếng kêu rằng: "Hỡi bạn rất yêu dấu, bạn ở đâu? Xin hãy nói cho tôi biết cùng" (Cant 1,6).

Khi ấy bạn lành không gặp đặng bạn thánh trên trời, là tại xưa kia chưa có phép Thánh Thể; song đời bây giờ ai muốn gặp Đức Chúa Giêsu, chỉ đi đến nhà thờ xứ sở mình, hoặc tới nhà dòng lân cận, liền gặp đặng Bạn yêu dấu mình chực sẵn đó rồi; vì chẳng có làng nào, dẫu khó nghèo mấy mặc lòng, mà chẳng có nhà thờ đặng phước giữ Mình Thánh Chúa; khắp chốn cùng nơi, Chúa cả trời đất đành chịu giam cầm, trong nhà tạm nhỏ hèn săng đá, ngự đó một mình hiu quạnh với một ngọn đèn leo lét cạn dầu bọn tim, bạn cùng khuya sớm, chẳng thấy ai vô ra thăm viếng, cho đỡ buồn trong đêm sầu dạ thảm. Vì vậy thánh Bênađô tha thở cùng Chúa: Lạy Chúa, tình cảm thảm thương như thế, đâu xứng cùng thể thống oai nghi?

Song Đức Chúa Giêsu trả lời: Chẳng hề gì, cho dầu chẳng xứng với oai Ta chúc, song miễn là hạp cùng lòng Ta thương mến, thì thoả nguyện cho Ta rồi. Những người đi viếng nhà Đức Mẹ ở thành Lôrêta, là nhà Chúa đã trú xưa; hay là những nơi thánh địa như hang đá, máng cỏ tại thành Bêlem là chốn Chúa đã giáng sinh; núi Calavariô là nơi Chúa đã chịu tử hình; mồ thánh là huyệt xác Chúa đã táng xưa, mà còn động lòng sốt mến lắm thay. Huống nữa khi ta vào nhà thờ trước Mình Thánh Chúa, có chính Đức Chúa Giêsu ngự trên bàn thờ, ta càng phải hết lòng sốt sắng thờ lạy Chúa biết là dường nào.

Như xưa Đấng chân phước Avila quen nói rằng: Hễ khi tôi vừa bước vào nhà thờ, mà có Mình Thánh Chúa, liền được sự an ủi, cùng động lòng sốt sắng. Còn Đấng đáng kính Anvarê, khi thấy đền đài vua chúa dập dìu kẻ vào người ra, chầu chực không hở; mà đền thờ có Đức Chúa Giêsu ngự, lại bỏ hiu quạnh vắng tanh, chẳng ai thấp thoáng, người xúc tình ảo não, đến đỗi châu luỵ tuôn rơi. Ôi, giả như khắp cả hoàn cầu chỉ có một nhà thờ thánh Cả Phêrô tại thành Lamã, được ơn riêng Chúa ngự đến một năm, chỉ một lần mà thôi, biết bao nhiêu người chức tước sang trọng, dầu cho vua chúa công hầu, thảy đều đua nhau đến đó cho kịp, mà dự phước triều bái Vua Cả trời đất ngự xuống thế gian.

Lo trần thiết nhà tạm cho trang hoàng mỹ mãn, đầy những vàng ngọc trân châu chói sáng, hầu nghinh tiếp Chúa, cho xứng thể Tạo Hoá càn khôn là dường nào. Còn nơi Chúa chọn mà tạm ngự trong ngày ấy, thì trau dồi rực rỡ, đèn đốt hương xông, xem đà trọng thể nguy nga biết là chừng nào. Song Chúa cứu thế nhân từ phán rằng: Ta không muốn lựa một nhà thờ, cũng không hạn một ngày, mà ngự rồi thôi; Ta cũng chẳng buộc phải dọn dẹp nơi Ta trường trú, cho quanh ánh nguy nga thể ấy đâu; Ta một muốn ở luôn ngày luôn tháng, khắp xứ khắp nơi, để cho tôi tớ trung nghĩa Ta, đâu có đặng dễ gặp Ta, chẳng kỳ ngày đêm, muốn gặp buổi nào, thì cho như ý, tuỳ lòng ai nấy ước ao.

Ôi, nếu Chúa chng tìm ra phép mu nhim này, đ t lòng thương ta, thì đi nào ai mà nghĩ đến điu y đng sao? Gi như khi Chúa ng v tri, mà có ai xin cùng Chúa rng: Ly Chúa! Nếu Chúa mun chng tình lưu luyến, xin Chúa hãy n trong hình bánh mà li trên bàn th cùng chúng tôi, hu cho lúc chúng tôi có vic mun gp Chúa, đng ti lui gp Chúa cho tin, t mi người đu ly li xin th y, là vô lý di dt không biết chng nào.

Vậy nếu không ai nghĩ đến nơi, thì Chúa cứu thế đã tích kỹ trong lòng, mà cũng đã làm cho hoàn thành nữa. Song thương ôi, Chúa đã ban cho ta ơn rất trọng dường ấy, mà ta có đem lòng biết ơn Chúa đến không? Giả như có hoàng đế nào bỏ đền, ngự giá đến chốn thôn giã, mà chực tiếp một tên cùng đinh bần khổ, song đứa quê mùa ấy chẳng thèm ra mặt bái yết đức vua, hay là nó chỉ ưng yêu giá giữa đường, cho qua chuyện mà thôi, thì nó thật là đứa vô tâm bội bạc biết là trùng nào?

Lời than thở
Ly Đc Chúa Giêsu là Đng cu chuc con, Đng lòng con kính mến, cho đng li cùng chúng con, trong phép Thánh Th, thì Chúa đã phi tn hao tâm lc biết là bao nhiêu. Chúa đã phi chu nn chu chết trước đã, ri mi ng đng trên bàn th, mà li cùng chúng con; Chúa đã phi cam lòng chu lm điu s nhc trong phép Thánh Th, đ cho chúng con đng nh nhiu ích trng, khi đến chu Chúa; song chúng con nhng tr tràng biếng nhác; du chúng con biết rõ Chúa rt đi trông mong chúng con năng đến viếng Chúa, đ Chúa ban ơn cho sung mãn, khi chúng con đng chu trước tôn nhan Chúa, thì chúng con cũng chng ân cn là bao nhiêu.

Phn riêng con, trước con cũng nm v s nhng người phi ân y. Ôi, Ly Chúa! Xin Chúa th tha cho con cùng. Ly Đc Chúa Giêsu, t rày con dc lòng năng dến chu Chúa, và ra sc gi phép tc trước mt Chúa luôn, mà cám t kính mến Chúa, cùng xin Chúa nhng ơn con thiếu thn; vì mt ý y, nên Chúa mi li dưới thế gian, mà phi cm tù trong nhà tm, bi mt lòng thương yêu chúng con.

Đng nhân t vô cùng, con kính mến Chúa. Chúa rt đáng mến yêu, con yêu mến Chúa. Đng tt lành trên hết mi s lành, con kính mến Chúa. Xin Chúa hãy làm cho con quên mình con, quên hết mi s, mà ch tâm nim mt b kính mến Chúa, đp lòng Chúa, cùng dâng trót mình làm tôi Chúa cho trn đi con. Xin Chúa cho con t này v sau, chng ly s gì làm êm ái du dàng, bng s khít bên chân Chúa. Xin Chúa hãy đt lòng con cháy la kính mến Chúa.

Ly Đc Bà Maria là M con, xin M cu cho con đng hết lòng st sng kính th phép Thánh Th; khi nào M thy con tr ni, xin M nhc con nh li điu con mi dc lòng, là hng ngày đi chu Mình Thánh Chúa luôn, chng h gián đon bao gi.

 

75. Đức Chúa Giêsu chịu tiếp hết mọi người, chẳng kỳ giờ, hạn buổi, là thể nào ?


Đức Chúa Giêsu ngự trong phép Thánh Thể trên bàn thờ, hằng sẵn tiếp hết mọi người, mà nghe kẻ thưa việc này, người xin ơn kia. Như lời ba thánh Têrêsa rằng: Cùng vua chúa thế gian, chẳng phải ai ai cũng được phép vào ra tâu đối cả đâu; phận nghèo khó trông diện tấu; nếu có việc gì uất bức, thì phải cậy người dâng phiếu tâu dùm; song với Vua cả trời đất, chẳng cần phải nhờ ai tâu thế, mọi người bất luận khó giàu hèn sang, đều được chầu hầu trước mặt Người, ngự thật trong phép Thánh Thể.

Bi đó Đc Chúa Giêsu gi mình là hoa mc gia đng ni mà rng: "Ta là hoa ngoài đng, hoa hu dưới sng" (Cnat 2,1). Vì hoa trong vườn, hãy còn có rào giu gi gìn; song hoa ngoài đng thì d, ai mun ngon sc hưởng mùi, mc thích ai; y là li Đc Hng Y Hugo ct nghĩa.

Vậy Đức Chúa Giêsu ngự trong phép Thánh Thể, để cho ai nấy dễ tới lui cùng Người, mà chẳng hạn giờ kỳ khắc nào hết. Ông thánh Gioan Kim Khẩu, khi suy về sự Chúa cứu thế sinh ra trong máng cỏ thành Bêlem, thì rằng: vua thế gian chẳng ban phép cho triều cẩn luôn đâu, vì khi quan nào muốn vào bái yết, mà chưa đến giờ triều, thì lính canh chẳng cho vô cửa, ắt phải lui ra.

Song Chúa cứu thế thì khác xa người đời lắm; xưa Người đã đành sinh ra trong hang đá trống trải, cửa ngỏ không có, canh giờ cũng không, để cho ai nấy muốn đến chầu Người buổi nào, thì đến được buổi nấy tuỳ tiện. Bây giờ Đức Chúa Giêsu ngự trong phép Thánh Thể cũng vậy, cửa nhà thờ mở thường xuyên, ai muốn đến chầu chực Vua cả trên trời giờ nào, thì đến giờ ấy, tuỳ ý ai.

Đức Chúa Giêsu lại muốn cho ta hết lòng trông cậy, mà nói khó cùng Người; bởi đó Người ẩn mình trong hình bánh nhỏ mọn, vì nếu Chúa tỏ mình oai nghi ngự toà sáng láng chói loà, như trong ngày phán xét, có ai trong chúng ta dám đến gần Người sao? Bà thánh Têrêsa rằng: Bởi Chúa ước ao cho ta dễ thưa dễ xin ơn nọ ơn kia cùng Người, cứ cậy trông mà không sợ hãi, thì Người đã ẩn tính oai linh ngự trong hình bánh.

Ông thánh Tôma A Kempl cũng nói: Chúa muốn cho ta ăn ở thiệt tình với Người, như bạn hữu đối đãi với nhau vậy. Khi ai sấp mình xuống trước bàn thờ, xem ra Đức Chúa Giêsu dùng lời Ca vịnh mà phán cùng kẻ ấy rằng: "Ớ bạn hữu nghĩa thiết Ta, mầy thật đẹp đẽ mỹ miều, hãy chỗi dậy, hãy đến gần" (Cant 2,10). Lời ấy chỉ nghĩa rằng: Con chớ sợ, hãy đến gần Cha; con chẳng còn là kẻ nghịch cùng Cha nữa, vì con có lòng kính mến Cha, con đã mất lòng Cha, song con đã ăn năn hối cải; con chẳng còn trái con mắt Cha, vì ơn Cha đã làm cho con nên xinh đẹp; vậy con hãy đến, mà nói thiệt cho Cha biết, con ước ao điều gì, thì có Cha ngự trên bàn thờ này, để nghe lời con xin.

Ớ con, như có vua nào gọi con vào phòng riêng, mà hứa với con rằng: Mầy ước điều chi ích lợi cho mầy, thì cứ tâu thiệt. Trẫm sẽ ban cho; trẫm yêu mầy, nên trẫm trông làm ơn cho mầy. Ắt con vui mừng biết là trùng nào. Mà nay Vua cả trời đất, ngự trên bàn thờ cũng phán với kẻ đến chầu Người rằng: "Ớ những kẻ khó nhọc cùng gánh nặng, hết thảy thảy hãy đến cùng Ta, này Ta sẽ cho bây đặng nghỉ" (Mt 11,26).

Vậy ớ những kẻ nghèo khó ốm đau, khốn bức buồn rầu, anh em hãy đến cùng Chúa; Người có phép tắc, mà cũng sẵn lòng cho anh em nên giàu có, chữa anh em cho thuyên bệnh, cùng an ủi anh em cho bớt cơn sầu khổ; vì Chúa có ý ấy, nên mới ngự trên bàn thờ.

Lời than thở
Ly Đc Chúa Giêsu là Đng con tríu mến, vì Chúa mun ng trên bàn th, mà nghe li nhng k lâm cnh ut bc chy đến cùng Chúa, xin Chúa hãy lng tai mà nghe tiếng đa ti li này kêu xin. Cao Dương Thiên Chúa đã dâng mình tế l trên cây thánh giá, Chúa đã ly giá Máu Thánh Chúa mà chuc ly con, xin Chúa khng th tha mi tin khiên con, và xin hãy ban ơn giúp sc cho con gi nghĩa cùng Chúa luôn.

Ly Đc Chúa Giêsu, xin hãy ban ơn cho con đng d phn đau đn Chúa đã chu xưa trong vườn Giếtsêmani vì ti li con. Chúa con, phi chi con chng có làm mt lòng Chúa bao gi, thì phước cho con biết là chng nào. Ly Chúa rt đáng mến yêu; phi mà con chết trong vòng ti li, thì con chng còn kính mến Chúa đng na; song Chúa đã ch đi con by lâu đ cho con kính mến Chúa. Ôi, con đi ơn Chúa đã ban cho con ngày gi quý báu y; nên con còn có bui mà yêu mến Chúa, con dc quyết kính mến Chúa hết lòng.

Xin Chúa ban ơn cho con đng lòng kính mến Chúa, mà kính mến cho đến đi quên hết mi s, hu cho con đng đem trí lo mt vic đp lòng Chúa mà thôi. Ôi, ly Đc Chúa Giêsu, trót đi Chúa xưa thế, đã phi hao mòn vì con, mà phn con, du không được trót c đi, thì ít na là bao nhiêu ngày con còn sng thế, con cũng nguyn tiêu hao vì Chúa, min là cho con đng trn nim kính mến Chúa, đng trót nên ca Chúa mà thôi. Con trông by nhiêu sy, vì công nghip Chúa đã chu nn chu chết cho con.

Ly Đc Bà Maria, con cũng trông cy M cu bu cho con, M biết rõ con có lòng mến M, xin M hãy thương ly con cùng.

 

76. Đức Chúa Giêsu chỉ ưng ban phát ơn lành cho hết mọi người, là thể nào ?


Đức Chúa Giêsu ngự trong phép Thánh Thể trên bàn thờ, chực tiếp mọi người, mà ban bố ơn lành cho hết thảy. Như lời thánh Augustinô rằng: Chúa ước ao ban mọi ơn lành cho ta, hơn là ta trông mong cho được. Vì bản thể Chúa nhân từ vô cùng, mà lòng nhân từ, thì tự nhiên rộng rãi, hằng trải lòng thông ơn cho kẻ khác đặng nhờ. Cho nên khi chẳng có ai đến xin ơn Người, thì Người trách móc phàn nàn. Ông thánh Gioan đã thấy ngực Chúa đầy sữa, chỉ lòng nhân từ, lại nịt dây vàng, chỉ lòng thương yêu, hằng ép Chúa ban mọi ơn lành cho ta (x. Apoc 1,13). Hẳn thật Đức Chúa Giêsu hằng sẵn lòng xuống ơn cho ta; song thánh tông đồ dạy ta cho biết, nhất là trong phép Thánh Thể, Chúa ban bố mọi ơn lành cho ta chứa chan hơn nữa. Như lời đấng chân phước Henri Xuxông rằng: Chính ở trong phép Thánh Thể, Chúa sẵn lòng nhậm lời ta cầu xin, hơn ở các nơi khác bội phần.

Ví như mẹ kia vú sữa căng đầy, đi kiếm con cho bú, để sữa bớt cương dễ chịu; cũng một lẽ ấy, Chúa ngự trong phép bí tích yêu dấu, hằng kêu mời ta đến hưởng ơn Người phủ phê mà rằng: "Bây hãy đến mà bú sữa ngọt ngào; như mẹ kia dỗ con thể nào, Ta sẽ an ủi bây cũng thể ấy" (Is 66,12). Xưa đấng đáng kính Bantaxa Anvarê lần kia thấy Đức Chúa Giêsu ngự trong phép Thánh Thể, hai tay đầy những ơn thánh, giờ ra chực ban cho thiên hạ, mà chẳng thấy ai đến lãnh ơn Người.

Ôi, kẻ đến sấp mình xuống trước bàn thờ, mà xin ơn Chúa, thật có phước là ngằn nào. Xưa có một bà bá tước tên là Phêria, khi đã vào dòng bà thánh Clara rồi, lúc có giờ rảnh hằng đến chầu Mình Thánh trước nhà tạm, nên đã gọi người là bạn thân thiết với phép Thánh Thể; mà thật người đã đặng Chúa ban cho nhiêu ơn quý trọng luôn luôn kể chẳng xiết. Sau có kẻ họi người làm gì trước bàn thờ lâu giờ thể ấy, người mới trả lời: "Ôi, phải chi tôi được chầu trước Mình Thánh Chúa cho đến đời đời, thì tôi lấy làm hân hạnh lắm, mà chẳng bao giờ biết chán; ví như người liệt ở trước mặt thầy thuốc, như kẻ khó đứng trước cửa nhà giàu mà kêu van cực khổ, xin nài cám ơn thể nào, thì tôi quỳ trước Mình Thánh Chúa, cũng làm một thức ấy". Ôi, khi chầu Mình Thánh Chúa mà than thở những lời thiết yếu như vậy, thì đặng ích trọng là dường nào.

Có lần kia Đức Chúa Giêsu phàn nàn với bà thánh Margarita Maria a la Côca, về sự thiên hạ tỏ tình bội bạc cùng Người trong phép mầu nhiệm thương yêu; Người liền cho bà thánh ấy xem Trái Tim cực trọng Người rất đáng thờ lạy, có khoanh gai vấn quanh, phun ngọn lửa bởi trong phực lên, chiếu hào quang chói lói, trên có thánh giá, mà chỉ cho bà thánh ấy biết, Trái Tim Người hằng ngự trong phép Thánh Thể vì lòng thương yêu loài người ta, đoạn phán rằng: "Này là Trái Tim đã thương yêu loài người quá hậu, cho nên chẳng tiếc gì cùng nó, đến phải hao mòn vì lòng thương nó; mà loài người vô tình tệ bạc; nhiều người vô phép phạm sự thánh, nhiều kẻ nguội lạnh dể duôi Ta, trong phép bí tích dấu yêu này. Song có điều này làm cho Ta đau đớn hơn nữa, là những kẻ đã dâng mình cho Ta, cũng cư xử với Ta như vậy".

Nay người ta không đi chầu Mình Thánh Chúa, là tại không có lòng kính mến Đức Chúa Giêsu, chỉ thích chuyện trò cùng chúng bạn, giờ nọ qua giờ kia, mà chẳng biết mệt mỏi gì; còn có đi chầu Mình Thánh Chúa, mới được đâu chừng mươi lăm phút, thôi thì đã vươn vai uốn mình, lấy làm oải nuộc rồi. Hoặc có kẻ bẻ lý rằng: sự kính mến là một ơn Chúa ban, tại sao Chúa không cho tôi đặng lòng kính mến Người. Ta xin thưa: Con chẳng dứt tình yêu sự thế, lẽ nào sự kính mến Chúa lọt vào đặng trong lòng con sao? Ôi, nếu khi con xem thấy Mình Thánh Chúa, mà con than thở đặng cách thật tình, như thánh Philipphê Nêry xưa rằng: "Này là Đấng tôi kính mến. Này là Đấng tôi mến yêu" dầu con chầu Mình Thánh Chúa thâm đêm mãn ngày, con cũng không lấy làm bực làm nhàm đâu.

Hễ ai có lòng kính mến Chúa, dầu mà chầu Đức Chúa Giêsu ẩn trong phép Thánh Thể lâu giờ, cũng lấy làm mau như giây phút vậy. Kìa xem thánh Phanxicô Xavie xưa, ngày sáu khắc những mảng lo phần rồi người ta; mà đêm lại có nghỉ phút nào? Chỉ thức để chầu Mình Thánh suốt năm canh. Thánh Gioan Phanxicô Rêgi, là một đấng giảng đạo thời danh, trót ngày chỉ lo làm phước giảng giải, đến đêm cứ đi nhà thờ; rủi đôi khi đụng cửa đóng, phải đứng ngoài, người chẳng quản chi mưa gió, miễn sao cho đặng chầu Chúa mến yêu, dầu xa xa cũng thoả.

Xưa thánh Luy đề Gôngđaga, nhiệt tâm chầu Mình Thánh Chúa hồi lâu quá, đến đỗi các đấng bề trên đoán phải chế lòng sốt sắng người lại cho có chừng độ; tiếp đến lần sau, khi người vào trước bệ bàn thờ, thì bên này thấy Đức Chúa Giêsu níu người ở lại, còn bên kia thấy mình phải vâng lời bề trên, mà lui ra, không lẽ cần cà đặng, nên thánh trẻ tấn thối lưỡng nan, liền than thở rằng: "Lạy Chúa, xin Chúa chớ cầm tôi lại, hãy để cho tôi về; vì tôi phải vâng lời bề trên". Còn phần con, nếu con chẳng đặng lòng sốt mến Chúa như vậy, con hãy lo đi chầu Mình Thánh Chúa hằng ngày, ắt Chúa sẽ làm cho lòng con nên nóng nảy; như lời bà thánh Catarina Xiêna rằng: "Con biết trong mình lạnh, hãy lo đến gần lửa". Ôi, nếu Đức Chúa Giêsu ban ơn cho con đặng cháy lửa kính mến Người, thì con có phước là dường nào. Khi ấy chắc con chẳng còn yêu sự thế gian nữa, một khinh chê mà thôi. Như lời thánh Phanxicô Xelêđiô rằng: "Hễ nhà cháy, thì đồ đạc phải quăng ra ngoài hết".

Lời than thở
Ôi, ly Đc Chúa Giêsu, xin Chúa cho con đng biết Chúa mà yêu mến. Chúa tht đáng mến yêu; Chúa đã hết sc làm cho thiên h kính mến Chúa; mà vì sao không my ai đem lòng kính mến Chúa? Thương ôi, ri trước con cũng đã vào s nhng người phi ân y. Ai làm ơn cho con, hoc cho ca n vt kia, con lin biết ơn tr nghĩa; còn Chúa là Đng đã phút trót mình cho con, thì con li vong ân bc nghĩa, đến đi ghe ln con đã nghe theo ti li, mà làm mt lòng Chúa lm lm. Nhưng vy, con thy Chúa chng b con, li c tìm kiếm con mãi, mà chiêu m lòng con, cùng c nh bao con kính mến Chúa.
Ôi, du con bc nghĩa, mà Chúa cũng còn mun cho con kính Chúa, nên con dc lòng yêu mến Chúa. Bi Chúa ước ao cho con kính mến Chúa, thì nay nh ơn Chúa giúp, con cũng chng mơ ước gì, cho bng ước ao kính mến Chúa. Đng lòng con yêu mến. Chúa là hết mi s con, con kính mến Chúa; cy nh công nghip Máu Thánh Chúa đã đ ra vì con, xin Chúa khng giúp con kính mến Chúa. Ly Chúa cu chuc con rt đáng mến yêu, con hết lòng trông dy Máu Thánh rt châu báu Chúa, cùng li Rt Thánh Đc M cu bu, vì Chúa cũng mun có Đc M giúp li cu nguyn, cho chúng con đng an phn ri.
Ly Đc Bà Maria là M con, xin M cu cùng Đc Chúa Giêsu cho con, M hng đt la kính mến Chúa trong lòng nhng k thành tâm mến M, xin M cũng hãy nhen la mát my, trong lòng con cho đượm, vì con mến yêu M, cũng hết lòng nhit thành như vy.

 

77. Sự vâng theo thánh ý Đức Chúa Trời. Nhân đức ấy cao trọng, là thể nào ?


Muốn lên bậc trọn lành, mà vào cửa phần rỗi, thì cốt phải có lòng kính mến Chúa. Mà muốn kính mến Chúa cho trọn, thì phải vâng theo thánh ý Người mọi đàng; vì theo lời thánh Đêny nói, tình thương có sức làm cho những kẻ yêu nhau, nên một lòng một ý. Vì vậy những việc lành phước đức ta làm, như xưng tội chịu lễ, ăn chay đền tội phải hiệp cùng thánh ý Chúa mới đẹp lòng Người; bằng không, thì chẳng kể là việc nhân đức, một đáng trách đáng phạt mà thôi.

Ấy Ngôi Hai đã bỏ trời xuống thế, nhất là cho đặng làm gương dạy dỗ ta vâng theo thánh ý Chúa. Này ta hãy nghe lời Người thưa cùng Đức Chúa Cha, khi mới ra đời mà rằng: "Lạy Cha, Cha chẳng chịu của lễ người thế gian, nên Cha đã ban xác này cho Con, để Con tế lễ cho Cha; này Con đã sẵn mà vâng theo ý Cha" (Heb 10,5). Cũng có nhiều lần Người đã phán tỏ, Người xuống thế gian, cho đặng làm theo ý Đức Chúa Cha: "Ta đã bỏ trời xuống thế, chẳng phải cho đặng làm theo ý Ta đâu, một làm theo ý Đấng đã sai Ta" (Ga 6,38).

Khi ta thấy Người đã chịu chết cho đặng vâng lệnh Đức Chúa Cha, thì ta liền biết Người có lòng yêu mến Đức Chúa Cha là ngằn nào. Như lời Thánh Kinh rằng: "Lệnh Đức Chúa Cha đã dạy Ta thể nào, Ta vâng theo như vậy, để cho thế gian đặng biết, Ta có lòng yêu mến Đức Chúa Cha lắm" (Ga 14,31). Lại Người đã phán rõ, ai làm theo ý Chúa, Người mới nhận kẻ ấy thuộc về Người mà rằng: "Ai làm theo ý Cha Ta trên trời, kẻ ấy là anh em chị em Ta, cùng là mẹ Ta nữa" (Mt 12,50).

Vì vậy các thánh xưa ở đời, đã chỉ một lòng ước ao làm mọi việc theo thánh ý Chúa mà thôi. Như có lời đấng chân phước Henri Xuxông nói: "Tôi thà làm sâu bọ rất hèn mạt dưới đất, mà vâng theo thánh ý Chúa, chẳng thà làm thiên thần thượng phẩm Xêraphim trên trời, mà theo ý riêng tôi". Còn bà thánh Têrêsa thì rằng: "Chính điều phải lo cho được, trong buổi đọc kinh cầu nguyện, là lo cho ý mình hiệp cùng ý Chúa; mà phải tin thật bậc trọn lành tuyệt đỉnh ở tại đó, hễ ai trổi hơn trong việc ấy, sẽ đặng Chúa ban cho nhiều ơn rất trọng, lại đặng tấn tới trong đàng nhân đức rất mau chóng".

Các thánh ở trên thiên đàng, kính mến Chúa một cách trọn hảo, vì hằng vâng theo ý Chúa luôn. Bởi vậy, chính mình Đức Chúa Giêsu cũng đã dạy ta, phải xin ơn làm theo ý Chúa ở dưới đất, như các thánh ở trên trời mà rằng: "Vâng ý Cha dưới đất bằng trên trời vậy". Vì làm sao vua thánh Đavit được gọi là người theo ý Chúa? Vì người hằng sẵn sàng làm mọi việc Chúa dạy (x. 56,8; 107,2); mà mọi điều vua thánh ấy xin cùng Chúa, là chỉ xin Chúa dạy vẽ người, cho biết việc phải làm theo ý Chúa luôn (x. Ps 142,10). Cho nên Chúa ban khen vua thánh ấy, là người vừa lòng Chúa, sẵn vâng theo ý Chúa mà rằng: "Ta đã gặp đặng Đavit, là con Giêsê, là người vừa lòng Ta, hằng sẵn vâng theo ý Ta mọi đàng" (Act 13,22).

Ôi, làm một việc theo ý Chúa cho trọn, thật có công trọng là dường nào. Vì đã đủ mà nên thánh rồi. Xưa khi thánh Phaolô đang bắt bớ đạo Chúa, thì Đức Chúa Giêsu hiện ra cùng người, mà ban ơn soi sáng cho người trở lại nẻo chính. Lúc ấy thánh Phaolô chỉ nguyện một điều, là phú mình theo thánh ý Chúa mà rằng: "Lạy Chúa, Chúa muốn cho tôi làm gì?" Nhân vì lẽ ấy Đức Chúa Giêsu đã khen thánh Phaolô trước mặt Anania rằng: "Người ấy là binh Ta đã chọn, mà đem thánh danh Ta, cho mọi dân ngoại đạo" (Act 9,6-15).

Khi người ta làm việc lành vì Chúa, như ăn chay, hãm mình, bố thí, ấy là dâng cho Chúa có một phần mà thôi; song khi người ta dâng ý mình cho Chúa, thật dâng cho Chúa hết mọi sự. Ấy là điều Chúa muốn, vì Chúa chỉ ưng lòng ta, nghĩa là ý ta chúc; như lời Thánh Kinh rằng: "Ớ con, con hãy dâng lòng con cho Cha" (Prov 23,26). Tắt một lời, mọi điều ta ước ao, những việc lành ta làm, những buổi ta nguyện gẫm, những lần ta chịu lễ, cùng các việc khác như vậy, đều phải chỉ về một sự vâng theo thánh ý Chúa cho trọn. Những khi ta cầu nguyện, ta phải chủ một ý xin Chúa ban ơn cho ta đặng làm theo ý Chúa mọi đàng. Ta cũng phải kêu xin các thánh bổn mạng ta, nhất là kêu xin Rất Thánh Đức Bà Maria nhờ lời Người chuyển cầu cùng Chúa, ban ơn giúp sức cho ta đặng làm mọi việc, và một cách riêng hơn đặng vui lòng chịu mọi nỗi khốn khó theo thánh ý Đức Chúa Trời. Như lời đấng đáng kính Gioan Avila xưa quen nói rằng: "Một tiếng ngợi khen Chúa trong buổi nghịch ý, thì hơn ngàn lời cám tạ Chúa trong lúc thuận cảnh".

Lời than thở
Ôi, lạy Chúa xưa rày con hằng phải lâm điều rủi ro, là tại con chẳng chịu thuận theo ý Chúa. Lạy Chúa con, nay con giận ghét cùng nộp rủa những năm tháng ngày giờ, con đã theo ý riêng con, mà chống trả thánh ý Chúa. Lạy Chúa! Bây giờ con xin dâng trót ý riêng con cho Chúa, chẳng dám để dành chút nào; xin Chúa nhậm lấy, mà buộc nó vào sự kính mến Chúa cho chặt, để nó chẳng còn sấp cật trở lưng cùng Chúa nữa.

Ớ Đấng nhân từ vô cùng, con kính mến Chúa, bởi lòng con mến Chúa, con xin dâng trót mình con cho Chúa. Xin Chúa sửa sang mình con, cùng mọi sự thuộc về con theo ý Chúa. Con xin vâng theo ý Chúa mọi đàng. Xin Chúa hãy giữ con cho khỏi sự khốn nạn còn làm nghịch cùng ý Chúa nữa, một xin Chúa định liệu cho con mặc thánh ý Chúa mà thôi. Lạy Đức Chúa Cha hằng có đời đời, vì lòng Chúa mến yêu Đức Chúa Giêsu, xin hãy nhậm lời con. Lạy Đức Chúa Giêsu, cậy vì công nghiệp Chúa chịu nạn, xin hãy nghe lời con cùng.

Lạy Rất Thánh Đồng Trinh Maria, xin Mẹ nguyện giúp cho con đặng ơn vâng theo thánh ý Chúa, là điều làm cho con đặng rỗi, con chẳng còn dám xin Mẹ điều gì nữa.
 
 
[1] Lời Cam Kết mà xin ơn chết lành có sau sách này.
[2] Đừng đọc ba tiếng: Lời than thở, một phải đọc liền: Lạy Chúa...
[3] Ta phải biết:những phương phải dùng cho đặng ơn thánh bền đỗ, mà ông thánh Anphongsô đã dặn dò kỹ cang đó, thì cũng là một Bổn luật rất tốt dạy cách ăn ở thường ngày; bổn ấy chính tay thánh nhân đã đặt ra cho ai nấy giữ, mà lo phần rỗi linh hồn mình cho chắc chắn (xem bài: Phải sửa sang lương tâm cho chính đính, và hằng ngày phải lo ăn ở cho có kỷ luật, là thể nào).

Tác giả: Thánh Alphongsô Ligori

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây